CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hiện trạng động vật hoang dã nhân nuôi trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ
4.1.8. Thực trạng công tác quản lý hoạt động nhân nuôi và buôn bán động vật hoang dã tại thành phố Điện Biên Phủ
4.1.8.1. Thực trạng công tác quản lý ĐVHDnhân nuôinhân nuôi
Tất cả các cơ sở, trại nuôi trên địa bàn thành phố đều được lập hồ sơ quản lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động nhập - xuất, theo dõi biến động ĐVHD và sản phẩm ĐVHD đều được Hạt Kiểm lâm thành phố Điện Biên Phủ, Kiểm lâm địa bàn quản lý chặt chẽ từ khâu kiểm tra, giám sát, xác định nguồn gốc, chủng loại, số lượng loài đưa vào nhân nuôi, đến khâu xác nhận trong lưu thông, xuất khẩu theo đúng quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước và buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; và Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về truy xuất nguồn gốc lâm sản.
Theo định kỳ hoặc đột xuất, chính quyền địa phương, Kiểm lâm địa bàn tổ chức theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, đồng thời tuyên truyền các chủ trại nuôi, cơ
sở nuôi chấp hành quy định pháp luật về quản lý, bảo tồn, phát triển ĐVHD theo quy định.
Lực lượng Kiểm lâm thường xuyên phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra tại các trại nuôi/cơ sở nhân nuôi, các nhà hàng, khách sạn có kinh doanh ĐVHD, sản phẩm ĐVHD; kiểm soát tại các tuyến đường có dấu hiệu buôn bán, vận chuyển, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ ĐVHD; công tác quản lý được thực hiện tốt cũng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã phát triển,ngăn chặn có hiệu quả việc nhân nuôi, buôn bán trái phép động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh.
Kết quả điều tratrên địa bàn cho thấy, hiện còn một số tồn tại, bất cập làm ảnh hưởng đến công tác quản lý tại thành phố Điện Biên Phủ, như:
- Nuôi sinh sản, sinh trưởng ĐVHD còn mang tính tự phát, manh mún, chạy theo thị trường, chưa có quy hoạch hoặc định hướng quy hoạch vùng nhân nuôi đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý, phát triển sản phẩm sau nhân nuôi.
- Nghiệp vụ phân loại ĐVHD nhân nuôi với ĐVHD từ tự nhiên, hoặc việc phân loại ĐVHD thông qua nhận biết của lực lượng Kiểm lâm còn hạn chế.
- Một số loài ĐVHD hiện đang được nhân nuôi phổ biến (Họa mi, Sáo, Cu gáy, Le le,…) chưa được quản lý do không có tên trong danh mục quy định tại Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ;
Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24/02/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
- Quy chuẩn kỹ thuật nhân nuôi các loài ĐVHD hầu như chưa được xây dựng và ban hành nên khó khăn trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát.
Hình 4.4. Cơ sở nuôi Rắn hổ mang một mắt kính (Naja kaouthia) tại phường Noong Bua
4.1.8.2. Công tác quản lý hoạt động buôn bán ĐVHD
Để công tác quản lý, bảo tồn, phát triển tài nguyên động vật rừng thực sự có hiệu quả, ngoài việc phát triển các mô hình nhân nuôi ĐVHD theo quy
định của pháp luật thì công tác quản lý hoạt động buôn bán, vận chuyển, kinh doanh ĐVHD cần được quan tâm một cách triệt để. Thành phố Điện Biên Phủ là địa phương có vị trí địa lý gần với đường biên giới với nước bạn Lào và Trung Quốc, còn là nơi trung chuyển động vật hoang dã đi các tỉnh miền xuôi nơi có nhu cầu sử dụng động vật hoang dã cao, do đó có thời kỳ là điểm nóngtrong hoạt động buôn bán, vận chuyển, kinh doanh trái phép ĐVHD.
Kiểm lâm cũng như các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương đã quan tâm, chỉ đạo và tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu, kiểm soát được hoạt động trái phép này.
Bảng 4.4. Tổng hợp tình hình vi phạm về buôn bán, vận chuyển trái phép ĐVHD từ năm 2017 - 2019 trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ
Năm Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số vụ vi phạm 01 0 0
Trọng lượng (Kg) 30 0 0
Số cá thể 0 0 0
Số vụ xử lý hành chính 01 0 0
Số vụ xử lý hình sự 0 0 0
Số bị can 0 0 0
Kinh phí thu nộp ngân sách (đ) 7.500.000 0 0
Qua bảng 4.4 cho thấy tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép ĐVHD trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ đã có dấu hiệu giảm về số vụ trong năm 2018 và 2019. Điều đó cho thấy những quyết tâm, nỗ lực, cố gắng của các lực lượng chức năng trong việc ngăn chặn hoạt động buôn bán trái phép ĐVHD trên địa bàn thành phố , đặc biệt là lực lượng Kiểm lâm và Công an. Kết quả này càng được đánh giá cao khi mà các hình thức buôn bán trái phép ĐVHD ngày càng trở
nên tinh vi, chuyên nghiệp, phương tiện hoạt động ngày càng hiện đại, các đối tượng thường manh động, liều lĩnh.
Để có thể ngăn chặn được hoạt động trái phép này, các lực lượng chức năng cần có sự phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa, tăng cường trao đổi thông tin, tình hình địa bàn; bên cạnh đó, cần có sự đầu tư thỏa đáng để hiện đại hóa phương tiện, thiết bị, công cụ để phục vụ hoạt động kiểm tra, kiểm soát; song song với đó là việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với lĩnh vực có liên quan, các quy định hiện hành; đồng thời rà soát các đối tượng, hành vi vi phạm, các khu vực thường xảy ra vi phạm để có các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời.