Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ BẢO HIỂM Y TẾ
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
1.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
Cũng giống như các nước khác trên thế giới, quản lý nhà nước về BHXH, BHYT đều trải qua các bước như ban hành luật BHXH, BHYT; Xây dựng hệ thống bộ máy BHXH, BHYT; Tổ chức quản lý nhà nước về BHXH, BHYT. Ở nước ta, tại điều 7 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và điều 4 Luật Bảo hiểm Y tế năm 2008, để thực hiện quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, Nhà nước thực hiện các bước sau đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
1.1.4.1. Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Trình tự của quá trình xây dựng thể chế về BHXH, BHYT: Cũng tương tự nhƣ quá trình xây dựng thể chế về các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác, quá trình xây dựng thể chế chính sách BHXH, BHYT bao gồm các bước sau đây:
- Đảng ban hành chủ trương, đường lối, chính sách về BHXH, BHYT thông qua Nghị quyết, Chỉ thị của mình qua từng thời kỳ phát triển.
- Nhà nước (Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước) thể chế hoá chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng về BHXH, BHYT bằng các văn bản quy phạm pháp luật. Nhà nước quản lý hoạt động BHXH, BHYT thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các văn bản về luật.
- Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản pháp quy (Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị) quy định cụ thể việc thi hành luật, pháp lệnh của Nhà nước về BHXH, BHYT.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, BHXH Việt Nam, chính quyền các cấp ở địa phương ban hành các Thông tư, Quyết định, Chỉ thị ... là những văn bản dùng để thi hành luật, pháp lệnh của Nhà nước, các văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, HĐND, UBND các cấp có thể ban hành các văn bản có hiệu lực pháp lý trên phạm vi lãnh thổ, thuộc thẩm quyền quản lý của cấp đó, nhƣng phải đảm bảo tuân thủ các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn của cấp trên.
1.1.4.2. Tổ chức và hoàn thiện bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội
Hoạt động BHXH, BHYT cũng nhƣ bất kỳ một hoạt động nào khác đều cần có đội ngũ cán bộ (bộ máy tổ chức) trên cơ sở quyền hạn và nhiệm vụ của mình thực hiện hoạt động trong phạm vi đƣợc giao. Bộ máy quản lý BHXH, BHYT được tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Cùng với sự phát triển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
của xã hội thì bất kỳ bộ máy tổ chức ở một lĩnh vực nào cũng phải luôn đƣợc kiện toàn đáp ứng với sự phát triển đó. Bộ máy quản lý BHXH, BHYT cũng không ngoại lệ, đây là một nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH, BHYT.
1.1.4.3. Nhà nước tổ chức quản lý hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Do điều kiện kinh tế - xã hội và chính trị của mỗi nước khác nhau nên hệ thống BHXH của các nước xây dựng khác nhau và vì vậy không có mô hình tổ chức BHXH chung cho tất cả các nước. Có một số nước giao cho một bộ nào đó vừa đảm nhận cả chức năng quản lý nhà nước về BHXH và vừa tổ chức thực hiện các nghiệp vụ BHXH. Ở Việt Nam, Nhà nước giao cho Bộ Lao động, Thương binh và xã hội quản lý hoạt động của BHXH và BHYT.
Nội dung quản lý về BHXH, BHYT gồm các nội dung sau:
a. Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
Đối tƣợng tham gia BHXH đƣợc quy định tại điều 2 - Đối tƣợng áp dụng của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Đối tƣợng tham gia BHYT đƣợc quy định tại điều 1 - Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng của Luật Bảo hiểm Y tế năm 2008. Đối tƣợng tham gia BHXH, BHYT đƣợc quy định rất rõ đối với từng cá nhân, tổ chức là đối tƣợng điều chỉnh của Luật BHXH, BHYT. Khi đã xác định đƣợc đối tƣợng tham gia BHXH, BHYT, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, BHYT là phải đảm bảo được trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của các đối tƣợng tham gia.
b. Quản lý thu bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
Nguồn thu bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế từ các khoản phí đóng góp của từng đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Các khoản thu gồm hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, khoản đóng góp của chủ sử dụng lao động và khoản đóng góp của người lao động. Đối tượng đóng góp, mức đóng góp, trách nhiệm đóng góp và cách tính các khoản đóng góp đƣợc quy định cụ thể trong Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Bảo hiểm Y
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
tế. Các khoản đóng góp của các đối tƣợng tham gia BHXH, BHYT có thể thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, BHYT phải có trách nhiệm thu đúng, thu đủ các khoản đóng góp của các đối tƣợng tham gia.
