Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ BẢO HIỂM Y TẾ
1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế ở một số nước trên thế giới và bài học với Việt Nam
Luận văn nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước châu Á, đó là những nước có nhiều nét tương đồng trong quản lý nhà nước về BHXH, BHYT để rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
1.2.1.1. Singapore
Với diện tích đất rộng 710 km2, nằm ở khu vực Đông Nam Á, Singapore là một trong những đất nước nhỏ nhất thế giới. Mặc dù diện tích khiêm tốn nhưng với nền kinh tế thương mại tự do, lực lượng lao động chất lƣợng cao và hệ thống an sinh xã hội tiên tiến, Singapore đã thực sự có đƣợc một vị thế rất vững chắc trên thế giới.
Hệ thống an sinh xã hội dành cho tất cả công dân và người lao động thường trú được gọi là Quỹ Phòng xa Trung ương (Central Provident Fund - CPF). Đây là một trong những chương trình hưu trí dựa trên mức đóng lâu đời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
nhất của châu Á. An sinh xã hội ở Singapore bắt đầu từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX. Chương trình hiện nay đã được thực hiện từ năm 1955 và sửa đổi lần cuối cùng vào năm 2001. Chương trình này tập trung vào khái niệm trung tâm là một quỹ phòng xa, do người lao động đóng góp trong suốt cuộc đời và cung cấp sự đảm bảo về tài chính khi họ nghỉ hưu hay không thể tiếp tục làm việc.
Hội đồng CPF là một cơ quan đƣợc thành lập theo luật định, thuộc phạm vi quản lý của Bộ trưởng Bộ Nhân lực và nằm dưới sự ủy thác của Quỹ CPF. Hội đồng có một Chủ tịch do Bộ trưởng Bộ Nhân lực bổ nhiệm, bao gồm đại diện của Chính phủ, Liên đoàn Lao động và Liên đoàn Những người sử dụng lao động. Cấu trúc gồm ba thành phần này tạo điều kiện bảo đảm lợi ích cho tất cả các bên liên quan, đƣợc quy định trong nhiệm vụ của Hội đồng.
Hội đồng CPF chịu trách nhiệm giám hộ quỹ, quản lý các chương trình trong hệ thống, bao gồm cả việc thu các khoản đóng góp và thanh toán trợ cấp, chi trả cho người tham gia. Quỹ Phòng xa Trung ương quản lý tất cả các hình thức BHXH tại Singapore, ngoài ra còn chăm lo đến sức khỏe, quyền sở hữu nhà ở, bảo trợ gia đình và tăng giá trị tài sản cho người tham gia. Hội đồng CPF hiện nay hoạt động với khoảng 1.600 nhân viên, đƣợc tổ chức thành 03 nhóm chính: nhóm Dịch vụ, nhóm Dịch vụ công nghệ thông tin và nhóm Phát triển Chính sách và Doanh nghiệp.
Người lao động, doanh nghiệp đều phải đóng góp hàng tháng cho CPF (gồm cả lao động bán thời gian, lao động tạm thời và lao động tự kinh doanh).
Tính cho đến ngày 31/12/2009, Quỹ CPF đã có 3,29 triệu người tham gia, với 1,64 triệu người thường xuyên đóng góp. Khoảng 90% lực lượng lao động của Singapore được bảo hiểm bởi chương trình này. Ngay cả người nước ngoài thường trú tại Singapore cũng phải đóng góp cho CPF dựa trên thời gian ở tại Singapore, tuổi và thu nhập của người lao động. Nếu sau đó rời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Singapore và định cư tại nước khác, họ có thể yêu cầu chi trả toàn bộ số tiền trong tài khoản của mình.
Mức đóng của người lao động được quy định trong luật là 5% đến 20%
tiền lương hàng tháng. Người sử dụng lao động sẽ phải đóng từ 6,5% đến 16% tiền lương. Tất cả các khoản đóng góp và chi trả đều được miễn thuế; và tại thời điểm hiện nay, chỉ có 4.500 đô-la đầu tiên trong toàn bộ tiền lương của người lao động là phải chịu tránh nhiệm đóng góp. Từ 01/03/2011, những thành viên dưới 50 tuổi của CPF sẽ phải đóng 20% mức lương của họ cho các tài khoản CPF. Cùng với 15% do doanh nghiệp đóng, tổng mức đóng của mỗi lao động cho CPF sẽ là 35,5%. Mức đóng là thấp hơn cho các thành viên trên 50 tuổi và người có thu nhập dưới 1.500 đô-la Singapore/tháng. Nếu người lao động muốn tự nguyện đóng thêm một khoản cao hơn mức bắt buộc, khoản tiền này sẽ được chuyển vào tài khoản hưu trí của họ. Mọi đóng góp tổng thể không đƣợc lên quá 30.600 đô-la mỗi năm.
