Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP An Bình

Một phần của tài liệu Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI

3.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP An Bình

3.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP An Bình

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

Chênh lệch 2015/2014 (+/-)

Chênh lệch 2016/2015 (+/-) Mức tăng

giảm

Tỷ lệ (%)

Mức tăng giảm

Tỷ lệ (%) Tổng tài sản 67.198 64.662 74.432 -2.536 -3,77 9.770 15,11

Vốn điều lệ 4.798 4.798 5.319 0 0 521 10,86

Cho vay 25.969 30.915 40.141 4.946 19,05 9.226 29,84 Huy động 45.404 47.881 52.228 2.477 5,46 4.347 9,08 Lợi nhuận trước

thuế 133,6 107,7 288,4 -26 -19,39 181 167,78

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014, 2015, 2016

Năm 2016 là năm mà ngành ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn như:

áp lực về biến động lãi suất, tỷ giá, giá vàng, lạm phát trên thị trường trong nước và quốc tế. Các chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát và nâng cao chuẩn an toàn hoạt động cũng là áp lực không nhỏ đối với các ngân hàng. Thực trạng diễn biến thị trường trong năm qua đã đặt ra không ít những thử thách cho hoạt động huy động vốn từ khách hàng trên toàn hệ thống ABBANK. Trong bối cảnh đó bên cạnh việc tuân thủ chặt chẽ chỉ đạo của NHNN, ABBANK luôn bám sát diễn biến thị trường để kịp thời điều chỉnh chính sách huy động, đảm bảo tính cạnh tranh, hài hoà lợi ích của khách hàng và ngân hàng. Trong năm qua, ABBANK đã xây dựng và phát triển mới nhiều sản phẩm dịch vụ huy động dành riêng cho các phân khúc khách hàng mục tiêu như: xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm vé tiền điện (thu hộ tiền điện tại quầy, thu hộ tiền điện tại nhà khách hàng, thanh toán tiền điện tự động, quản lý vốn đầu tư các dự án điện...) hay phát triển các dịch vụ tăng tính tiện ích cho khách hàng như Online Banking (chuyển tiền theo lô, chuyển tiền định kỳ, tương lai), Phone Banking, SMS Banking... Không chỉ khai thác các nguồn lực hiện hữu để phục vụ khách hàng, ABBANK còn tiếp tục duy trì các mối quan hệ với các ngân hàng đối tác trong và ngoài nước như Deutche Bank, HSBC, ANZ, Mekong Bank... trong việc thực hiện các dịch vụ thu chi hộ. Việc thực hiện các dịch vụ này đem lại cho ABBANK cơ hội tiếp cận với đối tượng khách hàng lớn của những ngân hàng này, tăng thêm sự nhận biết thương hiệu của ABBANK tại nhiều nơi trong cả nước. Do đó, kết quả hoạt động huy động vốn từ khách hàng trên toàn hệ thống của ABBANK năm 2015 tăng trưởng tốt, tăng 5,46% so với năm 2014. Huy động vốn đến 2016 đạt 52.228 tỷ đồng, tăng hơn 9,08% so với với năm 2015.

Bên cạnh đó, năm 2015 cùng với các chính sách điều tiết hoạt động tín dụng của NHNN, ABBANK đã hỗ trợ tài chính cho lĩnh vực theo đúng định hướng của NHHH: cho vay mua nhà ở xã hội, cho vay sản xuất kinh doanh... Tuy thị trường có nhiều yếu tố không thuận lợi, ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động cho vay nhưng ABBANK đã chia sẻ khó khăn với khách hàng thông qua nhiều sản phẩm tài trợ vốn vay với thời gian và lãi suất hấp dẫn. Mảng cá nhân với các chương trình ưu đãi

lớn nhất trong năm của ABBANK là “Vay dễ dàng - nhận ưu đãi lớn” dành cho khách hàng vay sản xuất kinh doanh, vay mua/xây sửa nhà, vay mua xe và cho vay tiêu dùng... cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía thị trường. Mảng doanh nghiệp với các chương trình tài trợ ưu đãi cho doanh nghiệp “Đối tác mới - thành công mới” 1.000 tỷ đồng, “Ưu đãi nhà thầu cung cấp máy móc thiết bị, vật tư” 500 tỷ đồng. Đối với mảng tài trợ DNVVN, có thể nói năm 2015 là điểm nhấn quan trọng trong quá trình thực hiện chiến lược phục vụ phân khúc khách hàng DNVVN của ABBANK. Nhiều gói sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ danh riêng cho khách hàng DNVVN thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau từ SXKD trong nước, xuất nhập khẩu, nhà thầu điện lực... được ABBANK tư vấn và cung cấp phù hợp với nhu cầu đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp, với mức giá trọn gói hợp lý giúp tối đa hoá hi ệu quả tài chính cho doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, ABBANK cũng triển khai các sản phẩm đặc thù như “Tài trợ xuất khẩu VNĐ theo lãi suất USD”,

“Tài trợ nhập khẩu VND lãi suất ngoại tệ”, và chương trình cho vay ưu đãi lãi suất

“Nâng tầm vị thế - hợp tác thành công” với tổng hạn mức 30 triệu USD hỗ trợ nhu cầu vốn kịp thời doanh nghiệp, tối thiểu hoá chi phí lãi vay, giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh. Điều này khẳng định sự tăng trưởng đều đặn trong hoạt động tín dụng của ABBANK, đóng góp quan trọng vào việc tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Đến 2016, dư nợ cho vay đạt 40.141 tỷ đồng, tăng 29,84%

so với năm 2015.

Kết thúc năm 2016, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của ABBANK đạt 288,4 tỷ đồng, ghi nhận tốc độ tăng trưởng ấn tượng 167,78% so với năm 2015. Mức tăng ấn tượng của lợi nhuận trước thuế là kết quả của việc gia tăng thu nhập hoạt động kết hợp với các biện pháp kiểm soát chi phí chặt chẽ. Tổng thu nhập hoạt động tăng 15%, trong đó nổi bật với thu nhập thuần từ dịch vụ đạt 238% so với kết quả năm 2015, gia tăng đáng kể mức đóng góp từ dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của ABBANK. Thành tích này đánh dấu bước chuyển mình của ABBANK theo đúng mục tiêu gia tăng thu nhập dịch vụ đã được đặt ra cho năm 2016.

3.2 Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP An Bình

Để xem xét một cách tổng quát tình hình mở rộng cho vay đối với DNVVN tại ABBANK, luận văn sẽ đi vào phân tích từng chỉ tiêu đã nêu tại chương 2.

Một phần của tài liệu Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)