c. Quản lý chi bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
- Chi bảo hiểm xã hội gồm chi từ nguồn ngân sách nhà nước (chi cho các chế độ BHXH hàng tháng, các chế độ BHXH một lần) và chi từ nguồn quỹ BHXH.
d. Chi bảo hiểm y tế từ nguồn quỹ BHYT
Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ tài chính đƣợc hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác, đƣợc sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế, chi phí quản lý bộ máy của tổ chức bảo hiểm y tế và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến bảo hiểm y tế.
Cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, BHYT phải có trách nhiệm chi đúng, thu đủ cho các đối tƣợng tham gia; sử dụng quỹ BHXH, BHYT theo đúng quy định của Luật BHXH, Luật BHYT và các quy định của pháp luật có liên quan.
e. Quản lý nợ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
Nợ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế gồm nợ dưới 1 tháng, nợ từ 1 tháng đến dưới 6 tháng và nợ từ 6 tháng trở lên. Tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH vẫn còn phổ biến ở tất cả các địa phương trong cả nước. Do đó, quản lý nợ về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế của các cơ quan bảo hiểm xã hội là yêu cầu cần thiết và cấp bách.
f. Quản lý cấp sổ bảo hiểm xã hội và cấp thẻ bảo hiểm y tế
Sổ bảo hiểm xã hội là loại giấy tờ đƣợc cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp cho người lao động để quản lý quá trình làm việc và đóng bảo hiểm của người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
lao động, sổ này là căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Khi người lao động có sự thay đổi nghề nghiệp, nơi làm việc, mức lương đóng bảo hiểm xã hội thì phải ghi vào Sổ Bảo hiểm xã hội.
Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia BHYT và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về BHYT theo quy định của Luật BHYT. Mỗi người chỉ được cấp một thẻ BHYT. Thẻ BHYT có giá trị sử dụng như sau:
+ Kể từ ngày đóng BHYT đối với người có trách nhiệm tham gia BHYT hoặc người tự nguyện tham gia BHYT liên tục từ lần thứ 2 trở đi.
+ Sau 30 ngày đối với người tự nguyện tham gia BHYT lần đầu hoặc đóng BHYT không liên tục. Riêng đối với quyền lợi về dịch vụ kỹ thuật cao thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 180 ngày kể từ ngày đóng BHYT.
+ Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi.
g. Giải quyết chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
Khi tham gia BHXH, BHYT thì với mỗi loại hình bảo hiểm khác nhau sẽ có các chế độ được hưởng khác nhau của người tham gia. Để giảm tình trạng trốn đóng, nợ đọng đồng thời khuyến khích, mở rộng đƣợc đối tƣợng tham gia thì cần phải giải quyết tốt các chế độ, chính sách cho đối tƣợng tham gia BHXH, BHYT.
h. Công tác quản lý, sử dụng quỹ BHXH, quỹ BHYT
Quỹ BHXH, quỹ BHYT là quỹ tài chính độc lập, tập trung đƣợc hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia và các nguồn thu hợp pháp khác, được nhà nước bảo hộ. Quản lý quỹ BHXH, quỹ BHYT là một yêu cầu bắt buộc để thực hiện chức năng tài chính và chính sách BHXH, BHYT của Nhà nước.
i. Công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ về BHXH, BHYT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Quản lý, lưu trữ hồ sơ là cơ sở để giải quyết các chế độ chính sách và trả hồ sơ cho các đối tượng được hưởng chế độ BHXH, BHYT. Do đó, quản lý, lưu trữ hồ sơ phải đảm bảo đúng quy định, chính xác và an toàn.
j. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chế độ, chính sách về BHXH, BHYT
Trong quá trình thực hiện công tác BHXH, BHYT đối tượng hưởng BHXH, BHYT không cố định luôn phát sinh, thay đổi vì vậy phải tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra để đảm bảo việc thực hiện các chế độ, chính sách theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời nâng cao nhận thức cho chủ sử dụng lao động và người lao động về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của BHXH, BHYT cũng nhƣ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm khi tham gia.