2.4.1. Phương pháp tiếp cận
Phương pháp tiếp cận chính của đề tài là theo tài liệu và tự nghiên cứu.
Kế thừa và sử dụng các thông tin, tài liệu, mô hình rừng trồng khảo nghiệm và trồng sản xuất đã có để phân tích, đánh giá và lựa chọn. Điều tra khảo sát thực địa để bổ sung các thông tin nhằm phân loại lập địa, xác định các mục đích trồng và chọn các loài cây thích hợp cho các mục đích trồng rừng khác nhau. Sử dụng các phương pháp sinh thái thực nghiệm để tìm hiểu bổ sung về yêu cầu sinh thái các loài cây.
Hình 2.1: Sơ đồ biểu diễn phương pháp tiến hành chọn loài cây trồng rừng
Dự báo chung về nhu cầu của xã hội
đối với rừng
Cụ thể hóa các mục đích trồng rừng cho
lập địa cụ thể
Điều kiện sinh thái trên lập địa cụ thể Yêu cầu sinh thái
của các loài quan tâm
Xác định danh mục các loài hay tổ thành các loài
thích hợp với lập địa theo quan điểm khoa học
tự nhiên
Lựa chọn các loài hay tổ thành các loài thích hợp nhất cho một lập địa cụ thể để đáp ứng những nhu cầu
nhất định của xã hội
Sử dụng phương pháp phỏng vấn có sự tham gia (đối với các đối tượng khác nhau: chuyên gia về chuyên môn, chuyên gia quản lý và người dân) để tìm hiểu các sở thích (mức độ ưa chuộng của các loài) cho những mục đích trồng rừng khác nhau (chủ yếu là mục đích trồng rừng kinh tế). Sơ đồ tiếp cận để tiến hành lựa chọn cây trồng được trình bày ở hình 2.1.
2.4.2. Phương pháp và kỹ thuật áp dụng cho từng nội dung nghiên cứu Hình 2.2. Mô tả sơ đồ nghiên cứu của đề tài từ các bước khảo sát,thu thập số liệu đến phân tích, đánh giá rút ra các bài học và đề xuất tập đoàn cây trồng và các biện pháp kỹ thuật.
thu thập thông tin
khảo sát
Hình 2.2. Sơ đồ phương pháp thu thập số liệu và đánh giá để lựa chọn cây trồng rừng gỗ lớn
Điều tra đánh giá thực trạng rừng trồng gỗ lớn, mọc
nhanh
Thu thập, phân tích tài liệu thứ cấp
Chọn địa điểm, điều tra khảo sát hiện trường
Bức tranh
hiện trạng
Đánh giá kết quả rừng trồng
Các nguyên nhân thành công và thất bại
Tác động của các yếu tố: kỹ thuật, giống
chính sách…
Bài học kinh nghiệm, mô
hình thành công
Đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng
gỗ lớn
Tổng hợp kết quả đánh giá
Kết quả:
• Báo cáo phân tích Danh lục các loài cây trồng rừng
gỗ lớn và kỹ thuật
* Phương pháp phân chia và đánh giá lập địa
Để phân loại kiểu lập địa trồng rừng gỗ lớn mọc, nhanh, cho vùng sinh thái nghiên cứu lựa chọn, chúng tôi đã dựa chủ yếu vào các nhóm nhân tố sau đây:
1. Nhóm nhân tố địa hình: bao gồm hai nhân tố: dạng địa hình và cấp độ dốc. Chúng tôi chỉ lựa chọn 3 dạng địa hình chính đó là: địa hình núi (N), địa hình cao nguyên và đồi (Đ) và địa hình trủng hoặc bình nguyên (T). Độ dốc được chia thành 3 cấp: <10o (d1): tương đối bằng phẳng, ít chia cắt; 10- 25o (d2): phân hóa và chia cắt trung bình; và >25o (d3): phân hóa và chia cắt mạnh. Tổng hợp dạng địa hình và cấp độ dốc, có các kiểu địa hình sau đây:
Bảng 2.1. Phân loại các kiểu địa hình Dạng địa hình
Độ dốc
Núi (N)
Cao nguyên, đồi (Đ)
Trũng, bình nguyên (T)
<10o d1 Nd1 Đd1 Td1
20-25o d2 Nd2 Đd2 Td2
>25o d3 Nd3 Đd3 Td3
2. Nhóm nhân tố khí hậu: điều kiện khí hậu được phản ánh tổng hợp ở chế độ nhiệt ẩm ảnh hưởng quyết định đến quá trình sinh trưởng của cây trồng. Khí hậu liên quan chặt chẻ với dạng địa hình, lượng mưa, chế độ nhiệt.
