Chương 2: PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY
2.3. Phương pháp sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học môn Địa lí lớp 5 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh
2.3.2. Sử dụng Bản đồ tư duy trong ôn tập, hệ thống hóa kiến thức
Sau mỗi chương, mỗi phần giáo viên cần tổng kết, ôn tập, hệ thống hóa lại kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên, việc làm này không được các giáo viên chú ý nhiều và cách thông thường nhất là cho học sinh nhắc lại một số các vấn đề đã học ở trong từng chương hoặc từng phần. Với cách ôn tập như vậy sẽ không để lại một dấu ấn đáng nhớ, cũng không khái quát được tổng thể các vấn đề, mà chỉ giúp học sinh nhớ lại những điều đã học, thiếu tính khái quát và lôgic.
Với thế mạnh của Bản đồ tư duy là kiến thức được hệ thống hóa dưới dạng sơ đồ, làm nổi bật các kiến thức chính phụ, các kiến thức được biểu diễn theo các mạch lôgic theo các mối quan hệ tương quan hay nhân quả, nhìn vào đó sẽ giúp học sinh nhìn thấu bức tranh tổng thể, học sinh dễ nhớ, nhớ lâu, nhớ sâu, để lại dấu ấn đậm nét trong bộ não, như vậy hiệu quả của tổng kết ôn tập sẽ cao hơn.
Có nhiều cách sử dụng Bản đồ tư duy trong ôn tập và hệ thống hóa kiến thức:
a. Cách thứ nhất: GV đưa ra BĐTD mở, HS tự hoàn thành các nhánh tiếp theo
Giáo viên lập một Bản đồ tư duy mở, nghĩa là không vẽ đầy đủ, chỉ vẽ chủ đề và một vài nhánh chính, sau đó nêu câu hỏi để học sinh lần lượt bổ sung các nhánh trên Bản đồ tư duy. Cuối cùng sẽ được một Bản đồ tư duy hoàn chỉnh, phù hợp.
Với cách này sẽ lôi cuốn được sự tham gia của học sinh. Học sinh suy nghĩ, trao đổi, tranh luận nhiều hơn, giờ ôn tập sẽ không đơn điệu, tẻ nhạt, hiệu quả ôn tập sẽ cao hơn.
Ví dụ: Ôn tập (Bài 7: Ôn tập Địa lí Việt Nam) - Mục tiêu bài học:
Bài này được tiến hành sau khi đã học xong 3 chương, với mục tiêu:
Về kiến thức:
+ Xác định và mô tả được vị trí địa lí nước ta trên bản đồ.
+ Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn của nước ta trên bản đồ.
Về kĩ năng:
+ Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản.
+ Phát triển năng lực tự học Về thái độ:
+ HS yêu thích, hào hứng với bài học.
Đây là một bài khó, không chỉ là ôn tập lại những gì đã học, mà thông qua những gì đã học, chọn lọc những vấn đề cơ bản nhất đồng thời phát triển năng lực của học sinh. Ở nội dung bài tập 2, học sinh sử dụng Bản đồ để hệ thống lại kiến thức:
- Cách tiến hành:
+ Giáo viên nêu chủ đề và đưa ra một Bản đồ tư duy mở, không vẽ hoàn chỉnh, chỉ vẽ một nhánh gợi ý.
Hình 2.9: Bản đồ tư duy mở về so sánh tự nhiên 3 miền + Sau đó nêu câu hỏi gợi ý để học sinh suy nghĩ, trao đổi:
Tìm nhưng đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên trong các nhánh của Bản đồ tư duy:
+ Cho học sinh suy nghĩ, có thể trao đổi thảo luận từng câu hỏi + Gọi học sinh lên chia sẻ
+ Kết thúc sẽ được một Bản đồ tư duy hoàn chỉnh
+ Giáo viên để học sinh đối chiếu với Bản đồ tư duy mà giáo viên thành lập, góp ý, nhận xét và tự lựa chọn Bản đồ phù hợp với bản thân.
b. Cách thứ 2: Học sinh thảo luận nhóm và tự thành lập Bản đồ tư duy - Cách tiến hành:
+ Giáo viên nêu mục tiêu của bài, gợi ý bằng câu hỏi như trên.
+ Chia nhóm, quy định thời gian để học sinh thảo luận và thành lập Bản đồ tư duy.
+ Khi các nhóm hoàn thành: cho từng nhóm lên báo cáo, các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
+ Sau đó giáo viên nhận xét, đánh giá phần trình bày và Bản đồ tư duy của từng nhóm.
+ Cuối cùng giáo viên đưa ra Bản đồ tư duy hoàn chỉnh của mình xây dựng để học sinh có thể đối chiếu, tham khảo.
c. Cách thứ 3: HS sử dụng BĐTD để tổng hợp kiến thức đã học
Sau khi học xong 6 bài, giáo viên giao bài tập cho học sinh Ôn tập (Bài 7) - Cách tiến hành:
+ Giáo viên nêu mục tiêu của bài, gợi ý bằng câu hỏi như trên + Cho cho sinh chuẩn bị bài ở nhà.
+ Giờ ôn tập, giáo viên thu bài, lựa chọn một số Bản đồ tư duy tốt, mời người thành lập lên trình bày, các thành viên trong lớp nhận xét.
+ Sau đó giáo viên nhận xét, bổ sung, đánh giá
+ Cuối cùng giáo viên cũng đưa ra Bản đồ tư duy hoàn chỉnh của mình thành lập để học sinh có thể đối chiếu, tham khảo.
