Nghiên cứu về sinh trưởng và năng suất rừng trồng gỗ lớn

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá các mô hình rừng trồng cung cấp gỗ lớn làm cơ sở lựa chọn loài cây trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh ở các tỉnh trung du miền núi phía bắc tây bắc và trung tâm (Trang 26 - 29)

Nghiên cứu về sinh trưởng và năng suất rừng ở nước ta có rất nhiều nghiên cứu. Nghiên cứu về sinh trưởng, năng suất nhằm phục vụ sản xuất

Sinh thái + Sinh trưởng

Ưa sáng Trung tính Chịu bóng

Cây bản địa lá rộng

Phân bố rộng Phân bố hẹp

nâng cao hiệu quả kinh tế trong kinh doanh rừng ngày càng được chú trọng.

Những nghiên cứu nổi bật trong những năm gần đây có thể tổng kết như sau.

Vấn đề nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng của cá thể và lâm phần:

Nghiên cứu sinh trưởng cá thể và lâm phần đã được Nguyễn Ngọc Lung (1987) tổng kết, rất nhiều tác giả đã mô hình hoá quá trình sinh trưởng cho từng loài cây ở các kiểu rừng. Về lý thuyết hàm ngẫu nhiên để nghiên cứu quá trình sinh trưởng cây rừng đã được Nguyễn Hải Tuất (1991) làm sáng tỏ.

Phùng Ngọc Lan (1981 - 1985) đã khảo nghiệm một số phương trình sinh trưởng châu Âu cho nhiều loài cây trồng rừng hoặc tự nhiên Việt Nam, kết quả thấy rằng các đường thực nghiệm và lý thuyết đa số gặp nhau tại một điểm. Chứng tỏ sai số phương trình tuy là nhỏ nhất, song có hai giai đoạn sai số ngược dấu nhau một cách hệ thống.

Những nghiên cứu về tăng trưởng và sản lượng của rừng trồng Thông 3 lá ở Việt Nam đã được Nguyễn Ngọc Lung, Đào Công Khanh (1999) [13]

nghiên cứu tương đối toàn diện và đầy đủ và đưa ra kết luận: Thông ba lá sinh trưởng nhanh, mạnh ở giai đoạn 3 đến 9 tuổi. Các chỉ tiêu sinh trưởng đều đạt cực đại vào giai đoạn trước tuổi 9. Quy luật tăng trưởng tổng quát là sinh trưởng, tăng trưởng, cá thể phụ thuộc chặt vào H, D. Sinh trưởng, tăng trưởng quần thể phụ thuộc chặt chẽ vào chiều cao và mật độ.

Theo nhóm tác giả Đào Công Khanh, Đặng Văn Thuyết [11] kết quả xây dựng mô hình Thông ba lá trồng ở Đăk To - KonTum cho thấy Thông ba lá trồng ở đây sinh trưởng khá nhưng biến động của các chỉ tiêu sinh trưởng lớn.

Đào Công Khanh, Hoàng Đức Tâm (1998), kết quả thử nghiệm sinh trưởng của Keo lai 14, 23 tháng tuổi [12]:

Keo lai 14 tháng tuổi: D = 4,64 cm

H vn= 3,7 m Keo lai 23 tháng tuổi: D = 7,3 cm

H vn= 5,48 m

Theo Khúc Đình Thành nghiên cứu sinh trưởng cây Keo tai tượng vùng Đông Bắc [23] kết luận: thông qua biểu thể tích lập theo cấp chiều cao sẽ xác định được thể tích cây cũng như trữ lượng lâm phần từ 3 đến 10 tuổi.

Trần Quang Việt (1999) [29] cho biết mô hình trồng cây bản địa với Keo lá tràm ở Vườn quốc gia Cát Bà tỏ ra có nhiều triển vọng. Giổi, Re trồng bốn năm sinh trưởng bình quân năm 0,5 m. Sinh trưởng của cây Keo lá tràm được mô tả bằng hàm sinh trưởng [6]: Y = a. logx + b; Y = αe−βx; Y = ax2 + bx + c

Nghiên cứu về sinh trưởng Keo lá tràm Hoàng Văn Dưỡng (2000) [4]

cho biết quan hệ sinh khối tươi thân cây với đường kính, chiều cao có thể mô tả thông qua nhiều dạng quan hệ khác nhau, quan hệ thích hợp nhất là quan hệ sinh khối thân cây với đường kính.

Nghiên cứu cây Re gừng, Nguyễn Bá Chất [2] đưa ra một số nhận xét.

Cây Re gừng tỷ lệ sống cao, tốc độ tăng trưởng bình quân 0,6 - 0,8 cm/năm.

Cây Giổi xanh, gỗ tốt, sinh trưởng trung bình phân, bố rộng, gỗ bóc khá tốt.

Chế độ ánh sáng thích hợp ít bị phân hoá.

Đặc điểm sinh trưởng của Giổi xanh trong tự nhiên sinh trưởng chậm, Giổi xanh sinh trưởng nhanh nhất vào tuổi 19-30 tăng trưởng về đường kính lớn hơn 1cm/năm, sinh trưởng về chiều cao nhanh nhất vào tuổi 12-30 tăng trưởng về chiều cao (∆H > 0,6 m/năm) sau đó tốc độ giảm dần theo Hoàng Xuân Tý, Nguyễn Đức Minh (2001).

Nghiên cứu sinh trưởng của cây Mỡ, Lâm Công Định (1965) [5] đã đưa ra một số kết luận. Cây tiêu chuẩn 35 tuổi ở vị trí sườn đồi Hvn = 19,5 m, D1.3

= 30,7 cm, V = 0,64 m3. Trong một số điều kiện cơ bản về đất đai và khí hậu Mỡ sinh trưởng trung bình. Tốc độ sinh trưởng có thể giảm hay tăng lên nhất là trong giai đoạn tuổi nhỏ. Sự tăng giảm đó phụ thuộc chặt chẽ vào các điều kiện chi phối cụ thể như: hướng phơi, thời vụ trồng, sự xâm chiếm của cỏ dại.

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá các mô hình rừng trồng cung cấp gỗ lớn làm cơ sở lựa chọn loài cây trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh ở các tỉnh trung du miền núi phía bắc tây bắc và trung tâm (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)