Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
3.1. Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Giới thiệu chung về huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
- Vị trí địa lý
Ba Bể là huyện miền núi của tỉnh Bắc Kạn, cách trung tâm tỉnh Bắc Kạn 60 km về phía Bắc, có diện tích tự nhiên là 67.412 ha. Phía Đông giáp huyện Ngân Sơn; phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Nam giáp huyện Chợ Đồn và huyện Bạch Thông; phía Bắc giáp huyện Pác Nặm và tỉnh Cao Bằng.
Huyện có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 01 thị trấn với 200 thôn bản.
Dân số toàn huyện có hơn 48 nghìn người, trong đó có khoảng 95% là người dân tộc thiểu số. Thành phần dân tộc chính là: Tày, Kinh, Dao, Mông, Nùng, Hoa và một số dân tộc khác. Địa bàn rộng, dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn là một trong những khó khăn của BHXH huyện Ba Bể khi triển khai BHXH, BHYT trên địa bàn. Khó khăn này có điểm tương đồng với huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên và huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang.
- Địa hình
Ba Bể chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm trên 80%, đất nông nghiệp chiếm 10%. Huyện có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi sông, suối, núi nên giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các thôn bản vùng cao. Ở đây chủ yếu là núi cao xen lẫn những khối núi đá vôi hiểm trở, phân lớp dầy, trong quá trình cacxtơ tạo thành những hình dạng kỳ thú.
Cùng với đó, trên địa bàn huyện có 2 con sông Năng và Chợ Lùng chảy qua. Sông Năng bắt nguồn từ dãy núi cao Phạ Giạ (thuộc huyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng) chảy vào địa phận huyện Ba Bể từ xã Bành Trạch theo hướng Đông - Tây. Sông Chợ Lùng bắt nguồn từ phía Nam huyện Ba Bể theo hường Đông Nam - Tây Bắc sau đó đổ vào hồ Ba Bể rồi thông ra sông Năng. Cánh cung sông Gâm chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, xuyên suốt địa giới của huyện với nhiều ngọn núi cao trùng điệp đã tạo nên địa hình hiểm trở rất đặc trƣng của huyện Ba Bể. Ngoài ra, trên địa bàn Ba Bể có nhiều tuyến giao thông chạy qua nhƣ: Quốc lộ 279, tỉnh lộ 201, 254. Hiện nay, 15/16 xã ở Ba Bể có đường ô tô về đến trung tâm xã.
Địa bàn rộng, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi nhƣng giao thông trong những năm gần đây đã có nhiều thay đổi đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động đi lại, tuyên truyền của BHXH huyện Ba Bể.
- Khí hậu
Nhiệt độ trung bình năm từ 21oC - 23oC, vào mùa đông thường xuất hiện sương muối, ở khu vực khe núi đôi khi có băng giá. Là vùng khuất gió mùa đông bắc, nhƣng lại đón gió mùa Tây Nam nên mƣa nhiều, lƣợng mƣa trung bình hơn 1.600 mm và có thảm thực vật phong phú.
Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, ở độ cao từ 500 - 1000m so với mặt biển, Ba Bể có đủ nhiệt độ, nắng, mƣa thích hợp cho sự phát triển của động vật, thực vật. Vùng hồ Ba Bể gần nhƣ mát mẻ quanh năm. Tuy nhiên đôi khi thời tiết cũng rất khắc nghiệt. Mùa đông ở Ba Bể thường có sương muối, băng giá hoặc có những đợt mưa phùn, gió bấc kéo dài không có lợi cho sự sinh trưởng của động, thực vật, ảnh hưởng tới hoạt động, sức khoẻ con người. Mùa mưa nhiều xã ven sông Năng thường bị ngập lụt
- Sông ngòi
Ba Bể có nhiều sông, suối, lòng sông suối thường sâu, để có nước tưới cho đồng ruồng, nhất là các chân ruộng bậc thang, đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm làm mương, phai, bắc máng, làm guồng nước. Đồng bào còn lợi dụng sức nước để phục vụ sản xuất, đời sống như cối giã gạo, máy bật bông, làm thuỷ điện mi ni, xuôi mảng... Đường thuỷ sông Năng phối hợp với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
các đường bộ tạo nên hệ thống giao thông tương đối thuận lợi thông thương giữa các huyện Ba Bể, huyện Chợ Đồn, Na Hang (Tuyên Quang).
