Kết quả điều tra, đánh giá sinh trưởng của các mô hình đã có

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá các mô hình rừng trồng cung cấp gỗ lớn làm cơ sở lựa chọn loài cây trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh ở các tỉnh trung du miền núi phía bắc tây bắc và trung tâm (Trang 65 - 75)

Vùng Tây Bắc (Hòa Bình):

1. Cây Trám

Trám được trồng với phương thức làm giàu, các ô tiêu chuẩn điều tra được lựa chọn ở các mô hình tương đối thành công cho thấy sinh trưởng của Trám khá nhanh với tăng trưởng đường kính từ 1,93-2,22 cm/năm và tăng trưởng chiều cao từ 1,14-1,95 m/năm. Trên các dạng lập địa khác nhau tăng trưởng cũng khác nhau cả về trị số trung bình và độ biên động. Cụ thể:

- Trên lập địa Nd2a2FsX1, địa hình núi thấp, loại đất Feralit trên đá trầm tích và biến chất kết cấu có hạt mịn, tăng trưởng đường kính từ 1,93-2,06 cm/năm (V%=26,8-31,1%) và chiều cao là 1,14-1,68 m/năm (V%=13,5- 22,4%).

- Trên lập địa Td2a1FvX1, địa hình trủng, đất phát triển trên đá vôi và đá biến chất, độ ẩm tốt, sinh trưởng của Trám cao hơn với tăng trưởng đường

kính từ 2,08-2,22 cm/năm (V%=24,8-53,1%), và tăng trưởng chiều cao là 1,82-1,95 m/năm (V%=13,2-16,9%).

2. Cây Re hương

Trên hai dạng lập địa điều tra, sinh trưởng của cây Re hương không có sự khác biệt rõ ràng, nhìn chung Re hương sinh trưởng khá nhan, tương đương với Trám và đều có thể được coi là gỗ lớn mọc nhanh. Tăng trưởng đường kính ở các ô điều tra (đã được chọn ở các mô hình tốt) từ 2,02-2,30 cm/năm (V%=22,8-44,5%) vằ tăng trưởng chiều cao từ 1,76-1,92 m/năm (V%=15,2-27,6%).

3.Cây Keo tai tượng

- Trên dạng lập địa Đd2a2FsXo, kiểu địa hình đồi, lượng mưa bình quân 1500-2000 mm, có 3-4 tháng khô trong năm, nhiệt độ bình quân hàng năm 20-240C, nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất là 190C trên loại đất Feralit trên đá trầm tích và biến chất kết cấu có hạt mịn, tăng trưởng đường kính đạt 1,65-2,35 cm/năm (V%=23,3-28,6%) và tăng trưởng chiều cao từ 1,25-2,42 m/năm (V%=18,9-28,4%).

- Trên dạng lập địa Đd2a2FvXo, kiểu địa hình đồi đất phát triển trên đá vôi và đa biến chất, sinh trưởng của Keo tai tượng đạt tăng trưởng về đường kính là 2,12-2,33 cm/năm (V%=17,9-27,2%) và tăng trưởng chiều cao từ 1,65-2,52 m/năm (V%=23,3-26,3%), nhìn chung không có sự khác biệt mấy giữa hai dạng lập địa đã điều tra.

Bảng 4.2. Điều tra sinh trưởng các loài cây trồng ở vùng Tây Bắc D1,3 (cm) Hvn(m) Địa

điểm ÔTC Tuổi

(năm) Lập địa Vị trí N

(cây/ha) Bq V% Bq V%

∆D1,3 (cm/năm)