Để đơn giản, chúng tôi chỉ quan tâm đến chế độ ẩm của đất. Vì đây là một chỉ tiêu phản ánh tương đối tổng hợp các nhân tố khí hậu của các kiểu lập địa, nó phụ thuộc vào lượng mưa bình quân năm, chế độ chiếu sáng và bức xạ dẫn đến bốc hơi tạo thành chỉ số ẩm khác nhau của các tháng trong năm. Chế độ ẩm của đất được chia thành 3 cấp với các đặc trưng sau đây:
Bảng 2.2. Phân cấp chế độ ẩm của đất Ký
hiệu
Chế độ
ẩm Chế độ nhiệt
Nhiệt độ bình quân tháng
lạnh nhất
Lượng mưa
Số tháng khô (thiếu
ẩm) a1 Ẩm Phong phú, tổng tích
ôn >8000oC/năm
16-18oC >2000 mm <2 a2 Trung
bình
Phong phú, tổng tích ôn >8000oC/năm
16-18oC 1600- 2000mm
2-3 a3 Khô Nóng >9000oC/năm >18oC <1600mm >3
1. Nhóm nhân tố đất (thổ nhưỡng): nhóm đất được phân chia trên 3 nhóm đất rừng chính là: đất feralit (F), đất feralit mùn (FH) và đất mùn (H) kết hợp với nền vật chất hình thành các nhóm đất chính, bao gồm: mac-ma chua (a), mac-ma kiềm (k), trầm tích và biến chất có kết cấu mịn (s), trầm tích và biến chất có kết cấu thô (q), đá vôi và biến chất của đá vôi (v) và phù sa cổ (o). Tổng hợp lại ta có các nhóm đất rừng như sau:
Bảng 2.3. Phân loại các nhóm đất Nhóm đất chính
Nền vật chất
Đất feralit (F)
Đất feralit mùn (FH)
Đất mùn (H)
Mac-ma chua (a) Fa FHa Ha
Mac-ma kiềm (k) Fk FHk Hk
Trầm tích và biến chất mịn (s) Fs FHs Hs
Trầm tích và biến chất thô (q) Fq FHq Hq
Đá vôi và biến chất của đá vôi (v) Fv FHv Hv
Phù sa cổ (o) Fo Fho Ho
2. Nhóm nhân tố thảm thực vật: được phân thành hai nhóm chính:
rừng ngèo kiệt (còn rừng) và đất trống (vừa mới mất rừng). Nhóm còn rừng
kinh tế (các trạng thái rừng khác không xem xét trong đề tài này). Nguồn gốc hình thành rừng nghèo kiệt và đất trống còn tính chất đất rừng sẽ được phân biệt thông qua kiểu rừng khí hậu thổ nhưỡng, bao gồm các loại: Rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá (X), rừng lá rộng rụng lá theo mùa hay rừng khộp (R), và rừng lá kim (K). Các trạng thái rừng nghèo kiệt được phân thành các loại: rừng gỗ nghèo kiệt (1) rừng tre nứa (2) và rừng hỗn giao tre nứa (3);
riêng trạng thái đất trống không còn rừng được ký hiệu là (0). Tổng hợp lại ta có các trạng thái thực vật như sau:
Bảng 2.4. Phân loại thực bì Đất trống Rừng gỗ
nghèo kiệt
Rừng tre nứa
Rừng hỗn giao Trạng thái
Nguồn gốc (0) (1) (2) (3)
Rừng lá rộng thường
xanh và nửa rụng lá (X) X0 X1 X2 X3
Rừng lá rộng rụng lá theo
mùa=rừng khộp (R) R0 R1
Rừng lá kim (K) K0 K1 K2 K3
