CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.7. Đề xuất một số định hướng,giải pháp quản lý và phát triển hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ
4.7.2. Một số giải pháp phát triển động vật hoang dã nhân nuôi
Trên cơ sở phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu về tình hình nhân nuôi động vật hoang dã cũng như các điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội, thực trạng quản lý của các cơ quan quản lý thành phố Điện Biên Phủ, tôi xin đưa ra một số các đề xuất nhằm phát triển hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, cụ thể như sau:
4.7.2.1. Đối với các cơ quan quản lý
Đổi mới công tác quản lý, thực hiện các giải pháp tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý cơ sở nhân nuôi ĐVHD; xây dựng được một hệ thống dữ liệu (đặc biệt tại cơ quan Kiểm lâm) để theo dõi hiện trạng, biến động ĐVHD đến từng hộ nhân nuôi. Chỉ đạo các đơn vị cơ sở (đơn vị trực tiếp quản lý) thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ các chủ nuôi chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về nhân nuôi động vật hoang dã. Trong quá trình thực hiện tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nhân nuôi ĐVHD thực hiện nghiêm các quy định về điều kiện chuồng trại, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh... đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi.
Tăng cường chỉ đạo các ngành chức năng, các đoàn thể phối hợp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, phổ biến những quy định có liên quan để các tầng lớp nhân dân, chủ trại nuôi nâng cao nhận thức, ý thức. Việc tuyên truyền cần thực hiện thường xuyên, bằng nhiều hình thức và cập nhật kịp thời những quy định mới của pháp luật hiện hành.
Các lực lượng chức năng như Kiểm lâm, Cảnh sát môi trường … cần tăng cường, thường xuyên tuần tra, kiểm soát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động nhân nuôi và buôn bán trái phép trên địa bàn thành phố. Công tác này cần được thực hiện một cách quyết liệt, triệt để trên cơ sở các quy định của pháp luật.
Cần xác định và quy hoạch những loài nuôi phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở nguồn đầu ra ổn định. Những đối tượng hiện nay có thể đưa vào nhân nuôi quy mô lớn là các loài Rắn, đặc biệt Rắn hổ mang một mắt kính, Cầy, Nai, Hươu sao, các loài thuộc lớp Chim. Hạn chế hoặc khuyến khích loại bỏ những loài nuôi không phù hợp, hiệu quả kinh tế thấp như Nhím. Bên cạnh đó cũng cần có những quy hoạch cụ thể cho các địa phương, tạo điều kiện cho các địa phương miền núi tiếp cận và mở rộng các mô hình nhân nuôi, sử dụng tối đa lợi thế về điều kiện đất đai, nguồn nhân lực.
Cơ quan Kiểm lâm thường xuyên rà soát, cập nhật các quy định của pháp luật, xem xét, vận dụng để giảm thiểu thủ tục, hồ sơ, trình tự cấp Giấy chứng nhận trại nuôi nhằm giúp chủ trại nuôi giảm được chi phí trong việc thực hiện các thủ tục theo quy định, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế mang lại từ trại nuôi.
Các cơ quan chức năng cần tích cực đồng hành cùng chủ trại nuôi để tháo gỡ, tìm hướng giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ, đầu ra cho sản phẩm;
có định hướng rõ ràng đối với trại nuôi. Nếu giải quyết được bài toán về thị trường tiêu thụ, hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã chắc chắn sẽ được phát triển mạnh hơn rất nhiều so với hiện tại.
Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật giúp người nhân nuôi tích lũy, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm nuôi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực của điều kiện môi trường, dịch bệnh…Ngoài ra cũng cần nghiên cứu, biên tập, xuất bản các tài liệu hướng dẫn nhân nuôi các loài động vật hiện có nhằm giúp người nhân nuôi chủ động trong việc học tập, góp phần nâng cao hiệu quả nhân nuôi. Cán bộ quản lý cơ sở cần sâu sát, nắm bắt tình hình địa bàn để kịp thời giải quyết những tồn tại, vướng mắc mắc của người dân trong quá trình nhân nuôi ĐVHD.
Tham mưu ban hành các chính sách hỗ trợ kinh phí cho chủ trại nuôi, để ĐVHD có được chính sách hỗ trợ như đối với các loài vật nuôi khác; tạo thế cạnh tranh cân bằng trong thị trường; giúp phát triển hoạt động nhân nuôi ĐVHD, góp phần bảo tồn, gìn giữ nguồn gen của các loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ.
4.7.2.2. Đối với các cơ sở nhân nuôi
Chấp hành tốt các quy định của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã như các quy định về đăng ký, cấp phép, cập nhật thông tin trại nuôi, đăng ký xuất bán sản phẩm, … cũng như các quy định về bảo vệ môi trường, các điều kiện an toàn cho cộng đồng, an toàn dịch bệnh.
