Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ BẢO HIỂM Y TẾ
1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về BHXH và BHYT ở một số địa phương trong nước và bài học đối với BHXH huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Luận văn nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước về BHXH, BHYT của huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên và huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang vì hai địa bàn này có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiện, điều kiện phát triển kinh tế, đặc biệt trong những năm qua, hai địa bàn này đã đạt nhiều kết quả tốt trong công tác quản lý nhà nước về BHXH, BHYT.
1.2.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
Định Hoá là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía Tây - Bắc theo quốc lộ 3 và tỉnh lộ 248, có toạ độ địa lý: Từ 24005' đến 24040' độ vĩ Bắc; từ 185005' đến 185080' độ kinh Đông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Phạm vi ranh giới: Phía Bắc giáp huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn); phía Đông giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn); phía Nam giáp huyện Phú Lương và huyện Đại Từ; phía Tây giáp huyện Yên Sơn và huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang). Huyện Định Hóa có diện tích tự nhiên 52.075,4 ha; dân số năm 2014 gần 100.000 người, chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Khu vực nông thôn chiếm 91,4% tổng số hộ và 93,6% nhân khẩu toàn huyện. Tổng số lao động trong nông thôn toàn huyện chiếm 53,2% dân số nông thôn và 91,2% tổng số lao động toàn huyện, đây là một tỷ lệ khá cao. Số lao động ngành nông nghiệp chiếm 90,5% tổng số lao động toàn huyện. Dân số chủ yếu là người dân tộc thiểu số, lao động chủ yếu là ngành nông nghiệp ở nông thôn nên trong quá trình thực hiện BHXH, BHYT trên địa bàn, bảo hiểm xã hội huyện Định Hóa gặp không ít những khó khăn, vướng mắc.
Năm 2014, trong điều kiện ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, doanh nghiệp khó tiếp cận đƣợc nguồn vốn dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng lớn tới công tác vận động thực hiện các chế độ BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp đối với chủ sử dụng lao động, người lao động. Tuy nhiên, bảo hiểm xã hội huyện Định Hóa cũng đã đạt đƣợc nhiều thành tích đáng ghi nhận. Số thu trong năm 2014 đạt hơn 29 tỷ đồng, đạt 103,61% so với kế hoạch đặt ra. Số người tham gia BHXH, BHYT tăng 8,3% so năm 2013. Tỷ lệ người lao động tham gia BHXH đạt khoảng 84% đối tƣợng bắt buộc tham gia BHXH. Đạt đƣợc những thành công đó là do:
- Bảo hiểm xã hội huyện Định Hóa đã nhận được sự hướng dẫn chỉ đạo về nghiệp vụ, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc từ BHXH tỉnh Thái Nguyên, sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện và sự phối hợp tích cực, hiệu quả cao của các Sở ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện. Nhờ vậy, Bảo hiểm xã hội huyện Định Hóa đã đảm bảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
hoàn thành nhiệm vụ trong việc quản lý và điều hành việc thu chi ngân sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp trong năm 2014.
- Bảo hiểm xã hội huyện Định Hóa phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trong việc quản lý, làm việc với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn để yêu cầu tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động theo quy định, xác định thông tin, tình hình hoạt động của doanh nghiệp trú đóng trên địa bàn để tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát việc tham gia. Năm 2014 đã phát triển thêm 08 đơn vị mới với 67 lao động tham gia BHXH bắt buộc.
- Bảo hiểm xã hội huyện Định Hóa phối hợp với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện gửi thông báo, biểu mẫu đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đến các doanh nghiệp, đơn vị mới thành lập. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ về thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện.
Bên cạnh những điều đã đạt được, công tác quản lý nhà nước về BHXH, BHYT của bảo hiểm xã hội huyện Định Hóa còn có một số tồn tại đó là:
- Số tiền nợ BHXH, BHYT năm 2014 là hơn 410 triệu đồng, chiếm 1,45% so với kế hoạch thu năm 2014.
- Số người tham gia BHXH tự nguyện còn thấp, chỉ chiếm chưa đến 0,6% tổng số người tham gia BHXH trên địa bàn huyện.
