Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CẤP XÃ
1.4. Tổng quan các nghiên cứu về quản lý ngân sách cấp xã
Đã có một số công trình nghiên cứu và được công bố liên quan đến chủ đề nâng cao công tác quản lý ngân sách cấp xã, điển hình như:
- Luận văn “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý NSX trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ” của Nguyễn Thị Hằng. Đề tài đánh giá một cách tổng quát công tác quản lý NSX trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
trong thời gian qua để từ đó đề xuất một số giải nhằm tăng cường công tác quản lý NSX. Đó là:
Nhóm giải pháp nâng cao công tác quản lý thu NSX:
+ Đối với các khoản thu 100% để tại xã
Đây là khoản thu ổn định, mang tính định hướng lâu dài và chủ yếu nhất ở cấp xã nên xã cần có biện pháp tổ chức quản lý thu cho phù hợp. Chính quyền cấp xã cần nắm bắt kịp thời và khai thác triệt để thế mạnh của địa phương về đất đai, đầm, hồ, ao, tài nguyên thiên nhiên và các công sản khác. Bên cạnh đó phải có chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở Thị xã như dệt lụa, dệt the, rèn, dệt len, mỹ nghệ,… phát triển nhằm tăng thu cho NSX.
Với quỹ đất công và đất công ích xã cần có biện pháp để tạo ra hoa lợi. Như đầm, ao, hồ có thể đầu tư chi phí để chỉ đạo cho đấu thầu với thời gian từ 3-5 năm nhưng thu tiền hàng năm. Dần dần hình thành các trang trại. Chỗ nào có lợi thế thuận tiện cho việc xây dựng kiot bán hàng hoặc xây dựng chợ thì chính quyền xã nên đầu tư để tranh thủ sự hỗ trợ của thị xã, tỉnh và có biện pháp cho thuê quản lý, phù hợp. Số thu được từ nguồn này được đưa vào cân đối NSX và được sử dụng cho các mục đích công ích tại xã như sửa chữa trường học, tu sửa đường xá và các công trình công cộng khác,… Với phương thức này vừa đảm bảo nguồn thu cho NSX, vừa phát huy tính chủ động sáng tạo trong khai thác tiềm năng thế mạnh của xã, nâng cao đời sống của nhân dân.
Đối với phí và lệ phí: Cần hoàn thiện danh mục các khoản phí, lệ phí, trên cơ sở pháp lệnh phí và lệ phí đã được Ủy Ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 28/08/2001. Các khoản phí, lệ phí thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu NSX (đây là những khoản đóng góp có tính chất bắt buộc), đặc biệt là lệ phí chợ, trông giữ xe đạp, xe máy là khoản thu có số thu khá và ổn định trong các nguồn thu tại xã.
Trước tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay ở thị xã Phú Thọ thì hầu hết các xã, phường đều có chợ hoặc khu buôn bán nhỏ, hộ kinh doanh cá thể không ngừng phát triển. Hiện nay các chợ và khu trông giữ xe hình thành trên địa bàn xã, phường hầu
hết do các xã, phường quản lý. Tuy nhiên công tác quản lý khoản thu này ở một số xã, phường còn hạn chế gây phân tán nguồn thu cho các tổ chức kinh tế, tập thể, cá nhân thu, chi ngoài ngân sách gây thất thu, thu hụt so với dự toán đặt ra. Quản lý tốt khoản thu này xã, phường phải đôn đốc các hộ kinh doanh thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, bên cạnh đó có thể giao khoán cho các ban quản lý chợ, giữ xe để khai thác có hiệu quả.
Đối với các loại tài nguyên rải rác như đất, cát, đá, sỏi,… của Nhà nước trên địa bàn giao cho xã quản lý khai thác, sử dụng để tạo nguồn thu, xã có thể tổ chức khai thác dưới hình thức đấu thầu theo hộ hoặc khoán, không nên duy trì thu phí, lệ phí khai thác tài nguyên rải rác. Tài nguyên luôn gắn liền với việc quản lý đất đai, xã giao cho cán bộ địa chính xã tổ chức quản lý và hạch toán kế toán các khoản chi với Ban tài chính xã.
Đối với khoản thu từ việc huy động đóng góp tự nguyện thì chỉ được sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phải được hạch toán đầy đủ, tổ chức nào đứng ra quyên góp thì tổ chức đó đứng ra thu và tiến hành hạch toán và phải thông báo công khai cho nhân dân biết. Phải xác định mức huy động, phải được nhân dân đồng ý, tránh huy động tràn lan mà không căn cứ vào nhu cầu cấp bách của chương trình cần đầu tư và phải được sự đồng ý của HĐND xã.