- Tài nguyên thiên nhiên
Ở Ba Bể tập trung nhiều loại khoáng sản nhƣ: Vàng gốc (nguyên sinh) và vàng sa khoáng, khoáng sắt và sắt - mangan, đá vôi biến chất thành đá hoa nhƣ xung quanh hồ Ba Bể, sắt, mangan ở Bản Nùng. Ngoài ra còn có đá quý ở Bản Đuống, Bản Vàng. Đất Ba Bể có thể trồng nhiều loại cây thương phẩm có giá trị kinh tế cao như: hồng không hạt, hoa lily, ngô, đậu tương, trúc. Hiện tại, Ba Bể đã phát triển đƣợc hơn 1.000 ha mơ, mận, dứa. Đất đai ở Ba Bể cũng thích hợp cho việc chăn nuôi đại gia súc nhƣ: trâu, bò, dê.
Núi đá xen lẫn núi đất chiếm phần lớn diện tích đất đai tự nhiên.
Rừng có nhiều gỗ quý (đinh, lim, nghiến, táu…) cùng nhiều cây dƣợc liệu và nhiều loại chim muông, thú rừng như phượng hoàng, công, trĩ, hươu, nai, sơn dương, khỉ, lợn rừng, kỳ đà. Do kiến tạo địa chất, sự bồi đắp của các con sông, suối đã tạo cho Ba Bể những bồn địa, những thung lũng lòng máng, lòng chảo, đất đai khá màu mỡ thích hợp với việc trồng lúa, ngô, các loại rau, đậu, cây công nghiệp (mía, bông) và cây ăn quả (cam, quýt, chuối, hồng).
Đặc biệt, Vườn Quốc gia Ba Bể là một di sản thiên nhiên quý giá với hệ thống rừng nguyên sinh trên núi đá vôi có tới 417 loài thực vật và 299 loài động vật có xương sống. Nhiều loài động vật quý vẫn còn lưu giữ được như phượng hoàng đất, gà lôi, vọc mũi hếch… Trong hồ vẫn còn 49 loài cá nước ngọt, trong đó có một số loài cá quý hiếm nhƣ cá chép kính, cá rầm xanh, cá chiên. Cùng với đó, hồ Ba Bể rộng gần 500ha gắn liền với dòng sông Năng và hệ thống hang động, thác nước thiên nhiên kỹ vĩ trở thành khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở khu vực miền núi phía Bắc.
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Lao động: Tính đến cuối năm 2014, toàn huyện có khoảng 27.145 lao động trong độ tuổi. Lực lƣợng lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động trên địa bàn nói chung, thuận lợi cho công tác mở rộng đối tƣợng tham gia bảo hiểm nói riêng. Tuy nhiên, lao động qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 11,3% lực lƣợng lao động xã hội.
- Về phát triển kinh tế
Số liệu thống kê đến 30/12/2014 cho thấy:
+ Thu nhập bình quân đầu người: 3,0 triệu đồng/người/tháng.
+ Thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 15 tỷ đồng.
+ Cơ cấu kinh tế là nông nghiệp 58%, công nghiệp-xây dựng 28% và dịch vụ 14%.
+ Tăng trưởng kinh tế đạt 14%/năm.
+ Tỷ lệ hộ nghèo cao: tính đến cuối năm 2014, trên địa bàn huyện còn 4.356 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 24,18% tổng số hộ dân toàn huyện.
Qua đây cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, kinh tế chủ yếu là thuần nông, đời sống nhân dân còn thấp là những yếu tố gây khó khăn cho công tác thực hiện BHXH, BHYT trên địa bàn huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
3.1.1.3. Điều kiện văn hóa - xã hội - Về y tế, giáo dục
Lĩnh vực y tế, giáo dục huyện Ba Bể có nhiều chuyển biến tích cực. Đến năm 2014, toàn huyện có 51 trường và 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên;
chất lƣợng giáo dục ngày càng đƣợc nâng cao, tỷ lệ tốt nghiệp THPT hàng năm đạt trên 90%; công tác phổ cập giáo dục mầm non đạt 04/16 xã; 16/16 đơn vị xã, thị trấn duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục THCS; huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; số trẻ 6 tuổi huy động vào lớp 1 đạt 100%; trẻ hoàn thành chương trình tiểu học đạt 84,5%; có 04 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.Tỷ lệ tăng dân số của huyện Ba Bể năm 2014 là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
0,94%/năm, thấp hơn mức tăng chung của cả nước là 1,06%. Số bác sỹ trên vạn dân là 6,3 bác sỹ/vạn dân, thấp hơn mức trung bình của cả nước là 7,8 bác sỹ/vạn dân. Huyện có 80% số xã có trạm chuẩn quốc gia về y tế. Mặc dù y tế, giáo dục có nhiều chuyển biến nhƣng nhìn chung đời sống của bà con vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, trình độ dân trí thấp.