Phối hợp các nhân tố từ bảng 2.1 đến 2.4 ta sẽ các ĐVLĐ khác nhau, về mặt lý thuyết sẽ có đến 4.860 ĐVLĐ. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều tổ hợp lý thuyết sẽ không tồn tại và số đơn vị lập địa sẽ ít hơn các tổ hợp lý thuyết này. Cuối cùng, mỗi ĐVKĐ sẽ được ký hiệu theo tên phối hợp của các ký hiệu trong các bảng trên. Ví dụ: Nd1a1FaR0 có nghĩa là: Đất trống còn tính chất đất rừng có nguồn gốc từ rừng lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá, nhóm đất feralit phát triển trên mac-ma chua, ẩm, địa hình núi, tương đối bằng phẳng (độ dốc <10o).
*Phương pháp điều tra, đánh giá các mô hình trồng rừng gỗ lớn hiện có Bước 1: Tiếp cận các tài liệu thứ cấp (niên giám thống kê, báo cáo hàng năm, báo cáo chuyên đề, …) và phỏng vấn để thu thập số liệu về danh
mục các loài cây trồng rừng gỗ lớn, qui mô diện tích, các thông tin về sinh trưởng, kỹ thuật trồng theo các cấp: vùng, tỉnh, và đơn vị doanh nghiệp.
Bước 2: Khảo sát thực địa để đánh giá rừng trồng theo các mô hình cụ thể trên cơ sở lập ô tiêu chuẩn tạm thời. 500 m2/ô đo đếm. Số lượng ô đo đếm trên 30 ô cho mỗi loại mô hình.
Bước 3: Phân tích đánh giá để lựa chọn danh mục các loài cây dự tuyển và các dạng lập địa chủ yếu theo phương pháp chuyên đề.
+ Phương pháp lập ôtc: dùng địa bàn cần tay và thước dây thiết lập các ôtc, sai số khép góc đảm bảo độ chính xác < 1/200. Tại mỗi điểm nghiên cứu đề tài tiến hành lập ôtc điển hình tạm thời, diện tích mỗi ôtc là 500m2 (20x 25m).
+ Điều tra sinh trưởng: đo toàn bộ D, H, Dt những cây trong ô, dùng thước dây để đo D1.3 và thước banme để đo Do. Dùng thước đo cao (Vertex IV) để đo chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành dùng thước đo cao hoặc sào có gắn thước dây và đường kính tán dùng thước dây.
Dung lượng mẫu điều tra tình hình sinh trưởng của các loài theo lập địa được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 2.5. Dung lượng mẫu điều tra
Số lượng ôtc trong vùng
TT Loài điều tra Tây Bắc Đông bắc Tổng
1 Trám trắng 6 6
2 Keo tai tượng 6 6 12
3 Re hương 6 6
4 Re gừng 6 6
5 Mỡ 7 7
6 Xoan đào 6 6
7 Sồi phảng 6 6
Tổng cộng 18 31 49
+ Nghiên cứu các đặc điểm đất đai: Tại mỗi khu vực nghiên cứu tiến hành đào 1 phẫu diện đất, mô tả và lấy mẫu đất về phân tích.
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được lưu giữ trên giấy (bản gốc) và file excel và Mapinfor. Xử lý số liệu bằng các phương pháp thống kế, phân tích phương sai, mô hình tương quan hồi qui với sự trợ giúp của các phần mền Excel, SPSS 13.0