Điểm qua các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có rất nhiều các nghiên cứu về sinh trưởng, năng suất rừng. Nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng và năng suất của rừng với các dạng lập địa, kiểu lập địa thì có rất ít những nghiên cứu được tiến hành một cách toàn diện và chi tiết. Các nghiên cứu mới chỉ dừng lại tập trung nghiên cứu ở một số loài cây trồng rừng nguyên liệu như: Keo, Bạch đàn, Thông, Tếch, Mỡ,… nhưng còn rất nhiều khoảng trống đối với một số loài cây bản địa, cũng như cây nhập nội khác.
Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về sinh trưởng và năng suất cho một số loài cây. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó còn một số hạn chế về tính hệ thống, tính chi tiết. Các nghiên cứu chưa đưa ra được danh lục loài cây chi tiết cho các dạng lập địa, các địa phương trên phạm vi toàn quốc. Một số nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một vài cấp tuổi hay mới chỉ đưa ra được sinh trưởng và năng suất sinh học mà chưa đưa ra được năng suất kinh tế. Số lượng loài cây gỗ lớn được nghiên cứu còn ít, trong khi đó nhu cầu trồng rừng gỗ lớn nhiều dẫn tới một số loài cây đưa vào trồng rừng chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất do chưa phù hợp hay chưa phát huy được hết những đặc tính sinh học ưu việt, để có biện pháp tác động thích hợp về mặt số lượng, thời gian đến cây trồng.
Một khoảng trống nữa trong nghiên cứu sinh trưởng và năng suất rừng trồng là thiếu sự bố trí giữa các loài, nhóm loài trong trồng rừng hỗn giao.
Các nghiên cứu về sinh trưởng và năng suất khi áp dụng các cách phối trí loài cây trồng nhằm cải tạo điều kiện lập địa gây trồng bằng chính các loài cây bạn đưa vào trồng rừng. Nghiên cứu định lượng về sinh trưởng, năng suất, hiệu quả kinh tế trong trồng rừng hỗn giao so với trồng rừng thuần loài còn ít. Còn thiếu những thang đánh giá năng suất kinh tế khi lựa chọn những loài cây trồng khác nhau cho một dạng lập địa thích hợp. Đấy cũng chính là những tồn tại gây trở ngại trong sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu trồng rừng sản xuất và phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở nước ta.
Do đó, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các loại sảm phẩm từ cây gỗ lớn, nhằm đem hiệu quả kinh tế trong sản xuất, nâng cao giá trị hàng hoá trong kinh doanh. Để thực hiện được điều này thì phải nắm bắt được các đặc điểm sinh trưởng và năng suất các loài cây trồng rừng chủ yếu trên những dạng lập địa khác nhau. Xuất phát từ yêu cầu đó vấn đề nghiên cứu đặt ra là rất cần thiết. Việc tổng quan các kết quả nghiên cứu trên đây đã cho thấy:
trong lĩnh vực trồng rừng đã đạt được một số kết quả đáng kể trong việc trồng rừng thâm canh cung cấp gỗ nguyên liệu (gỗ nhỏ). Nỗi bật là các tiến bộ trong lĩnh vực cải thiện giống cây trồng, và các biện pháp thâm canh rừng. Tuy nhiên, các khoảng trống trong lĩnh vực trồng rừng vẫn còn rất nhiều, đó là:
- Thiếu một danh sách các loài cây ưu tiên cho trồng rừng công nghiệp và trang trại trong các vùng sinh thái khác nhau. Danh mục các loài cây ưu tiên cho trồng rừng cần phải được xem xét cùng với động thái thay đổi của các điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội.
- Thiếu các thông tin cần thiết về các đặc trưng di truyền và các mô hình trình diễn liên quan của các loài khác nhau trên các vùng sinh thái khác nhau. Việc trình diễn các đặc trưng di truyền phụ thuộc vào danh mục cập nhật của các loài ưu tiên, cái mà chúng ta còn thiếu. Hơn nữa, những loài đã được lựa chọn để trồng rừng thì các thông tin về đặc trưng di truyền của chúng vẫn còn rất hạn chế, và rất nhiều loài chưa có mô hình trình diễn.
- Thiếu tiêu chuẩn về chất lượng giống để bảo đảm cho sản xuất, sử dụng và thị trường hoá các loại giống có chất lượng cao của các loài ưu tiên.
Đây là kết quả của một thực tế lâu dài chưa có sự quan tâm thích đáng đối với chính sách quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp trên thị trường.
- Các biện pháp KTLS áp dụng trong lĩnh vực trồng rừng thâm canh tuy đã được đầu tư nghiên cứu nhưng vẫn chưa hoàn thiện và đồng bộ.
- Đặc biệt các biện pháp kỹ thuật trong trồng rừng sản xuất gỗ lớn so với nghiên cứu trồng gỗ nguyên liệu thì vẫn còn rất hạn chế. Ví dụ các biện pháp thâm canh để tạo thành năng suất và chất lượng gỗ như: mật độ và tỉa thưa nuối dưỡng, bón phân, tưới nước vào các giai đoạn phát triển khác nhau của rừng.
Để bổ sung những khoảng trống này, trong kế hoạch 2006-2010, Viện Khoa Học Lâm Nghiệp đang tiến hành các đề tài trọng điểm cấp bộ sau đây:
Bạch đàn, Thông caribea cung cấp gỗ lớn” do Phòng nghiên cứu kỹ thuật lâm sinh thực hiện.
- “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng rừng cây gỗ lớn nhập nội:
Giổi bắc (Michelia mecclurei) và Lát Mexico (Cedrela odorata)”;
- “Nghiên cứu phát triển cây Vối thuốc (Schima wallichi) và Schima superba)”.
Các đề tài này có một số nội dung liên quan đến đề tài đề xuất cần có sự phối hợp để tránh trùng lặp. Đối tượng của đề tài trọng điểm cấp Bộ thứ nhất chủ yếu là cây nhập nội mọc nhanh đang sử dụng trồng rừng gỗ nhỏ, nguyên liệu và chủ yếu trồng tập trung trên đất trống, đồi núi trọc nay áp dụng các biện pháp để cải tạo, chuyển hoá và trồng với mục đích kinh doanh gỗ lớn. Đối tượng của đề tài thứ hai là hai loài cây nhập nội Giổi Bắc và Lát Mexico và đối tượng của đề tài thứ ba là hai loài Vối thuốc và chỉ tập trung vào kỹ thuật gây trồng và phát triển. Điểm mới của đề tài này là ở chổ: nghiên cứu toàn diện các giải pháp kỹ thuật và kinh tế xã hội để trồng các cây gỗ lớn mọc nhanh trên đất trống còn tính chất đất rừng và rừng nghèo kiệt với ưu tiên trước hết cho các loài bản địa (không loài trừ các loài nhập nội có tiềm năng kinh tế cao trên đất trống còn tính chất đất rừng và đất rừng nghèo kiệt).
Các loài cây ưu tiên lựa chọn trong đề tài này là cây mọc nhanh cho gỗ lớn với chu kỳ 15-20 năm).
CHƯƠNG 2