- Về văn hóa
Ba Bể là nơi tụ hội, sinh sống của 7 dân tộc anh em. Trong đó, đồng bào Tày đông hơn cả, sống tập trung thành các làng bản trong các thung lũng lòng chảo, lòng máng hoặc dọc theo hai bờ sông, suối và ở nhà sàn là một trong những truyền thống của đồng bào dân tộc nơi đây. Dân tộc Dao có số dân đứng thứ hai sau người Tày, chiếm tỷ lệ 18%. Người H’Mông chiếm tỷ lệ khoảng hơn nửa số dân người Dao. Người Dao và H’Mông sinh sống chủ yếu ở vùng núi cao, làng bản thƣa thớt, nhà cửa đơn sơ. Địa bàn sinh sống tập trung của đồng bào chủ yếu quanh chân núi Phja Bjooc với phương thức du canh du cư, phát nương làm rẫy, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu. Đồng bào Nùng chiếm khoảng 8% dân số, sống rải rác ở các thung lũng, soi bãi hoặc xen kẽ trong các làng bản người Tày, làm nghề nông như người Tày. Ít nhất là dân tộc Sán Chỉ. Họ sống trong các thung lũng, sườn đồi làm nghề nông như đồng bào các dân tộc Tày, Nùng. Còn đồng bào Kinh sống tập trung chủ yếu ở thị trấn, số đông làm nghề buôn bán.
Tại Ba Bể vẫn còn nền kinh tế tự cung, tự cấp. Chăn nuôi gia súc, gia cầm chỉ phát triển trong đồng bào Tày, Nùng nhƣ trâu, bò, ngựa, gà, vịt, ngan, ngỗng… Trong gia đình, các nghề thủ công nhƣ dệt vải khổ hẹp, dệt thổ cẩm phát triển. Phụ nữ các dân tộc Ba Bể có kinh nghiệm và kiên nhẫn trong việc trồng bông, kéo sợi, dệt vải, nhuộm chàm, pha màu sợi thổ cẩm. Nam giới giỏi các nghề mộc (đục đẽo cột nhà, làm cung nỏ, thuyền độc mộc, khung dệt vải, cày bữa) và cả đan lát, nghề rèn phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Ngoài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ra, Ba Bể là địa phương sớm xuất hiện các nghề làm gạch, ngói, đá mộc, nung vôi. Ngày nay, nghề gạch, ngói, trồng bông dệt vải vẫn là những nghề truyền thống phát triển, sản phẩm làm ra được nhiều người ưa chuộng.
Trong lĩnh vực văn hoá tinh thần, cho tới nay, các dân tộc Ba Bể vẫn bảo tồn đƣợc nhiều yếu tố văn hoá đặc sắc của dân tộc mình đƣợc thể hiện trong bộ trang phục và các hình thức sinh hoạt văn hoá, văn nghệ của cộng đồng. Lễ hội lồng tồng (xuống đồng) của các dân tộc Tày, Nùng vào dịp đầu xuân là để tiến hành các nghi lễ cầu mùa màng, cầu thần nông và các vị thần linh phù hộ cho mƣa thuận gió hoà, vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa màng tốt tươi, muôn dân hạn phúc. Hội “xuống đồng” còn là một hình thức sinh hoạt văn hoá của cộng đồng với nhiều trò chơi sôi động mang tinh thần thƣợng võ (tung còn, kéo co, đấu vật…). Mỗi dân tộc đều có một hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần riêng biệt, hòa quyện với nhau tạo thành bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú mang đậm hương vị dân gian đặc trưng của huyện Ba Bể.