4.3. Lựa chọn các loài thích hợp cho trồng rừng gỗ lớn, mọc nhanh theo lập địa
4.3.1. Nhu cầu sinh thái của các loài điều tra
a. Trám trắng (Canarium album (Lour) Raeusch. Ex DC)= (Trt) Cây gỗ lớn thường xanh, có thể cao đến 30 m, thân tròn, thẳng, phân cành cao, tán tròn, dày và gọn; đường kính có thể đạt 80 cm. Cây mọc rải rác trong rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh lá rộng thường xanh ẩm, đôi khi mọc thành đám gần như thuần loài. Trong tự nhiên, Trám trắng phân bố gần như ở các tỉnh từ nam trung bộ trở ra và thường hỗn giao với Lim xanh, Sao. Trám trắng là loài ưa sáng, mọc nhanh, lúc còn nhỏ có thể chịu được bóng. Cây tái sinh tự nhiên khá tốt ở độ tàn che từ 0,3-0,4 (trong rừng thứ sinh sau khai thác hoặc sau nương rẫy). Trám trắng ưa đất bằng phẳng, tầng sâu, mát ẩm. Tuy là cây ưa sáng, nhưng Trám trắng khó mọc thành rừng khi trồng tập trung trên đất trống, đồi núi trọc. Thích hợp hơn đối với phương thức trồng làm giàu theo băng, rạch ở rừng nghèo kiệt. Phía trên tán cần được mở trống, nhưng phía hai bên cần có cây phù trợ để bảo đảm độ ẩm.
b. Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) =(Ktt)
Cây nguyên sản ở Úc, có thể cao 25-30m và đường kính 40-60cm. Keo tai tượng là cây ưa sáng mạnh, sinh trưởng nhanh ở những vùng có điều kiện khí hậu nóng ẩm và cận ẩm, nhiệt độ không khí nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất từ 31 – 34oC, tháng lạnh nhất từ 12- 16oC, lượng mưa hàng năm từ 1000- 4500mm, phân bố ở độ cao từ 0- 720m so với mực nước biển, nhưng chủ yếu từ 300m trở xuống (MacDicken, K.G, 1994).
Keo tai tượng có thể sống được trên nhiều loại đất khác nhau như đất nghèo dinh dưỡng, đất bị xói mòn, đất chua, đất bồi tụ, đất phù sa,…với độ pH =4,5. Keo tai tượng còn có thể chịu đựng được ở cả những nơi úng ngập, khó tiêu hóa nước, nhưng hiếm thấy mọc trên đất có nguồn gốc đá kiềm. Tuy nhiên, Keo tai tượng sinh trưởng tốt trên các loại đất sâu, ẩm và giầu dinh dưỡng, thoáng khí và thoát nước, độ pH trung tính hoặc hơi chua (MacDicken, K.G, 1994).
c. Re hương (Cinnamomum parthenoxyluon (Jack) Nees)= (Rh) Cây gỗ lớn, cao 20-25 m, đường kính 50-60cm thường phân bố trong rừng mưa nhiệt đới lá rộng thường xanh ở độ cao dưới 700 m so với mặt nước biển. Cây ưa sáng nhưng lúc nhỏ có thể chịu bóng. Ưa các loại đất sâu, màu mỡ và thoát nước tốt. Cây sinh trưởng tốt ở độ tàn che trung bình.
d. Re gừng (Cinamomum obtusifolium A.Chev) =(Rg)
Re gừng là loài gỗ lớn, có thể đạt chiều cao tới 30m, đường kính ngang ngực đạt tới 60-70cm. Vỏ màu xám bạc, nhẵn, có mùi thơm nhẹ. Lá đơn mọc cách, có 3 gân gốc nổi rõ, mặt trên nhẵn, có mùi thơm nhẹ. Hoa tự mọc đầu cành. Bao hoa có 6 mảnh, thuôn, có lông ở 2 mặt. Nhị xếp làm 3 vòng, 3 nhị thoái hoá, bao phấn 4 ô. Nhụy có bầu hình trứng nhẵn, vòi dài bằng bầu, núm lớn, mùa ra hoa tháng 3-5. Quả hình trứng, khi non có có màu xanh, lúc chín chuyển sang màu xanh đen, thịt qủa màu tím nhạt, mỗi quả có 1 hạt, vỏ hạt màu nâu nhạt. mùa quả chín tháng 2-3.
Re gừng thích hợp khí hậu nhiệt đới ẩm mưa mùa, phân bố rộng trên nhiều vùng sinh thái, ở những nơi có lượng mưa từ 800-2500mm/năm, nhiệt độ bình quân năm 20-220c, độ cao từ 50-1500m so với mực nước biển. Khi cây còn nhỏ ưa bóng nhẹ, lớn lên ưa sáng.
Cây sống được trên nhiều loại đất, sinh trưởng tốt trên đất nâu đỏ ba zan, đất nâu vàng trên bazan, đất đỏ vàng trên đá sét biến chất; đất vàng đỏ
trên đá mác ma a xít. Chúng có thể chịu được ở nơi có tầng đất nông mỏng, đất xấu, ngay cả những vùng có tầng kết cứng.