Ngoài ra, Hội đồng Quỹ Phòng xa Trung ƣơng Singapore - cơ quan quản lý chương trình bảo hiểm hưu trí quốc gia, quản lý và phát hiện các vụ vi phạm về đóng góp hàng tháng của các thành viên. Các chủ sử dụng lao động có 14 ngày để thực hiện việc đóng góp cho tháng trước đó. Nếu không nộp, Hội đồng Quỹ Phòng xa Trung ương Singapore sẽ tiến hành các bước xử lý nhƣ sau:
- Lập danh sách các trường hợp chậm nộp: Sau thời hạn trên, hệ thống công nghệ thông tin của CPFB tự động lập các danh sách chủ sử dụng lao động chƣa nộp các khoản đóng góp hàng tháng.
- Thông báo tới chủ sử dụng lao động chậm nộp: CPFB sẽ gửi cho doanh nghiệp thông báo chậm nộp đồng thời thông báo cho doanh nghiệp về khoảng thời gian đƣợc gia hạn thêm để nộp các khoản đóng góp và lãi. Sau khoảng thời gian gia hạn trên, nếu chủ sử dụng lao động không nộp thì CPFB
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
sẽ tiến hành các hoạt động pháp lý. Trong thời gian này, CPF cũng gửi thông báo cho người lao động về việc khoản đóng góp của họ chưa được chủ sử dụng lao động thực hiện.
- Sự can thiệp của Tòa án: Sau thời gian gia hạn, chủ sử dụng lao động không nộp đầy đủ sẽ bị CPFB đƣa ra tòa. Tòa sẽ yêu cầu chủ sử dụng lao động thanh toán các khoản đóng góp, lãi xuất và lệ phí tòa án. Quyết định cuối cùng tùy theo mức độ vi phạm của chủ sử dụng lao động là tịch thu và phát mại tài sản, truy tố chủ sử dụng lao động trước pháp luật hoặc xét lại bản án xử phạt doanh nghiệp, mức cao nhất là buộc doanh nghiệp giải thể hoặc phải tuyên bố phá sản.
1.2.1.2. Hàn Quốc
Hàn Quốc đã trở thành 1 trong 10 nền kinh tế lớn trên thế giới chỉ trong nửa thế kỷ. Đạt đƣợc thành công thành công về kinh tế nhƣ vậy vì Chính phủ đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.
Đây chính là việc làm cần thiết cho sự phát triển của một quốc gia ngày nay.
Từ cuối thập niên 1980, hàng loạt các chính sách liên quan đến an sinh xã hội ở Hàn Quốc đã đƣợc thực hiện, trong đó có việc mở rộng đối tƣợng tham gia BHYT và hỗ trợ y tế và năm 1988 và năm 1989; bắt đầu áp dụng Phúc lợi hưu trí toàn quốc vào năm 1988 và Bảo hiểm tuyển dụng vào năm 1995. Qua đó chính phủ Hàn Quốc đã đặt nền tảng đảm bảo an sinh xã hội cho mọi người dân. Mục tiêu chính của hệ thống an sinh xã hội nói trên là nhằm cung cấp cho mọi người lao động, mọi người dân một sự đảm bảo tối thiểu phòng khi kinh tế khó khăn. Một trong những thành công nhất của Hàn Quốc là thực hiện bao phủ BHYT toàn dân.
Việc thực hiện BHYT ở Hàn Quốc được bắt đầu từ năm 1977, đi trước Việt Nam 15 năm và cũng phải mất 12 năm để Hàn Quốc đạt đƣợc mức bao phủ BHYT toàn dân. Ở thời điểm năm 1977, khi bắt đầu thực hiện, nhóm dân số mục tiêu mà Hàn Quốc hướng tới chỉ gồm người lao động trong các doanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
nghiệp có sử dụng từ 500 lao động trở lên (độ bao phủ BHYT lúc này chỉ đạt 8,9%); năm 1979, mở ra nhóm cán bộ, viên chức và các trường tư nhân, các công ty sử dụng từ 300 lao động trở lên (độ bao phủ đạt 21,2%); năm 1981, người lao động tại các công ty sử dụng từ 100 lao động trở lên, thí điểm với nhóm phi chính quy tại 03 vùng nông thôn (độ bao phủ đạt 29,68%); năm 1982, các công ty sử dụng 16 lao động trở lên (bao phủ 35,1%); năm 1984, mở rộng đối với người ăn theo (phụ thuộc) người lao động bao gồm vợ/chồng, cha mẹ, các con, anh chị em ruột (nhóm phụ thuộc thứ nhất), cha mẹ vợ/chồng và anh, chị em bên vợ/chồng (nhóm phụ thuộc thứ hai) - độ bao phủ thời điểm này tăng lên 42,37%; năm 1988, mở rộng đến các công ty sử dụng từ 05 lao động trở lên, người dân khu vực nông thôn (độ bao phủ 68,87%); năm 1989, đạt đƣợc mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân với tỷ lệ 90,39% người dân tham gia BHYT và chia thành 02 nhóm đối tượng: (1) nhóm chính quy tham gia theo đơn vị sử dụng lao động với mức đóng là 3,7%
mức thu nhập vào năm 2002 và tăng lên 5,8% mức thu nhập vào năm 2012.