∆H (m/năm) T01 9 Đỉnh 620 1,74 26,8 10,3 22,4 1,93 1,14

T02 7 Chân 700 14,4 34,1 11,8 13,5 2,06 1,68

T03 7

Nd2a2FsX1

Sườn 720 14,2 30,7 11,5 14,8 2,02 1,65

T04 6 Chân 740 13,7 24,8 11,7 13,2 2,20 1,95

T05 6 Sườn 720 13,3 44,5 11,1 16,9 2,22 1,85

T06 6

Td2a1FvX1

Đỉnh 640 12,5 53,1 10,9 16,7 2,08 1,82

KTT01 4 Chân 1240 9,4 26,4 7,8 23,7 2,35 1,96

KTT02 5 Sườn 1220 11,3 28,6 12,1 28,4 2,26 2,42

KTT03 2

Đd2a2FsXo

Đỉnh 1440 3,3 23,3 2,5 18,9 1,65 1,25

KTT04 5 Chân 1360 11,6 23,4 12,3 25,7 2,33 2,46

Hòa Bình

KTT05 5 Đd2a2FvXo

Sườn 1160 11,4 27,2 12,6 26,3 2,27 2,52

KTT06 2 Đỉnh 1480 4,2 17,9 3,3 23,3 2,12 1,65

RH01 7 Chân 720 14,8 22,8 12,7 34,8 2,12 1,81

RH02 7 Sườn 600 14,7 44,5 13,5 27,6 2,10 1,92

RH03 8

Nd2a2FsX1

Đỉnh 760 16,1 37,8 13,0 15,2 2,01 1,62

RH04 6 Chân 700 13,8 35,1 11,4 23,8 2,30 1,89

RH05 6 Sườn 720 13,0 29,9 10,8 15,6 2,17 1,80

RH06 6

Td2a1FvX1

Đỉnh 760 13,1 33,8 10,6 18,8 2,18 1,76

Vùng Trung tâm

Diễn biến diện tích rừng trồng vùng trung tâm từ năm 1999 đến 2008 được tập hợp ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Diễn biến rừng trồng một số tỉnh tiểu vùng Đông Bắc (vùng Trung tâm cũ)

Năm TT Tỉnh

1999 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1 Hà

Giang 21.580 13.792 14.582 15.382 46.256 42.071 47.039 58.542 2 Lào Cai 37.595 25.759 24.343 24.367 51.364 50.877 58.138 61.558 3 Yến Bái 78.488 59.518 64.597 68.704 122.742 147.600 152.244 168.319 4 Tuyên

Quang 61.493 44.672 44.390 46.233 77.095 86.956 91.525 101.418 5 Phú Thọ 58.595 59.134 62.670 65.60 89.581 103.053 107.828 111.310 6 Vĩnh

Phúc 16.562 6.329 6.486 6.561 18.323 18.712 18.697 19.027 7 Cộng 274.313 209.203 217.068 226.907 405.361 449.267 475.472 520.175

(Nguồn: Cục Kiểm lâm 1999,2002-2008)

Tính đến 31/12/2008, tổng diện tích rừng trồng trong tiểu vùng là 520.175 ha. Nếu xét theo giai đoạn thì từ 1999-2003 diện tích rừng trồng trong vùng giảm rất mạnh (57.246 ha) từ 274.313 ha xuống còn 217.068 ha, trong đó duy nhất chỉ có tỉnh Phú Thọ là diện tích rừng trồng tăng mà không giảm. Ngược lại giai đoạn 2003-2008 diện tích rừng trồng ở các tỉnh tăng lên một cách đột biến từ 217.068 năm 2003 lên 520.175 năm 2008. Kết quả điều tra tình hình sinh trưởng một số loài trồng rừng chủ yếu trong vùng được tập hợp ở bảng 4.4, từ bảng này có thể đánh giá về các loài như sau:

1. Re gừng

Re gừng được trồng trên dạng lập địa Đd2a2FsX1 ở Cầu Hai Phú Thọ, trên kiểu địa hình đồi, lượng mưa bình quân 1500-2000 mm, có 1-2 tháng khô

trong năm, nhiệt độ bình quân hàng năm 220C, nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất là 160C trên loại đất Feralit trên đá trầm tích và biến chất kết cấu có hạt mịn, sinh trưởng thấp hơn so với các loài khác đã điều tra, tăng trưởng bình quân hàng năm về đường kính từ 1,33-1,98 cm/năm với độ biến động cao (V%=32,17-67,41%), về chiều cao đạt 1,18-1,78 m/năm với độ biến đông 15,58-27,86%. .

Re gừng tỏ ra thích hợp với dạng điều kiện lập địa có độ dốc nhỏ <150, vị trí chân đồi ẩm ướt, với độ dày tầng đất sâu >100cm.

2. Keo tai tượng

- Trên dạng lập địa Td2a2FsXo ở Tuyên Quang với kiểu địa hình thung lũng, lượng mưa bình quân hàng năm rất lớn 2500-3500mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 4-11, có 3-4 tháng khô trong năm, nhiệt độ bình quân hàng năm 20-240C, nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất là 190C, trên loại đất Feralit trên đá trầm tích và biến chất kết cấu có hạt mịn. Sinh trưởng bình quân hàng năm về đường kính từ 1,95-2,59cm/năm (V%=14,62-67,87%), về chiều cao đạt 2,09-2,44m/năm (V%=16,56-75,43). Một số lô phân hóa sinh trưởng rất lớn.

