Đánh giá và phân loại lập địa trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá các mô hình rừng trồng cung cấp gỗ lớn làm cơ sở lựa chọn loài cây trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh ở các tỉnh trung du miền núi phía bắc tây bắc và trung tâm (Trang 61 - 65)

Kết quả phân loại các tiểu vùng và kiểu lập địa rừng nghèo kiệt và đất trống còn tính chất đất rừng vùng sinh thái miền núi phía bắc được tổng hợp ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Một số tiểu vùng Lập địa vùng Núi phía Bắc

TT Tiểu vùng lập địa Kiểu lập địa đất rừng nghèo kiệt

Kiểu lập địa đất trống còn tính chất

đất rừng 1 Núi thấp Tây bắc huyện

Đà Bắc

Nd3a1FsX1;

Nd2a1FsX1

Nd3a1FsX0;

Nd2a1FsX0

2 Karst thấp/núi đất Đà Bắc

Nd3a1FvX1;

Nd2a1FsX1 Nd2a2FsX1;

Nd2a2FsX1

Nd3a1FvX0;

Nd2a1FsX0 Nd2a2FsX0;

Nd2a2FsX0 3 Thung lũng Sông Đà tại

Hòa Bình

Td1a2FsX1;

Td1a1PX2

Td1a2FsX0;

Td1a1PX0 4 Núi thấp đông Hòa Bình Nd3a1FqX1;

Nd2a2FqX1

Nd3a1FqX0;

Nd2a2FqX0

5 Karst Mai Châu-Bá Thước

Nd3a2FvX1;

Nd2a2FvX1;

Nd3a2FsX1;

Nd2A2FsX1

Nd3a2FvX0;

Nd2a2FvX0;

Nd3a2FsX0;

Nd2A2FsX0

6 Núi thấp Pu Luông Nd2a2FqX1;

Nd3a2FqX1

Nd2a2FqX0;

Nd3a2FqX0 7 Bình Nguyên Tân Lạc

Td2a2FsX1 Td1a2FvX1;

Td1a2FsX1

Td2a2FsX0 Td1a2FvX0;

Td1a2FsX0

8 Núi thấp Cốt Ca Nd3a2FkX1;

Nd2a2FkX1

Nd3a2FkX0;

Nd2a2FkX0 9 Núi thấp đá vôi Lương

Sơn

Nd3a2FvX1;

Nd2a2FvX1

Nd3a2FvX0;

Nd2a2FvX0 10 Karst thấp Hương Tích-

Mỹ Đức

Nd2a2FvX1;

Nd2a2FsX1

Nd2a2FvX0;

Nd2a2FsX0

11 Karst thấp Lạc Thủy

Nd2a2FvX1;

Nd3a2FvX1 Nd2a2FsX1;

Nd3a2FsX1

Nd2a2FvX0;

Nd3a2FvX0 Nd2a2FsX0;

Nd3a2FsX0 12 Thung lũng Sông Con tại

Vụ Bản

Td1a2FsX1, T1d1a2FsX2

Td1a2FsX0, T1d1a2FsX0 13 Núi thấp đông Văn Chấn Nd2a2FsX1;

Nd3a2FsX1 Nd2a2FsX0

14 Lòng chảo Văn Chấn Td1a2FhX1;

Td2a2FhX1

Td1a2FhX0;

Td2a2FhX0

15 Đồi Hàm Yên Đd2a2FsX1 Đd2a2FsX0

16 Thung lũng Sông Lô

Hàm Yên Td2a2FsX1 Td2a2FsX0

17 Đồi thấp bắc Sơn Dương Đd2a2FsX1 Đd2a2FsX1

18 Vùng bồn địa Yên Sơn Td2a2FsX1 Td2a2FsX0

Vùng miền núi phía bắc (bao gồm Tây bắc và Đông bắc) có 18 tiểu vùng với 40 dạng lập địa đất rừng nghèo kiệt và 39 dạng lập địa đất trống còn tính chất đất rừng. (chi tiết các dạng lập địa tham khảo Trần Văn Con và cs, 2008). Đánh giá về tiềm năng lập địa cho trồng rừng gỗ lớn vùng nghiên cứu:

a) Vùng Tây Bc:

Nét đặc trưng về mặt khí hậu ở Tây Bắc là mùa đông lạnh hay xuất hiện nhiều sương muối, một số năm ở vùng núi cao có khi xuất hiện tuyết (Sapa). So với vùng Đông Bắc nền nhiệt cao hơn và vùng Tây Bắc có phần khô hạn hơn. Có nhiều vùng lượng mưa và độ ẩm không khí thấp (lượng mưa 1.300-1.400mm, độ ẩm không khí 80-85%) như Sơn La, Yên Châu, Phù Yên, Điện Biên…Nhìn chung các loại đất ở Tây Bắc tích lũy lượng hữu cơ khá (5- 8%), ở vùng núi cao rất giàu hữu cơ (10-15%), một số loại đất có hàm lượng cation kiềm trao đổi ca và độ bão hòa baze lớn (80-90%), dung tích hấp thụ của đất khá cao (>25 ly đương lượng/100g đất), và đất có cấu trúc tốt, bền trong nước.(Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình, 2000).