Re gừng sống hỗn loại với nhiều loại cây khác: giổi, kháo, gội, ngát, táu... có khi mọc thành từng đám 5-7 cây trong rừng thứ sinh. Chúng thường có tỷ lệ tổ thành cao trong một vài loại rừng. Re gừng thường chiếm tầng cao của rừng.
Re gừng phân bố rộng trên nhiều vùng sinh thái, nhưng gặp nhiều ở vùng có độ cao từ 200m trở lên. Thường gặp Re gừng trong các rừng thứ sinh ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Nghệ An, Gia Lai...Hịên nay re gừng được gây trồng thí nghịêm ở các mô hình làm giàu rừng, trồng rừng hỗn loại trên đất thoái hoá ở một số tỉnh phía Bắc.
e. Mỡ (Manglietia conifera Dandy) =(Mo)
Cây gỗ lớn, cao 25-30m, đường kính 45-60cm, thân thẳng, tròn đều, tán hình chóp, phân cành cao, ít cành nhánh. Cây mọc rải rác trong rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh ở các tình miền Trung và miền Bắc. Là cây ưa sáng, sinh trưởng tốt trên đất ẩm, thoát nước, tầng dày, đất còn tính chất đất rừng. Mỡ là loài có thể trồng rừng thuần loài rất thành công.
f. Xoan đào (Prunus arborea (BL.) Kalm. var.stipulacea (King) Kalm) =(Xđ).
Cây gỗ lớn, thường xanh, cao 20-25 m, thân tròn, khá thẳng; đường kính có thể đạt 50-70 cm. Cây mọc rãi rác trong rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh ẩm ướt, thường xanh vùng núi cao. Xoan đào ưa đất sâu, thoát nước, nhiều mùn. Chịu được khí hậu lạnh và sườn dốc. Cây ưa sáng, mọc nhanh.
Tái sinh hạt khá tốt dưới tán rừng ẩm ướt.
g. Sồi phảng (Castanopsis fissa Rehd. et Wils)=(Sph)
Cây gỗ nhở cao 15-20m, đường kính 30-50 cm. Phân bố trong rừng thường xanh ở độ cao dưới 1000 m so với mặt nước biển. Là loài cây bản địa
ở miền bắc Việt Nam, phân bố chủ yếu ở các huyện Mai Siêu, Son Động, Tân Yên, Yên Thếm Hữu Lũng… của tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn trên địa hình đồi thấp từ 300-400 m trên mặt biển. Sồi phảng là cây ưa sáng, mọc khá nhanh và thường tạo thành quần hợp ưu thế, ưa đất cát. Tái sinh tự nhiên mạnh trên đất trống sau nương rẫy và đất rừng bị khai thác kiệt. Sồi phảng được trồng khá thành công ở nhiều nơi như ở Tân Yên, Yên thế, Đoan Hùng.
Bảng 4.6 tóm tắt các yêu cầu sinh thái và khả năng thích nghi của các loài đã điều tra về khả năng trồng rừng gỗ lớn, mọc nhanh ở vùng nghiên cứu.
Bảng 4.6. a) Khả năng thích nghi của loài cho các mục đích trồng rừng sản xuất gỗ lớn:
Loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18
1. Trt 30 80 15 3 1 2 3 ẵ 2 3 2 3 3 2 +
2.Ktt 30 60 18 3 2 1 1 3 ẵ 3 4 3 3 2 3 + +
3. Rh 25 60 10 2 2 2 2 2 2/3 2 2 2 3 2 2
4. Rg 30 70 10 2 2 2 3 2 2/3 2 3 2 3 2 2
5. Mo 30 60 16 3 2 2 2 3 ẵ 3 4 3 3 2 2
6. Xđ 25 70 15 3 3 3 3 2 2/3 2 4 2 3 2 1
7. Sph 20 60 15 3 3 2 2 3 2 2 3 2 3 2 1
Bảng 4.6. b) Giải thích ký hiệu ở bảng 4.6:
Ký hiệu Chỉ tiêu/yêu cầu Cột
+ 1 2 3 4
Chiều cao đạt được 1 Số liệu tính bằng m Đường kính d13 2 Số liệu tính bằng cm
Tăng trưởng bình quân 3 Số liệu tính bằng m3/ha/năm Phát triển giai đoạn
non
4 Chậm Trung bình Nhanh
Khả năng tái sinh chồi 5 Ít Trung bình Mạnh
Yêu cầu về đất 6 Xấu Trung bình Tốt Yêu cầu về độ ẩm 7 Chịu hạn Trung bình Ưa ẩm Yêu cầu về ánh sáng 8 Ưa bóng Trung tính Ưa sáng
Địa hình phân bố 9 ĐN ĐC ĐB
Nhóm kỷ thuật 10 Chưa có HD Có HD Có QT
Biện pháp lâm sinh 11 Trồng xen Hỗn giao Làm giàu
Tập trung
Nguồn giống 12 Rất hiếm Hiếm Nhiều
Mục đích sản xuất 13 ĐS Gỗ nhỏ Gỗ lớn
Giá trị sản phẩm 14 Ít Trung bình Cao
Nguy cơ sâu bệnh 15 Ít Trung bình Lớn
Nguy cơ gãy vì gió 16 Có Nguy cơ cháy rừng 17 Có Khả năng cải tạo đất 18 Có