- Trên dạng lập địa Đd2a2FsXo ở Đoan Hùng, Phú Thọ với kiểu địa hình đồi, lượng mưa bình quân 1500-2000 mm, có 3-4 tháng khô trong năm, nhiệt độ bình quân hàng năm 20-240C, nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất là 190C trên loại đất Feralit trên đá trầm tích và biến chất kết cấu có hạt mịn.

Sinh trưởng bình quân hàng năm về đường kính từ 2,04-2,23 cm/năm (V%=14,24-20,94%), về chiều cao đạt 1,95-2,01m/năm (V%=13,24-28,24%).

Sinh trưởng đường kính có nhỉnh hơn so với ở Tuyên Quang, tuy nhiên sinh trưởng chiều cao lại thấp hơn. Phân hóa sinh trưởng tương đối nhỏ

3. Xoan đào

Điều tra các mô hình trồng Xoan đào ở Cầu Hai, Phú Thọ trên dạng lập địa Đd2a2FsX1, kiểu địa hình đồi, lượng mưa bình quân 1500-2000 mm, có

1-2 tháng khô trong năm, nhiệt độ bình quân hàng năm 220C, nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất là 160C trên loại đất Feralit trên đá trầm tích và biến chất kết cấu có hạt mịn cho thấy tăng trưởng đường kính từ 1.62-2,13 cm/năm (V%=22,54-42,82%) và tăng trưởng chiều cao từ 1,21-1,63 m/năm (V%=11,78-22,73%).

4. Sồi phảng

- Trên dạng lập địa Nd2a1Fv.Xo, dạng địa hình núi Káctơ đai cao độ cao >700m, lượng mưa bình quân hàng năm từ 2000-2500 mm, một năm có 1-2 tháng mùa khô, nhiệt độ bình quân hàng năm 200C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 140C, loại đất Feralit trên đá vôi và đá biến chất của đá vôi.

Tăng trưởng bình quân hàng năm về đường kính đạt 1,89-1,99 cm/năm (V%=23,22-26,88%) và chiều cao đạt 1,30-1,48 m/năm (V%=14,29- 16,26%).

- Trên dạng lập địa Đd2a2Fs.X1: kiểu dạng địa hình đồi, lượng mưa bình quân hàng năm từ 2000-2500mm, một năm có 1-2 tháng mùa khô, nhiệt độ bình quân hàng năm 240C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 190C, loại đất Feralit trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn, tăng trưởng về đường kính đạt 1,62-2,18 cm/năm (V%=24,43-50,39%) và chiều cao đạt 1,08- 1,80m/năm (V%=15,72-26,25%).

Bảng 4.4. Điều tra sinh trưởng các loài cây trồng ở vùng Đông Bắc D1,3 (cm) Hvn(m) Địa

điểm ÔTC Tuổi

(năm) Lập địa Vị trí N

(cây/ha) Bq V% Bq V%

∆D1,3 (cm/năm)