Trong những năm gần đây công tác bảo vệ rừng và đặc biệt là nhiệm vụ gây trồng rừng được quan tâm và đẩy mạnh. Đa phần các khu rừng ở Tây Bắc được quy hoạch là rừng phòng hộ đầu nguồn, đặc biệt là lưu vực sông Đà rộng lớn. Loài cây trồng rừng phòng hộ chính đang được gây trồng là: Long não, Lát hoa, Sấu, muỗm, Cáng lò, Tô hạp, Vối thuốc, Mạy sang, Sao, Keo tai tượng…Đối với rừng sản xuất các loài chủ yếu gây trồng là: Lát hoa, các loại Thông (Thông nhựa, Thông đuôi ngựa), Du sam, Trẩu ta, các loại tre (Mạy sang, Luồng Thanh Hóa, tre diễn…), Keo tai tượng, Keo lá tràm…Một số loài cây chủ cánh kiến đỏ đã được gây trồng phổ biến đặc biệt là Cọ phèn, Cọ khiết. Tuy vậy, nhìn chung các mô hình trồng rừng thành công trên quy mô rộng ở Tây Bắc còn khá hạn chế.

b) Vùng Đông bc:

Vùng Đông bắc có lượng mưa khá dồi dào (1800-2000mm), một vài nơi có lượng mưa khá dồi dào như Bắc Quang, Chiêm Hóa (2500-3000mm).

Với độ phì tiềm tàng vùng đồi núi vùng Trung tâm, đặc biệt đất lâm nghiệp có thể coi là một trong những vùng đất tốt ở nước ta. Các yếu tố rất nổi trội là đa

thuận lợi cho việc canh tác, trồng rừng nguyên liệu và gỗ lớn. Một yếu tố có phần hạn chế là độ dốc, trừ phần núi đá chiếm 14% cả vùng, còn lại độ dốc tuy cao nhưng cũng nằm trong điều kiện hoạt động lâm nghiệp bình thường (15-25o và 25-35o). Đối với nơi đất còn rừng, ngoài diện tích đầu nguồn là rừng phòng hộ cần bảo vệ thì với rừng sản xuất sẽ có điều kiện thâm canh rừng tự nhiên, nâng cao năng suất rừng. Đa số diện tích rừng nghèo, rừng trung bình sau khai thác áp dụng một số biện pháp lâm sinh cần thiết như nuôi dưỡng rừng, trồng dặm cây giá trị kinh tế theo đám, làm giàu rừng, chắc chắn rằng rừng sẽ có điều kiện phát triển đảm bảo cho việc khai thác các chu kỳ sau. Ở những diện tích rừng nghèo kiệt hơn, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam cũng đã thử nghiệm thâm canh rừng tự nhiên trên cơ sở áp dụng biện pháp làm giàu rừng kết hợp tái sinh tự nhiên. Những băng gây trồng các loài cây Giổi, Re gừng, Sồi phảng, Ràng ràng… đã phát triển tốt cùng với một số loài tái sinh tự nhiên từ băng chừa còn lại tạo nên khoảnh rừng hỗn giao có nhiều cây giá trị kinh tế. Có thể nói năng lực tái sinh tự nhiên trên nền đất rừng còn tốt là rất mạnh. Với nơi đất không có rừng, nơi còn tính chất đất rừng, rừng mới bị phá hoại thì khả năng phục hồi lại rừng tự nhiên hỗn giao thông qua việc gây trồng các loài cây bản địa là hoàn toàn có thể thực hiện được bằng cách tạo các lớp phủ cho cây dựa vào cây bụi, cây che bóng. Các thực nghiệm đã có kết quả tại Trung tâm Lâm sinh Cầu Hai Phú Thọ.

Tóm lại, tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp của vùng Đông bắc là rất lớn. Vấn đề là ở chỗ tìm và áp dụng các phương thức và biện pháp sử dụng đất hợp lý, bền vững trên cơ sở kinh nghiệm của dân và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đã được thử nghiệm trong thực tiễn để nâng cao năng suất rừng tự nhiên và rừng trồng đảm bảo chức năng kinh tế và phòng hộ của rừng. Tuy vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm rừng trồng, đặc biệt là nguyên liệu giấy vừa qua đã gặp trở ngại lớn vì giá xuống quá thấp ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển lâm nghiệp của vùng.

Đất ở khu vực nghiên cứu là đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét (Fs), độ dày tầng đất từ 50- 120cm, độ dốc từ 12 -25o, độ cao từ 100- 120m so với mực nước biển. Thành phần dinh dưỡng cơ bản trong đất nghèo, đất khá chua pH < 4, hàm lượng mùn và đạm thấp, K2O, P2O5 dễ tiêu khá, thực bì chủ yếu là cây bụi nhỏ.

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá các mô hình rừng trồng cung cấp gỗ lớn làm cơ sở lựa chọn loài cây trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh ở các tỉnh trung du miền núi phía bắc tây bắc và trung tâm (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)