CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.6. Thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân
- Những năm qua Đảng và Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định và hướng dẫn về công tác quản lý nhân nuôi động vật hoang dã.
- Phần lớn các chủ cơ sở, trại nuôi đã chấp hành nghiêm túc và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật về quản lý nhân nuôi, kinh doanh động vật hoang dã; phối hợp chặt chẽ và thực hiện đúng theo các yêu cầu của cơ quan chức năng.
- Các cơ quan, các nghành chức năng luôn chủ động phối hợp, liên kết chặt chẽ phục vụ cho công tác quản lý, kinh doanh động vật hoang dã trên địa bàn được đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
- Công tác nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn thành phố đã được các ngành và UBND các xã, phường quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình phát triển việc nhân nuôi động vật hoang dã.
- Các hộ gia đình nhân nuôi có ý thức chấp hành tốt các quy định về quản lý và bảo vệ động vật hoang dã, trong các năm gần đây không có hộ gia đình nào vi phạm các quy định về nhân nuôi động vật hoang dã.
4.6.2. Khó khăn
Đa số các cở nhân nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã trên địa bàn thành phố có quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu là tự phát, nằm xen kẽ trong khu dân cư, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Kỹ thuật nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống, việc áp dụn những tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, hiệu quả kinh tế thấp, độ rủi do cao. Một số cơ sở nhân nuôi động vật hoang dã hung dữ (Rắn hổ mang một mắt kính) có độc tố cao gây khó khăn cho việc thống kê, theo dõi sinh sản, sinh trưởng của động vật.
Chưa có cán bộ được đào tạo chuyên ngành về quản lý, bảo vệ, cứu hộ...
các loài động vật, thực vật hoang dã.
Trình độ văn hóa, sự am hiểu về pháp luật của người dân còn hạn chế, đa số là các hộ gia đình, cá nhân nuôi trên cơ sở tự nghiên cứu, tự học hỏi do vậy khi có dịch bệnh xảy ra thì tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh và khó kiểm soát.
Các hộ gia đình chưa quan tâm đến việc khai báo số lượng cá thể tại cơ sở nhân nuôi cho Kiểm lâm địa bàn nên việc theo dõi cập nhật diễn biến tăng, giảm số lượng động vật hoang dã còn gặp nhiều khó khăn.
Do kinh phí hạn chế, nên việc phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng không thực hiện được; Chủ yếu là phổ biến, tuyên truyền bằng phương pháp đọc, nghe lồng ghép với nhiều công tác khác trên địa bàn, do đó việc phổ biến, tuyên truyền còn gặp nhiều hạn chế như: chưa sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân.
4.6.3. Nguyên nhân của khó khăn trong công tác quản lý việc nhân nuôi động vật hoang dã nhân nuôi
- Kỹ thuật nhân giống động vật hoang dã khó khăn do có sự khác biệt giữa điều kiện nhân nuôi và điều kiện tự nhiên, một số loài có nguy cơ cận huyết, thái hóa giống như Hươu sao, Cầy hương… không sinh sản được vì số lượng nhân nuôi ít, chuồng, trại nôi chưa phù hợp với điều kiện sinh thái.
- Một số mô hình chăn nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã đang bị chết do việc chăn nuôi của người dân còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, thiếu kỹ thuật chăn nuôi. Nhiều hộ gia đình tự tìm hiểu và đầu tư nuôi thử nghiệm, phương pháp chăn nuôi đơn giản, chưa chủ động nguồn thức ăn cho động vật nuôi, chưa có biện pháp phòng và chữa bệnh tích cực nên hiệu quả chưa cao. Nhận thức của người dân trong việc chuyển đổi giống vật nuôi còn nhiều hạn chế.
- Chưa có thị trường ổn định cho người nhân nuôi động vật hoang dã.
Ngoài ra, thị trường tiêu thụ động vật hoang dã và sản phẩm động vật hoang dã có đặc thù riêng phụ thuộc vào thị hiếu người tiêu dùng, do vậy đôi khi do phát triển nhanh, số lượng nhiều dẫn đến sản phẩm không được tiêu thụ hết.
- Chưa được đầu tư trang thiết phục vụ việc chuyên chở động vật hoang dã, lò thiêu huỷ xác động vật hoang dã bị chết; Quy vùng thả trở về môi trường tự nhiên những loài bị tịch thu do vi phạm về vận chuyển, buôn bán.
- Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã còn chưa sát với nhu cầu thực tế. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa ban hành các tiêu chuẩn ngành về các quy phạm kỹ thuật nuôi từng loài động vật hoang dã.
- Do lợi nhuận cao của việc buôn bán động vật hoang dã nên các đối tượng vẫn thực hiện hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã.Việc kiểm tra phát hiện các nhà hàng, quán ăn buôn bán sử dụng ĐVHD và các sản phẩm từ ĐVHD rất khó khăn do thủ đoạn che dấu của các đối tượng là rất tinh vi trong khi lực lượng Kiểm Lâm và các cơ quan, nghành chức năng địa bàn còn mỏng không thể kiểm tra, kiểm soát thường xuyên hoạt động của các đối tượng này.
- Một số hộ nuôi động vật hoang dã là người dân tộc thiểu số trình độ văn hóa còn thấp, sự am hiểu về pháp luật còn hạn chế, đa số là các hộ gia đình nuôi trên cơ sở tự nghiên cứu, học hỏi do vậy khi có dịch bệnh xảy ra thì tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh và khó kiểm soát do vậy đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý động vật hoang dã.
- Do kinh phí còn nhiều khó khắn nên việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật đến người dân chủ yếu áp dụng bằng phương pháp đọc, nghe lồng ghép với nhiều công tác khác trên địa bàn, do đó chưa truyền đạt được nội dung chi tiết đến với dân.
- Chưa được đầu tư trang thiết bị phục vụ việc chuyên chở động vật hoang dã, lò tiêu huỷ xác động vật hoang dã bị chết, chưa quy hoạch vùng thả trở về môi trường tự nhiên những loài bị tịch thu do vi phạm về vận chuyển, buôn bán, nhân nuôi trái pháp luật; chưa có cán bộ được đào tạo chuyên ngành về cứu hộ các loài động vật hoang dã.
- Trong những năm gần đây giá trị kinh tế của một số loài động vật hoang dã được nhân nuôikhông ổn định, đã tác động nhiều đến các cơ sở nuôi dẫn đến sự phát triển các cơ sở nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn các huyện không phát triển, số lượng tăng, giảm thất thường do vậy người dân chưa quan tâm đến việc khai báo số lượng cá thể tại cơ sở nhân nuôi cho kiểm lâm địa bàn nên việc theo dõi cập nhật diễn biến tăng, giảm số lượng động vật hoang dã còn gặp nhiều khó khăn.