∆H (m/năm) Re gừng

RG01 10 Đỉnh 600 13,31 32,17 11,82 15,58 1,33 1,18

RG02 11 Chân 720 19,02 33,87 14,14 21,96 1,73 1,28

RG03 12 Sườn 720 18,24 35,93 15,22 24,0 1,52 1,27

RG04 8 Đỉnh 700 14,84 41,77 12,83 26,85 1,86 1,60

RG05 7 Sườn 720 13,17 47,69 10,58 25,04 1,88 1,51

Cầu Hai- Phú Thọ

RG06 6

Đd2a2FsX1

Chân 760 11,88 67,41 10,67 27,86 1,98 1,78 Keo tai tượng

KTT01 4 Chân 1480 10,37 32,23 9,77 31,56 2,59 2,44

KTT02 3 Sườn 1440 7,07 67,87 6,94 75,43 2,37 2,31

Tuyên Quang

KTT03 10 Td2a2FsXo

Đỉnh 1600 19,54 14,62 20,91 16,56 1,95 2,09

KTT04 9 Chân 1500 20,1 14,24 17,58 13,24 2,23 1,95

KTT05 9 Sườn 1480 18,33 18,24 17,78 17,35 2,04 1,97

Đoan Hùng- Phú

Thọ KTT06 6 Đd2a2FsXo

Đỉnh 1600 13,25 20,94 12,08 28,24 2,21 2,01

Xoan đào

XĐ01 7 Chân 720 13,98 34,43 11,33 15,06 1,99 1,62

XĐ02 5 Sườn 740 9,47 42,82 8,03 19,53 1,89 1,61

XĐ03 10 Đỉnh 720 17,9 22,54 16,28 11,78 1,79 1,63

XĐ04 7 Chân 760 14,91 29,86 10,91 18,02 2,13 1,56

XĐ05 10 Sườn 740 16,23 38,13 12,11 22,73 1,62 1,21

Cầu Hai- Phú Thọ

XĐ06 7

Đd2a2FsX1

Đỉnh 720 13,01 29,93 10,79 15,60 1,86 1,54 Sồi phảng

Sph01 8 740 15,96 26,88 11,82 16,26 1,99 1,48

Sph02 10 700 18,06 23,52 13,04 14,29 1,81 1,30

Cầu Hai- Phú

Thọ Sph03 10

Nd2a1FvX1

700 18,91 23,22 13,31 14,75 1,89 1,33

Sph04 5 760 8,96 50,39 7,99 26,25 1,79 1,59

Sph05 11 680 17,80 24,43 11,93 15,72 1,62 1,08

Hạ Hòa-

Phú

Thọ Sph06 6

Đd2a2FsX1

740 13,09 32,76 10,82 17,78 2,18 1,80

Bảng 4.5 tổng hợp các kết quả điều tra quan hệ sinh trưởng của các loài cây trồng theo nhóm lập địa ở vùng núi phía bắc, từ bảng này cho thấy: giữa lập địa và năng suất rừng trồng có mối tương quan rất chặt chẽ, mỗi loài cây thích ứng mỗi loài lập địa nhất định. Đề tài đã tiến hành phân loại các dạng lập địa đất trống còn tính chất đất rừng và đất rừng nghèo kiệt cho các vùng nghiên cứu và tiến hành điều tra đánh giá sinh trưởng trên các mô hình rừng trồng đã có theo các dạng lập địa đó và rút ra các kết luận sau: ở vùng Tây bắc, các loài có triển vọng trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh là Trám trắng với luân kỳ 20 năm, Keo tai tượng với luân kỳ 15 năm và Re hương với luân kỳ 30 năm.

Bảng 4.5. Đánh giá khả năng trồng gỗ lớn mọc nhanh của các loài điều tra tại các vùng sinh thái

Vùng Loài Lập địa ∆D1,3

(cm/năm

Luân kỳ (năm)

D1,3

(cm) Đánh giá

Nd2a2FsX1 2 20 40 ++

1. Trám

trắng Td2a1FvX1 2,17 20 43,3 +++

Đd2a2FsXo 2,08 15 31,3 ++

2. Keo tai

tượng Đd2a2FvXo 2,24 15 33,6 ++

Nd2a2FsX1 2,07 30 62,3 +++

Tây Bắc

3. Re hương

Td2a1FvX1 2,22 30 66,5 +++

Đd2a2FsX1 2,06 20 41,2 ++

1. Mỡ

Nd2a2FvX1 2,05 20 41 ++

2. Re gừng Đd2a2FsX1 1,72 30 51,5 ++

Td2a2FsXo 2,3 15 34,5 +++

3. Keo tai

tượng Đd2a2FsXo 2,16 15 32,4 ++

4. Xoan đào Đd2a2FsX1 1,88 25 47 ++

Nd2a1FvX1 1,9 25 47,4 +++

Đông Bắc

5. Sồi phảng

Đd2a2FsX1 1,86 25 45,6 +++

Ở vùng Đông bắc bộ các loài có triển vọng là Mỡ với luân kỳ 20 năm, Re gừng với luân kỳ 30 năm, Keo tai tượng với luân kỳ 15 năm, Xoan đào và Sồi phảng với luân kỳ 25 năm.

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá các mô hình rừng trồng cung cấp gỗ lớn làm cơ sở lựa chọn loài cây trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh ở các tỉnh trung du miền núi phía bắc tây bắc và trung tâm (Trang 65 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)