Lựa chọn các loài vật nuôi phù hợp với điều kiện của cơ sở, điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực của địa phương, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật nhân nuôi. Đẩy mạnh, mở rộng quy mô hoạt động nhân nuôi trên cơ sở xây dựng được quy trình phù hợp, có nhiều kinh nghiệm nhân nuôi và tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về kỹ thuật nhân nuôi, chăm sóc các loài động vật hoang dã. Ngoài ra cũng cần nâng cao kiến thức nhân nuôi thông qua việc chủ động học hỏi, nghiên cứu tài liệu và tham quan các mô hình nhân nuôi khác. Bên cạnh những kiến thức được tiếp thu, chủ
động nghiên cứu, vận dụng phù hợp với trại nuôi, loài nuôi của gia đình, tiết kiệm chi phí cho hoạt động này.
Các cơ sở nuôi quy mô lớn cần có các cán bộ thú ý chuyên trách nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác phòng và trị bệnh, hạn chế các rủi ro do dịch bệnh mang lại. Các cơ sở nuôi gây nhỏ, quy mô hộ gia đình cần đăng ký tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo cán bộ thú y ngắn hạn để có thêm kiến thức, chủ động trong công tác phòng và trị bệnh, góp phần nâng cao hiệu quả nhân nuôi.
Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước và các cơ quan chức năng, các hộ gia đình và các cơ sở nhân nuôi cũng cần chủ động tìm thị trường và mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm. Đây là điều kiện hàng đầu quyết định đến hiệu quả kinh tế trong nhân nuôi động vật hoang dã.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Thành phố Điện Biên Phủ là địa phương có hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã tương đối đa dạng về thành phần loài. Hiện nay có tổng số 6 loài động vật hoang dã đang được nhân nuôi tại 13 cơ sở nhân nuôi với 511 cá thể. Trong đó, những loài có số lượng cá thể nhiều nhất là Rắn hổ mang một mắt kính, Nhím. Số hộ nhân nuôi phân bố rải rác, phân bố không đồng đều giữa các xã, phường. Trong tỉnh Điện Biên hoạt động nhân nuôi ĐVHD tập trung nhiều nhất tại thành phố Điện Biên Phủ. Các địa phương khác hoạt động nhân nuôi không đáng kể, một số ít địa phương không có cơ sở nhân nuôi động vật hoang dã.
1.2. Công tác quản lý các hoạt động nhân nuôi và buôn bán động vật hoang dã trên địa bàn thành phố được tiến hành thường xuyên để nắm bắt chính xác tình hình trại nuôi, nhằm giải quyết kịp thời những tồn tại, hạn chế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã phát triển;
đồng thời ngăn chặn có hiệu quả việc nhân nuôi trái phép, lợi dụng hoạt động nhập xuất để đưa ĐVHD không có nguồn gốc hợp pháp vào đàn nuôi, ngăn chặn kịp thời tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã trên địa bàn thành phố.
1.3. Kỹ thuật nhân nuôi của một số cơ sở và đối với một số đối tượng nuôi còn hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả nhân nuôi. Hầu hết các cơ sở nhân nuôi đều có nhu cầu trong việc nâng cao kiến thức, kỹ thuật trong nhân nuôi một cách hoàn chỉnh và bài bản thông qua hai hình thức chính: Tổ chức tập huấn và hỗ trợ tài liệu kỹ thuật nhân nuôi.
1.4. Bốn yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bản thành phố Điện Biên Phủ được xác định là vốn đầu tư, thị trường tiêu thụ, kỹ thuật nhân nuôi và dịch bệnh. Trong đó những yếu tố gây khó
khăn nhất đến việc phát triển và mở rộng mô hình nhân nuôi là thị trường tiêu thụ, tiếp đến là vốn đầu tư.
1.5. Các mô hình nuôi Rắn hổ mang một mắt kính, Hươu sao cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong đó, mô hình nuôi Rắn hổ mang một mắt kính cho thu nhập trung bình 42,5 triệu đồng/hộ; tiếp theo là mô hình nuôi Hươu sao (22 triệu đồng/hộ). Mô hình nuôi Nhím cho hiệu quả kinh tế thấp, khuyến khích không tiếp tục phát triển nhân nuôi.
1.6. Đề xuất được 2 nhóm giải pháp chính, giải pháp đối với các cơ quan quản lý và giải pháp đối với các cơ sở nhân nuôi nhằm thúc đẩy và phát triển hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn thành phố.
2. Kiến nghị
2.1. Các cơ quan quản lý và các cơ quan chức năng cần tiếp tục quan tâm đến hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bản thành phố Điện Biên Phủ nhằm phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, đặc điểm vùng miền và nguồn nhân lực. Cần có những nghiên cứu tiếp theo nhằm xây dựng quy hoạch nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn thành phố một cách đồng bộ, mang tính dài hạn. Nghiên cứu thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, từ đó có định hướng về sản phẩm đầu ra cho hoạt động nhân nuôi; đồng thời kết nối với các thị trường để giúp trại nuôi đảm bảo được nguồn tiêu thụ sản phẩm.
