PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tăng Cường Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Hiểm Xã Hội (Trang 38 - 43)

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, luận văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

- Hiểu thế nào về khái niệm và vai trò của quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế?

- Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là gì?

- Cần sử dụng những chỉ tiêu nào để đánh giá kết quả công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế?

- Thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua nhƣ thế nào?

- Những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân gây ra trong quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua là gì?

- Cần phải có những giải pháp, kiến nghị nào để tăng cường quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Bảo hiểm xã hội huyện Ba Bể là cơ quan thực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Kạn, có chức năng giúp giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của pháp luật. Theo sự phân công của Bảo hiểm xã hội huyện Ba Bể, hiện nay tác giả đang trực tiếp quản lý lĩnh vực này. Trong thời gian qua, tác giả nhận thấy công tác quản lý nhà nước về BHXH, BHYT của đơn vị còn một số hạn chế xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Do đó, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Tăng cường quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” nhằm nâng cao năng lực quản lý cho bản thân,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về BHXH, BHYT của Bảo hiểm xã hội huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

- Luận văn thu thập dữ liệu thứ cấp gồm các giáo trình, sách, báo, văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến đề tài. Ngoài ra, luận văn còn thu thập các tài liệu đã được công bố của cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn, đó là:

+ Báo cáo Tình hình kết quả thực hiện công tác năm 2012, phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2013; Báo cáo Tình hình kết quả thực hiện công tác năm 2013, phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2014; Báo cáo Tình hình kết quả thực hiện công tác năm 2014, phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2015 của Bảo hiểm xã hội huyện Ba Bể.

+ Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21 tháng 10 năm 2008 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phương.

+ Quyết định số 1215/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/07/2013 về việc phê duyệt Chiến lƣợc phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2020….

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin - Phương pháp thống kê mô tả

Trong luận văn, phương pháp này được dùng để xử lý và phân tích các con số của các hiện tƣợng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật của chúng trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Các số liệu thu thập được sẽ được liệt kê theo thời gian theo từng chỉ tiêu cụ thể. Phương pháp này

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

kết hợp với phân tích đồ họa đơn giản nhƣ các đồ thị mô tả dữ liệu, biểu diễn các dữ liệu thông qua đồ thị, bảng biểu diễn số liệu tóm tắt. Trong luận văn đó là 12 bảng biểu thể hiện số lƣợng, cơ cấu của chỉ tiêu nghiên cứu. Chúng tạo ra đƣợc nền tảng để phân tích định lƣợng về số liệu. Để từ đó hiểu đƣợc hiện tƣợng và đƣa ra quyết định đúng đắn.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

Trong luận văn phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích, tính toán để xác định mức độ, xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích, xem xét mức độ biến động của các năm theo thời gian, không gian nghiên cứu khác nhau. Cùng một chỉ tiêu nhƣng nó sẽ có ý nghĩa khác nhau ở các thời gian và không gian khác nhau. Do đó các số liệu tác giả thu thập đƣợc sẽ đƣợc sắp xếp một cách logic theo trình tự thời gian và đƣa về cùng một thời điểm khi so sánh.

Áp dụng phương pháp này, tác giả sẽ sử dụng các hàm cơ bản trong phần mềm excel để tính toán các mức độ biến động nhƣ xác định tỷ trọng của chỉ tiêu nghiên cứu, dùng chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối để xem xét tốc độ phát triển bình quân, tốc độ tăng, giảm của năm sau so với năm trước…Từ đó lập bảng phân tích so sánh qua các năm xem mức độ tăng, giảm và phân tích nguyên nhân của sự tăng, giảm đó. Qua đó cũng dự báo đƣợc những biến động của chỉ tiêu nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo.

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

Căn cứ vào nội dung quản lý nhà nước về BHXH, BHYT được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Bảo hiểm Y tế, quản lý nhà nước về BHXH, BHYT có các chỉ tiêu sau đây:

2.3.1. Chỉ tiêu về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Đối tƣợng tham gia BHXH, BHYT gồm đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc; Đối tƣợng tham gia BHYT bắt buộc; Đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện và đối tƣợng chỉ tham gia BHYT. Chỉ tiêu về đối tƣợng tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đƣợc căn cứ theo đối tƣợng, phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế. Chỉ tiêu này cho biết số lƣợng người tham gia BHXH, BHYT qua các năm, từ đó làm cơ sở để quản lý đối tƣợng tham gia.

2.3.2. Chỉ tiêu thu bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

Căn cứ để thu BHXH, BHYT dựa trên mức thu do nhà nước quy định.

Thu BHXH, BHYT gồm thu BHXH bắt buộc, thu BHXH tự nguyện, thu BHYT và thu lãi chậm đóng BHXH và BHYT. Trên cơ sở quản lý đƣợc đối tượng tham gia BHXH, BHYT kết hợp với mức thu do nhà nước quy định sẽ đƣa ra đƣợc chỉ tiêu thu BHXH, BHYT trong từng năm và dự kiến cho các năm tiếp theo.

2.3.3. Chỉ tiêu chi bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

Chi BHXH, BHYT dựa trên mức chi do nhà nước quy định. Khác với thu là thu trên tất cả các đối tƣợng tham gia, nhƣng chi cho đối tƣợng tham gia chỉ chiếm một tỷ lệ nào đó trên tổng số người tham gia BHXH, BHYT.

Mức chi cho BHXH, BHYT hàng năm là căn cứ để đƣa ra dự báo chi cho các năm tiếp theo. Chi bảo hiểm xã hội gồm chi từ nguồn ngân sách nhà nước và chi từ nguồn quỹ BHXH. Chi bảo hiểm y tế từ nguồn quỹ BHYT.

2.3.4. Chỉ tiêu quản lý nợ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

Nợ đọng BHXH, BHYT là số tiền các đối tƣợng tham gia BHXH, BHYT nộp không đúng thời gian quy định. Nợ đọng BHXH, BHYT sẽ không đảm bảo được lợi ích cho người lao động. Tổng số tiền nợ BHXH,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

BHYT chia theo: nợ dưới 1 tháng, nợ từ 1 tháng đến dưới 6 tháng và nợ từ 6 tháng trở lên.

2.3.5. Chỉ tiêu quản lý cấp sổ bảo hiểm xã hội và cấp thẻ bảo hiểm y tế Người tham gia BHXH sẽ được cấp sổ BHXH, người tham gia BHYT sẽ đƣợc cấp thẻ BHYT. Sổ BHXH và thẻ BHYT là công cụ để cơ quan quản lý nhà nước theo dõi người tham gia, là công cụ để người tham gia được hưởng các lợi ích của mình khi tham gia BHXH, BHYT. Quản lý cấp sổ bảo hiểm xã hội và cấp thẻ bảo hiểm y tế gồm quản lý số lƣợng cấp sổ BHXH, số lƣợng cấp thẻ BHYT và tình hình sử dụng phôi sổ BHXH, thẻ BHYT.

Chương 3

Một phần của tài liệu Tăng Cường Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Hiểm Xã Hội (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)