Đánh giá kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp (Trang 79 - 82)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI

4.4 Kết quả kiểm định giả thuyết

4.4.5 Đánh giá kết quả khảo sát

Nhìn chung, khách hàng đánh giá chưa cao mức độ mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại ABBANK. Các nhân tố được dùng để đánh giá mức độ mở rộng cho vay chỉ được đánh giá ở khoảng 2 đến 3 trên thang đo Likert 5 (với 5 là hoàn toàn đồng ý). Giá trị trung bình của biến mở rộng cho vay chỉ ở mức 3.2864.

Mức điểm này cho thấy việc mở rộng hoạt động cho vay của ABBANK đối với DNVVN chưa được đánh giá cao. Kết quả này phù hợp với kết quả phân tích thực trạng cho vay DNVVN tại ABBANK trong thời gian qua.

Với mức điểm này, ABBANK cần phải tìm hiểu sâu những yếu tố bị đánh giá thấp và hoàn thiện những yếu tố đó.

Kết quả hàm hồi quy bội

MR = 0.791 + 0.343 DH + 0.214 NV + 0.160 SP

Hàm hồi quy bội cho thấy cả ba nhân tố đều tác động tích cực đến hoạt động cho vay của DNVVN tại ABBANK. Trong đó, nhân tố “định hướng tín dụng” tác động nhiều nhất và hơn hẳn hai nhân tố còn lại. Do đó, ABBANK cần tác động nhân tố “định hướng tín dụng” nhiều nhất nếu muốn mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN. Trong thành phần “định hướng tín dụng”, các biến quan sát đều hướng đến khả năng cạnh tranh của ABBANK trên thị trường tài chính. Chính vì thế, thành phần “định hướng tín dụng” ảnh hưởng mạnh nhất đến việc mở rộng cho vay DNVVN của ngân hàng. Ngành ngân hàng hiện nay là ngành dịch vụ phát triển mạnh, vì vậy việc thu hút và phát triển khách hàng là việc rất cần thiết.

Kết quả tổng hợp thống kê cho thấy đánh giá của khách hàng về nhân tố “ định hướng tín dụng” cho thấy nhân tố này chưa được đánh giá cao, các giá trị trung bình đều thấp hơn 3.6. Biến quan sát “ABBANK xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với đối tượng khách hàng DNVVN” được đánh giá cao nhất, với giá trị trung bình đạt 3.5. Trong khi đó, biến quan sát “Chính sách của ABBANK về tài sản đảm bảo linh hoạt, phù hợp thực tế” lại bị đánh giá thấp, giá trị trung bình chỉ đạt 3.33, kế đó là biến quan sát “Lãi suất của ABBANK áp dụng cho các DNVVN rất ưu đãi” với giá trị trung bình là 3.47. Vì vậy, để mở rộng hoạt động cho vay, ABBANK nắm bắt tốt hơn nhu cầu của khách hàng cũng như biến động của thị trường, để xây dựng được chính sách, định hướng tốt nhất dành cho DNVVN. Trước mắt là cần phải tập trung xây dựng chính sách của ABBANK về tài sản đảm bảo linh hoạt, phù hợp thực tế, xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp.

Về thành phần nhân viên tín dụng, trên thực tế yếu tố này luôn đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực dịch vụ nhất là đối với ngân hàng. Yếu tố con người luôn là cầu nối giữa khách hàng và ngân hàng. Các biến quan sát của thành phần này tập trung hướng đến trình độ chuyên môn của cán bộ, lãnh đạo ngân hàng và phong cách phục vụ khách hàng. Theo kết quả thống kê mô tả, thì các biến thuộc về thành phần này đều được đánh giá ở mức trung bình, giá trị trung bình các biến đều cao hơn 3. Như vậy, ABBANK đã xây dựng được đội ngũ nhân viên và lãnh đạo có trình độ chuyên môn và năng lực quản lý cao. Vì vậy, ABBANK cần phát huy thế mạnh là yếu tố con người hơn nữa nhằm phục vụ tốt hơn cho khách hàng cũng như xây dựng được hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng.

Nhân tố sản phẩm tín dụng tác động đến mức độ mở rộng cho vay của ngân hàng vì chính nhân tố này thể hiện mức độ đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của khách hàng đối với các sản phẩm vay của ngân hàng cũng như đem đến cho khách hàng sự thỏa mãn, thoái mái khi quan hệ giao dịch với ngân hàng. Các biến quan sát của nhân tố này được đánh giá càng cao thì mức độ hài lòng của khách hàng càng cao, từ đó việc cho vay sẽ ngày càng được mở rộng.

Thang đo để đo lường nhân tố sản phẩm tín dụng bao gồm 3 biến là quan tâm đến

nhu cầu khách hàng, chính sách chăm sóc khách hàng và danh mục sản phẩm. Theo kết quả thống kê mô tả các biên hồi quy, các biến này đều được đánh giá chưa cao, từ mức 3.44 đến 3.56. Trong đó, biến được đánh giá cao nhất là ABBANK luôn quan tâm đến nhu cầu khách hàng, còn sự đa dạng của sản phẩm chỉ ở mức 3.44.

Giá trị này phù hợp với kết quả thực tế tại ABBANK, mặc dù ngân hàng thường xuyên xây dựng nhiều sản phẩm để phục vụ khách hàng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Vì vây, ngân hàng phải luôn tìm hiểu khách hàng để xây dựng danh mục sản phẩm đa dạng và phù hợp với đối tượng khách hàng là các DNVVN.

Tóm tắt chương 4

Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được mô hình nghiên cứu tổng quát để mở rộng cho vay DNVVN tại ABBANK. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế sau:

- Chưa thực hiện nghiên cứu trên toàn bộ khách hàng của tất cả các hệ thống của ABBANK.

- Thực hiện nghiên cứu trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động nên có ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

Tuy nhiên, dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm, cũng như đánh giá thuận lợi và khó khăn của ABBANK trong hoạt động tín dụng nói chung và cho vay đối với DNVVN nói riêng, từ đó, luận văn đề xuất một số giải pháp tại chương 5 giúp ABBANK mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN, góp phần đem lại sự tăng trưởng, hiệu quả kinh doanh và hình ảnh, thương hiệu của ABBANK trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu Giải Pháp Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)