Các khoản thu khác: như thu thanh lý khấu hao máy móc thiết bị, sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, bán tài sản, đền bù đất đai, dịch vụ du lịch, tài sản tịch thu,…cần được quản lý cụ thể và đưa vào ngân sách sau khi đã trừ đi chi phí.
+ Đối với các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm
Đây cũng là khoản thu quan trọng đối với NSX. Trong những năm qua, khoản thu này cũng có xu hướng giảm đáng kể. Do diện tích đất ngày càng thu hẹp và Nhà nước có chính sách giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Từ năm 2003 với chương trình miễn hoàn toàn thuế sử dụng đất nông nghiệp ảnh hưởng đến thu phân chia. Tuy nhiên nhu cầu chi tiêu thì ngày càng gia tăng. Chính vì vậy chính quyền cấp xã cần có biện pháp quản lý khai thác tốt các loại thuế, lệ phí còn lại trong
khoản thu phân chia để đảm bảo các khoản chi thường xuyên cho bộ máy cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân hoạt động bình thường và có hiệu quả.
Hiện nay trên tinh thần luật NSNN 2002, HĐND tỉnh Phú Thọ cũng đã có quyết định tăng tỷ lệ điều tiết cho các khoản thu một cách tối đa, đảm bảo tăng khả năng thu cho NSX, tạo thế chủ động nhiều hơn cho chính quyền cấp xã hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
Đối với các loại thuế như: thuế nhà đất, tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ nhà đất thì chính quyền cấp xã cần phải phối hợp với ngành thuế để có biện pháp quản lý phù hợp, hạn chế tình trạng các cá nhân chuyển nhượng đất cho nhau mà không thông báo với cơ quan Thuế biết.
Đối với thuế GTGT và thuế TNDN: Đây là các loại thuế có tính chất điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại địa phương nhưng lại khó thu. Hiện tượng gian lận thuế còn xảy ra nhiều. Tỷ lệ điều tiết cho khoản thu này trong tương lai cần điều chỉnh tăng, đồng thời chính quyền cấp xã cũng phải có biện pháp quản lý các hộ kinh doanh trên địa bàn để mang lại tăng thu cho NSNN cũng như NSX.
Nhóm giải pháp nâng cao công tác quản lý chi NSX
Chi NSX trên địa bàn thị xã Phú Thọ những năm gần đây tăng khá nhanh kể cả chi đầu tư XDCB, chi thường xuyên và luôn vượt so với dự toán. Nguyên nhân khách quan là do yêu cầu của việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ ngày càng tăng, do sự thay đổi trong chính sách chế độ của Nhà nước. Tuy nhiên nguyên nhân chính vẫn là do công tác quản lý chi NSX còn nhiều bất cập.
Trước tiên là công tác lập dự toán chưa được quan tâm một cách đúng mức ở cơ sở. Vì vậy khi lập dự toán Ban tài chính xã chưa lập sát với nhu cầu chi của xã, gây khó khăn cho công tác điều hành chi NSX .
Đối với công tác quản lý chi XDCB hiện nay, việc cấp phát vốn không theo quy trình quản lý XDCB, nhiều công trình không có quy hoạch, không có luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc không có dự toán song vẫn được cấp phát vốn, việc cấp phát vốn cũng không theo khối lượng XDCB hoàn thành,… Thực tế cho thấy lĩnh vực đầu tư XDCB là lĩnh vực gây thất thoát lãng phí nhất. Vì vậy để khắc phục thực
trạng này đảm bảo các khoản chi NSX đúng luật, tiết kiệm hiệu quả thì Nhà nước và các ban ngành chức năng có liên quan nghiên cứu ban hành quyết định về việc quản lý cấp phát vốn đầu tư XDCB cho các chương trình tại xã để đảm bảo quản lý cơ chế và có hiệu quả khoản chi này.
Công việc điều hành chi, trước hết cần dựa vào kế hoạch, dự toán được duyệt và nhiệm vụ chi được giao. Trong chi thường xuyên, hàng quý xã phải lập dự toán cụ thể và đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định của cơ quan tài chính, cơ quan quản lý cấp trên xét duyệt.
Căn cứ vào khả năng thu NSX, cơ quan tài chính ra thông báo hạn mức cho xã. Đảm bảo chi thường xuyên phải tuân thủ đúng theo quy định của Nhà nước, chỉ được phép chi khi khoản chi đã có trong dự toán được duyệt, chi đúng chế độ, định mức tiêu chuẩn, được chủ tài khoản phê duyệt.