1.2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế ở huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang
Chiêm Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm tỉnh 67 km về phía Bắc. Huyện có diện tích tự nhiên 1.278,82km2; dân số năm 2014 là trên 126 nghìn người. Huyện Chiêm Hóa có 25 xã, 01 thị trấn và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
18 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 80%
tổng dân số toàn huyện. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán, ngôn ngữ, trang phục, lễ hội, những làn điệu dân ca, dân vũ riêng biệt mang đậm nét văn hóa đặc trƣng của miền sơn cuớc.
Trong giai đoạn 2010-2014, kinh tế của huyện Chiêm Hóa đã có bước tăng trưởng khá; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 14,8%/năm; văn hóa - xã hội có nhiều bước chuyển biến tích cực, tiếp tục khai thác, phát huy đƣợc tiềm năng, thế mạnh của huyện trong phát triển kinh tế, xã hội. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc đƣợc nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 18 triệu đồng/năm. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đƣợc đẩy mạnh bằng việc tập trung các giải pháp thu hút đầu tƣ, giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 400 tỷ đồng. Huyện đã tập trung thực hiện tốt các cơ chế chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh thu hút đầu tƣ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tập trung vào lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, chế biến nông, lâm sản. Công tác quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng đƣợc quan tâm thực hiện đồng bộ. Số lƣợng doanh nghiệp không ngừng gia tăng qua các năm, mức sống của người dân ngày càng đƣợc cải thiện là những điều kiện thuận lợi để bảo hiểm xã hội huyện Chiêm Hóa triển khai thực hiện BHXH, BHYT trên địa bàn.
Tháng 12 năm 2014, Bảo hiểm xã hội huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Bảo hiểm năm 2014. Trong báo cáo tổng kết, Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang đã chỉ ra những điểm đã đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc trong công tác quản lý nhà nước về BHXH, BHYT tế là:
- Công tác triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực và đã đạt đƣợc những kết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
quả quan trọng. Số người tham gia BHXH, BHYT được duy trì, ổn định và tăng qua các năm. Năm 2014, địa bàn huyện Chiêm Hóa có 7.348 người tham gia BHXH, BHYT, tăng 12,4% so với năm 2013.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT đƣợc thực hiện với nhiều hình thức khác nhau nhƣ thông qua Đài truyền thanh, truyền hình của huyện, của xã; phát các tờ rơi để người dân hiểu biết về lợi ích của việc tham gia BHXH, BHYT; lồng ghép vào các nội dung sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể nhƣ Hội nông dân, Hội phụ nữ, Y tế thôn bản…
- Hoạt động kiểm tra việc thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế được tăng cường nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho người lao động.
- Tổ chức khảo sát cũng như tiếp nhận ý kiến góp ý, phản ánh của người lao động trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Trong các cuộc họp định kì, sơ kết và tổng kết năm tài khóa, Bảo hiểm xã hội huyện Chiêm Hóa nghiêm túc rút ra những điểm hạn chế trong thực hiện BHXH, BHYT để thực hiện tốt hơn trong các giai đoạn sau.
Bên cạnh những điều đã đạt được, công tác quản lý nhà nước về BHXH, BHYT còn có một số tồn tại đó là:
- Q
huyện cho thấy các doanh nghiệp chƣa thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về BHXH, BHY. Cụ thể, trong năm 2014, còn 6 doanh nghiệp không tham gia BHXH hoặc tham gia không đủ số lao động thuộc đối tƣợng bắt buộc phải tham gia.
- Công tác vận động, tuyên truyền được tăng cường nhưng số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp so với số lao động thuộc đối tƣợng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
bắt buộc phải tham gia. Số người tham gia BHXH tự nguyện còn thấp, chỉ chiếm chưa đến 0,5% tổng số người tham gia BHXH.
1.2.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với BHXH huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo đảm việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đúng quy định của pháp luật, khắc phục tình trạng trốn đóng, nợ đọng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn cần:
- Thống kê tình hình các đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, số tiền nợ, thời gian nợ hàng quý, báo cáo BHXH tỉnh, UBND tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để kịp thời chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định.
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, xử phạt vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật. Đề xuất với người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý các đơn vị sử dụng lao động có vi phạm.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, phòng Thông tin và Truyền thông huyện để thông qua Đài Truyền hình và các cơ quan báo chí thực hiện tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Đảng và Nhà nước.
Chương 2