2.3.3. Sử dụng Bản đồ tư duy trong việc tổ chức cho học sinh tự học ở nhà a. Ý nghĩa
Học sinh tự học ở nhà, có nghĩa là học độc lập. Học độc lập không có nghĩa là không có sự hướng dẫn của giáo viên, đó chính là phương pháp giáo viên hướng dẫn học sinh một vấn đề nào đó, mà vấn đề này giáo viên không dạy trên lớp nhưng vẫn đánh giá nhận thức của học sinh.
Trong chương trình tiểu học hiện nay, việc không chỉ gói gọn trong các tiết học mà hướng đến việc giúp cho học sinh biết cách tự học. Nó giúp học sinh phát triển những kĩ năng tự học và tạo điều kiện để hoc sinh học với tốc độ của mình, bằng phong cách của mình phù hợp với sở thích và năng lực bản thân. Nó khuyến khích học sinh học chiều sâu hơn chiều rộng, đặc biệt tạo cho học sinh sự tự tin, phát triển năng lực tực học.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, học sinh lớp 5 có rất nhiều cơ hội tiếp cận với internet, máy vi tính. Điều này mở ra cơ hội tự học rất lớn cho học sinh lớp 5. Vì vậy, hướng dẫn học sinh tự học thông qua Bản đồ tư duy là một việc làm rất cần thiết.
b. Xây dựng các bài tập và bài tập thực hành
Trong Địa lí lớp 5 có nhiều dạng bài tập, bài học có thể cho HS về nhà tự học như chuẩn bị bài mới; học bài cũ; điều tra, thống kê thực trạng ở địa phương.
Cách tiến hành:
Để học sinh có thể tự học được thì giáo viên cần phải có sự chuẩn bị và hướng dẫn chu đáo, gồm các công việc quan trọng như:
- Xác định các phần trong Sách giáo khoa cho tự học và thiết kế các nhiệm vụ tự học. Nhiệm vụ trong tự học có thể có hướng dẫn chi tiết, đưa ra một loạt nhiệm vụ, có kế hoạch, có giao tài liệu đọc với số trang đã được lựa chọn. Có thể là nhiệm vụ không có hướng dẫn, giáo viên chỉ cần cung cấp nguồn tài liệu, nêu ra một số vấn đề định hướng.
- Chỉ cho học sinh nguồn tư liệu, họ cần xem xét những loại như: kho chứa các tư liệu (sách, báo, tạp chí, đề tài khoa học, khóa luận tốt nghiệp…), thư viện, cung cấp các băng video, đĩa CD – ROM, các gói tin trên máy tính,... Hoặc giáo viên có thể chỉ liệt kê những đầu sách mà học sinh có thể đọc để phục vụ tự học ở nhà.
- Hướng dẫn học sinh cách ghi chép trong tự học ở nhà: Ghi những gì đã học được, ghi như thế nào cho khoa học và sáng tạo. Cách ghi chép xúc tích, ngắn gọn nhất là Bản đồ tư duy. Cách thể hiện nội dung đã học được phù hợp nhất cũng là Bản đồ tư duy. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh thành lập Bản đồ tư duy.
- Kết quả của việc tự học được học sinh ghi chép lại thành những bài tập lớn, hoặc những chủ đề dưới dạng những Bản đồ tư duy nộp cho giáo viên. Kết quả này
trước hết phải được học sinh tự đánh giá xem họ đã tiến hành như thế nào, những nội dung nào họ đã giải quyết thấu đáo, còn những nội dung nào họ băn khoăn cần trao đổi với giáo viên. Sau đó giáo viên đánh giá.
Trong môn Địa lí lớp 5 có nhiều vấn đề giáo viên có thể giao cho học sinh tự học. Bên cạnh đó, để học tốt môn học này, học sinh cần nắm kiến thức đã học vì vậy việc ôn tập kiến thức bài cũ rất cần thiết.
c. Sử dụng bản đồ tư duy để học bài cũ ở nhà
Một trong những điểm nổi bậc của việc hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ tư duy trong học tập môn Địa lí lớp 5 là hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ tư duy để ôn bài cũ ở nhà.
GV cần hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ tư duy để tóm tắt nội dung một bài học, chương dưới dạng tóm tắt nhất. Khi đã biết cách sử dụng bản đồ tư duy, học sinh có thể vận dụng nó trong việc tự ôn bài cũ rất hiệu quả.
d. Ví dụ minh họa
Ôn lại các bài đã học về đặc điểm địa hình, khí hậu, các hệ thống sông, các kiểu đất, kiểu rừng ở Việt Nam để chuẩn bị cho tiết ôn tập (bài 7).
- Giáo viên giao bài tập: Hãy nêu những đặc điểm chính của đặc điểm địa hình, khí hậu, các hệ thống sông, các kiểu đất, kiểu rừng ở Việt Nam.
- Giáo viên hướng dẫn:
+ Tài liệu: Sách giáo khoa Đại lí lớp 5.
+ Cách ghi chép: Những kiến thức cơ bản và biểu hiện bằng Bản đồ tư duy.
Lưu ý Bản đồ tư duy có nhiều cách biểu hiện, tùy thuộc vào tư duy và sự sáng tạo của từng học sinh, không có mẫu nhất định.
- Giáo viên gia hạn làm bài tập trong 1 tuần. Giáo viên theo dõi quá trình tự học và kiểm tra kết quả thực hiện của học sinh khi đến hạn nộp bài, khuyến khích việc tự học và khuyến khích hoàn thành bài đúng thời hạn.