2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng nhân nuôi ĐVHD về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường.
- Đề xuất được một số giải pháp, cơ chế quản lý mang tính hiệu quả, thiết thực đối với các cơ quan chức năng, trên cơ sở đảm bảo việc chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành, tạo điều kiện phát triển nhân nuôi ĐVHD.
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu với đối tượng là các loài ĐVHD hiện đang được nuôi sinh trưởng, sinh sản và có đăng ký Giấy chứng nhận trại nuôi với cơ quan Kiểm lâm; Công tác quản lý trại nuôi ĐVHD của các cơ quan chức năng.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn các xã, phường nơi có trại nuôi ĐVHD thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
* Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu được triển khai thực hiện từ tháng 11/2019 đến tháng 5 năm 2020. Một số nội dung, thông tin được thu thập trong giai đoạn các năm từ 2015 đến 2020.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, đánh giá hiện trạng các trại nuôi, các loài ĐVHD đang được nuôi sinh trưởng, sinh sản trên địa bàn thành phố; các nhân tố ảnh hưởng.
- Đánh giá thực trạng, hiệu quả công tác quản lý trại nuôi ĐVHD của các cơ quan chức năng trong bối cảnh hiện tại; thực trạng quy trình quản lý.
- Đánh giá khó khăn, thuận lợi, cơ hội, thách thức của ĐVHD nhân nuôi trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý các loại ĐVHD nhân nuôi trên địa bàn.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Để bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên động vật hoang dã của tỉnh Điện Biên nói chung và thành phố Điện Biên Phủ nói riêng, song song với vấn đề bảo vệ và phục hồi vốn rừng, việc làm cấp bách hiện nay là tạo điều kiện đẩy mạnh việc nhân nuôi có kiểm soát các loài động vật hoang dã quý hiếm, các loài có giá trị kinh tế cao, các loài thế mạnh của địa phương, đồng thời tăng cường quản lý hoạt động kinh tế này. Bằng cách xây dựng một mạng lưới các cơ sở chăn nuôi với nhiều hình thức, đảm bảo cung cấp đủ nguồn giống về số lượng và chất lượng; từ đó đáp ứng nhu cầu của thị trường về các sản phẩm từ động vật rừng và giảm áp lực săn bắt/ khai thác từ tự nhiên. Để tìm hiểu hiện trạng nhân nuôi các loài ĐVHD của các hộ gia đình ở thành phố Điện Biên Phủ, đề tài sử dụng các phương pháp sau:
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Tiến hành thu thập các tài liệu về điều tra, đánh giá hiện trạng ĐVHD;
các báo cáo của các cơ quan quản lý, của chính quyền địa phương về quản lý hoạt động nhân nuôi ĐVHD.
Kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài như các báo cáo tại Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm thành phố, UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố nhằm thống kê số hộ nuôi, loài động vật nuôi, số lượng cá thể, hiệu quả kinh tế...
Ngoài ra, các tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu vực cũng được thu thập phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài.
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn
Đề tài đã tiến hành phỏng vấn 40 người để thu thập các thông tin liên quan, các đối tượng phỏng vấn bao gồm cán bộ quản lý, chủ các cơ sở nhân nuôi, cán bộ, người dân tại các cơ sở nhân nuôi. Các đối tượng phỏng vấn được phỏng vấn trực tiếp dựa trên bộ câu hỏi phỏng vấn.
- Thông qua phỏng vấn các chủ trại nuôi, người dân xung quanh khu vực nhân nuôi (15 người), để thu thập các thông tin như:
+ Số lượng trại nuôi hiện có trên địa bàn.
+ Số lượng cá thể ĐVHD hiện có tại các trại nuôi.
+ Chủng loại loài ĐVHD được nhân nuôi, xác định cơ cấu thành phần loài.
Bên cạnh công tác phỏng vấn, kết hợp tiến hành kiểm tra, khảo sát thực tế trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, thông qua đó đánh giá được năng lực của trại nuôi, năng lực thực thi pháp luật và quy trình quản lý của một số cơ quan quản lý;
- Thông qua phỏng vấn các cơ quan quản lý có liên quan (25 người, gồm đại diện: Hạt Kiểm lâm thành phố, Kiểm lâm địa bàn, Công an thành phố, phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND xã, phường, trưởng bản để thu thập thông tin như:
+ Hiện trạng công tác quản lý;
+ Những tồn tại, bất cập, lỗ hổng trong công tác quản lý;
+ Những giải pháp nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế;
+ Đề xuất, kiến nghị (nếu có) nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý các trại nuôi ĐVHD trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ.
2.4.3. Phương pháp quan sát trực tiếp
Đề tài đã tiến hành khảo sát 13 cơ sở nhân nuôi động vật hoang dã để thu thập các thông tin liên quan đến các nội dung nghiên cứu như: cách cho ăn, phòng trị bệnh, kích thước chuồng trại, những bất cập trong cơ chế quản lý và so sánh thực tế với quá trình phỏng vấn.
2.4.4. Công cụ SWOT
- Mục đích: nhằm phân tích đánh giá hoạt động nhân nuôi và quản lý hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.
- Phân tích SWOT:
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) Cơ hội (O) Thách thức (T)
- Vạch ra các chiến lược:
Chiến lược phát huy điểm mạnh để giành lấy cơ hội (S/0) Chiến lược phát huy thế mạnh để vượt qua thử thách (S/T) Chiến lược không để điểm yếu làm mất cơ hội (W/O) Chiến lược không để thử thách làm lộ điểm yếu (T/W) - Tích hợp các chiến lược, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
Cách thức:
Căn cứ vào các số liệu về hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, các chính sách và chiến lược phát triển của thành phố, của tỉnh và các kết quả điều tra phỏng vấn bảng câu hỏi và phân tích tổng hợp để làm cơ sở của SWOT.
Chương 3