Người sử dụng lao động đóng 50%, người lao động tự đóng 50% (việc tăng tỷ lệ đóng góp BHYT đƣợc thực hiện dựa trên chi phí khám, chữa bệnh BHYT của năm trước và tính toán cân đối quỹ, tốc độ tăng trưởng kinh tế, khả năng đóng góp của người dân do cơ quan BHYT quốc gia tính toán và Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội Hàn Quốc quyết định; (2) nhóm phi chính quy tham gia BHYT theo hộ gia đình và được Nhà nước hỗ trợ 20% mức phí đóng BHYT.
Mức đóng của nhóm phi chính quy đƣợc tính toán trên cơ sở thu nhập do Ủy ban giám sát thu nhập và cơ quan thuế thu nhập tại các địa phương cung cấp.
Đơn giá của mỗi điểm phí bảo hiểm là 170 won, mức điểm sàn là 20 điểm tương ứng mức phí BHYT tối thiểu là 3.400 won và mức điểm trần là 12.680 điểm tương ứng mức phí BHYT tối đa là 2.155.600 won, như vậy mức đóng BHYT tối đa và tối thiểu lên tới 634 lần (ở Việt Nam là 20 lần). Riêng nhóm dễ tổn thương (người nghèo) không phải đóng BHYT mà do Nhà nước đảm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
bảo, tỷ lệ này ở Hàn Quốc là 3,7%. Điều này đã tạo ra sự chia sẻ thực sự giữa những người tham gia BHYT.
Quyền lợi của người tham gia BHYT ở Hàn Quốc khá toàn diện và đƣợc áp dụng nhƣ nhau với mọi thành viên, không phụ thuộc vào mức đóng, bao gồm 02 gói quyền lợi: chi trả bằng hiện vật (chi trả cho chăm sóc sức khỏe nhƣ khám, điều trị, xét nghiệm, thuốc, vật tƣ y tế, nằm viện…) và chi trả bằng tiền mặt (chi phí y tế, chế độ giảm tối đa chi phí nộp bảo hiểm…). Tỷ lệ cùng chi trả của Hàn Quốc không xác định theo đối tƣợng nhƣ ở Việt Nam mà xác định theo hình thức điều trị, với điều trị nội trú, người tham gia BHYT cùng chi trả 20% chi phí khám, chữa bệnh; với điều trị ngoại trú, cùng chi trả từ 30 đến 60% chi phí tùy theo từng cơ sở y tế. Khác với Việt Nam đƣa ra giới hạn trần thanh toán, Hàn Quốc đƣa ra giới hạn trần cùng chi trả, những bệnh nhân có chi phí khám, chữa bệnh một năm lên tới 04 triệu won thì không phải cùng chi trả, điều này đã góp phần giảm gánh nặng chi phí y tế cho những người mắc bệnh nan y, điều trị chi phí lớn.
Với hệ thống bệnh viện cung cấp dịch vụ đến 70% là y tế tƣ nhân và chia làm 02 tuyến khám chữa bệnh. Cùng với việc phát triển hệ thống công nghệ thông tin vào quản lý khá hoàn hảo, ở tuyến khám, chữa bệnh ban đầu, người tham gia BHYT Hàn Quốc có thể đến bất cứ cơ sở y tế nào khám và điều trị đều được hưởng quyền lợi. Điều này đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các cơ sở, mỗi cơ sở y tế đều phải nỗ lực nâng cao chất lƣợng dịch vụ và năng lực phục vụ để không bị mất bệnh nhân.
1.2.1.3.Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
- Thứ nhất, đó là cam kết chính trị mạnh mẽ với mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân. Trước hết là việc hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện BHXH, BHYT. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Đổi mới chính sách tài chính y tế, bảo đảm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ngân sách đóng BHXH, BHYT cho nhóm đối tƣợng chính sách và những người yếu thế trong xã hội.
- Thứ hai, thực hiện BHYT toàn dân phải tuân thủ chiến lƣợc mở rộng từng bước, xây dựng lộ trình cho từng nhóm đối tượng và mở rộng đối tƣợng bền vững.
- Thứ ba, thay đổi nhận thức của người dân về BHXH, BHYT thông qua chế tài và truyền thông. Phải thực hiện BHXH, BHYT bắt buộc toàn diện và có chế tài cƣỡng chế đối với những hành vi trốn tránh tham gia. Đồng thời tăng cường thông tin, truyền thông, vận động, giáo dục với nhiều hình thức phù hợp với từng nhóm đối tƣợng và điều kiện tiếp cận thông tin.
- Thứ tư, xây dựng, triển khai chương trình đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh; tiêu chuẩn chất lƣợng đối với cơ sở khám, chữa bệnh BHYT. Tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu quả khám, chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở.
- Thứ năm, phát triển công nghệ thông tin, ứng dụng sâu rộng trong quản lý thu và chi trả BHXH, BHYT.