2.2. Xây dựng các chính sách để các trại nuôi, cơ sở nhân nuôi ĐVHD được hỗ trợ về kinh phí, kỹ thuật như đối với các loài gia súc, gia cầm khác, nhằm thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng, phát triển hoạt động nhân nuôi.
2.3. Rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đối chiếu với các quy định hiện hành để đơn giản hóa thủ tục hành chính trong khâu cấp mã số trại nuôi./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài viết "Vì sao cần bảo vệ động vật hoang dã" của báo thiennhien.net.
2. Bài viết "Bảo vệ động vật hoang dã - Vấn đề của toàn xã hội" của báo vietnamforestry.gov.vn.
3. Bài viết "Nhân nuôi động vật" - Bách khoa toàn thư.
4. Bộ Luật Hình Sự (2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)
5. Lê Thị Biên, Võ Văn Sự, Phạm Sỹ Tiệp (2000), Kỹ thuật chăn nuôi một số động vật quý hiếm
6. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2006), Đề án Bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006-2020.
7. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam (2009), Một số quy định về thực thi CITES tại Việt Nam, Cục Kiểm lâm, Hà Nội;
8. Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (1975) công trình nghiên cứu “Động vật kinh tế - tỉnh Hòa Bình”,
9. Đặng Huy Huỳnh (1986). Nghiên cứu sinh học và sinh thái các loài thú Móng Guốc ở Việt Nam.
10. Luật Đa dạng Sinh học (2008) 11. Luật Lâm nghiệp (2017)
12. Vũ Quang Mạnh, Trịnh Nguyên Giao (2004). Hỏi đáp về tập tính động vật.
13. Phạm Nhật, Nguyễn Xuân Đặng, Đỗ Quang Huy (2000, 2001, 2005).
Nhân nuôi động vật hoang dã, quản lý động vật rừng.
14. Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy, 1998. Động vật rừng, NXB Nông nghiệp.
Hà Nội.
15. Phạm Nhật và Nguyễn Xuân Đặng, 2005. Nhân nuôi động vật hoang dã, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
16. Nghị quyết số 05/NQ-HĐTP ngày 05/11/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự.
17. Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
18. Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
19. Nghị định 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 sửa đổi Điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
20. Chỉ thị 28/CT-TTg ngày 17/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ giải pháp cấp bách phòng ngừa, đấu tranh với hành vi xâm hại các loài ĐVHD trái pháp luật
21. Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
22. Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
23. Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT, ngày 24/02/2017 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Thông tư ban hành danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
24. Thông tư số 29/2019/TT-BNNPTNT, ngày 31/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định xử lý động vật rừng tang vật, vật chứng, động vật rừng do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp nhà nước;
25. Văn bản số 860/UBND-KTN ngày 02/4/2019 của UBND tỉnh Điện Biên về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
26. Văn bản số 463/SNN-CCKL ngày 18/3/2019 của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên về việc các vấn đề cấp bách cần thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã.
27. Văn bản số 279/CCKL-QLBVR ngày 12/04/2019 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
28.https: //moitruong.net.vn/dien-bien-tang-cuong-quan-ly-bao-ve-dong- vat-hoang-da/
29.www.thiennhien.net/2018/01/28/nhan-nuoi-sinh-san-thanh-cong-92- ca-dong-vat-hoang-da/.
30.www.tuoitre.vn/nuoi-dong-vat-hoang-da-nhieu-rui-ro-kho-quan-ly- 430651.htm;
PHỤ LỤC
Mẫu biểu 01: Phiếu phỏng vấn, thu thập thông tin trại nuôi
Họ và tên người phỏng vấn:...
Họ và tên người được phỏng vấn...
Thôn (bản): ... Xã, phường: …………... thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Giới tính: ... Tuổi: ... Dân tộc: ... Trình độ: ...
Chúng tôi rất mong muốn gia đinh Ông/Bà cung cấp cho chúng tôi một số thông tin về hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã của gia đình, như sau:
1. Gia đình ông/bà có bao nhiêu khẩu: ………...
2. Gia đình ông/bà có bao nhiêu lao động: ………...
3. Loài động vật hoang dã gia đình ông/ bà nhân nuôi:………
4. Số lượng loài động vật hoang dã nhân nuôi: ……… cá thể.
5. Quy mô nhân nuôi động vật hoang dã của gia đình: ……….
6. Diện tích chuồng trại của gia đình:………...
7. Tình hình nhân nuôi động vật hoang dã: ……….
……….
8. Hiểu biết các quy định về quản lý bảo vệ động vật hoang dã:
………
9. Thu nhập về nhân nuôi động vật hoang dã: ……….……
10. Tình hình tiêu thụ động vật hoang dã: ……….
11. Trong quá trình nhân nuôi cơ quan chức năng có thường xuyên đến kiểm tra giám sát hay không: ………..
12. Gia đình ông/bà có nhận xét gì về việc nhân nuôi động vật hoang dã: ….
……….