Trong chi đầu tư phát triển, quản lý khoản chi này phải đảm bảo đúng các nguyên tắc tài chính, không dàn đều mà có sự lựa chọn, tập trung đầu tư các chương trình trọng điểm không chắp vá đảm bảo chất lượng tuổi thọ của chương trình phục vụ ngày một tốt hơn cho nhu cầu của nhân dân trong xã. Ngoài ra thực tế cho thấy tình trạng phổ biến hiện nay của các xã là nợ sinh hoạt phí, nợ vay lãi ngân hàng, nợ chứng từ và nợ XDCB.
Đối với sinh hoạt phí và phụ cấp: Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng cán bộ ngoài nhiều mà chưa được tính trong định mức chi, xã phải tự lo kinh phí dẫn đến nợ sinh hoạt phí và phụ cấp của cán bộ trong biên chế. Vì vậy trong thời gian tới, chính quyền xã cần có biện pháp khai thác nguồn thu để tăng thu đồng thời chi tiêu tiết kiệm có hiệu quả, đặc biệt là đối với chi tiếp khách và hội nghị để dành tiền thanh toán nợ sinh hoạt phí và phụ cấp cho cán bộ. Bên cạnh đó, chính quyền xã cần quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ xã để đảm bảo công tác kiêm nhiệm một số công việc có thể, giảm bớt lao động hợp đồng. Có trả nợ sinh hoạt phí và phụ cấp cho cán bộ trong biên chế mới tạo được niềm tin và ổn định thu nhập cho họ chuyên tâm làm việc, đóng góp sức mình cho công tác quản lý NSX.
Đối với nợ đầu tư XDCB: Hầu hết các xã xảy ra tình trạng này, nợ XDCB đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn: nợ dân, nợ thuộc nguồn NSX và nợ do vay tính lãi và nợ kéo dài nhiều năm. Nguyên nhân là do nhu cầu chi xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng nhiều mà nguồn thu có giới hạn trong khi đó nhu cầu đầu tư XDCB cấp thiết, nguồn vốn bổ sung từ ngân sách tỉnh, thị xã có khi chỉ đáp ứng 50% vốn đầu tư. Do đó chính quyền xã đã huy động vay dân hoặc vay ngân hàng để đối ứng vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư. Từ đó dẫn đến nợ đọng nhiều năm vì không có nguồn thu để trang trải, các xã mất khả năng thanh toán nợ. Để đảm bảo NSX lành mạnh, tạo niềm tin của nhân dân, trong thời gian tới cần xử lý tình trạng này.
- “Quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Vính Phúc” (2012), Luận văn của Nguyễn Văn Huy.
Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề về lý luận; phân tích thực trạng của công tác quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước ở Vĩnh Phúc (từ việc quản lý nguồn vốn, mở tài khoản cấp phát thanh toán vốn cho chủ đầu tư, nhận thủ tục, hồ sơ tài liệu, chứng từ thanh toán của chủ đầu tư, kiểm tra, kiểm soát, chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng, đến kế toán, quyết toán vốn đầu tư hàng năm và khi dự án, công trình hoàn thành được phê duyệt quyết toán, tất toán tài khoản cấp phát thanh toán vốn của chủ đầu tư tại Kho bạc Nhà nước). Từ đó, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
- “Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ: thực trạng và giải pháp” (2013), luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Quỳnh Nga. Luận văn đã hệ thống hóa lý luận về ngân sách Nhà nước nói chung, trong đó có ngân sách Nhà nước cấp xã. Trên cơ sở đó, luận văn bàn về quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã, cả quản lý thu và quản lý chi. Sử dụng khung lý thuyết đó, luận văn đã phân tích thực trạng quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Luận văn cũng đã đưa ra các
giải pháp nhằm quản lý tốt hơn ngân sách Nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
- Luận văn “ Hoàn thiện công tác kế toán NSX, phường trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên” của Nguyễn Tuấn Anh (năm 2012) - Lớp cao học quản lý kinh tế - Đại học Thái Nguyên.
Ðề tài nghiên cứu các vấn đề về kế toán ngân sách Nhà nước và quá trình thực hiện, lập, dự toán ngân sách, kế toán ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2009 - 2011 với chủ thể là kế toán ngân sách cấp xã, phường trên Thành phố Vĩnh Yên.
Các giải pháp được tác giả nêu ra là:
+ Căn cứ định mức phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương 2011 và dự toán ngân sách hàng năm được giao, các cơ quan, đơn vị và các cấp ngân sách tổ chức thực hiện dự toán theo đúng quy trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách.
Việc xây dựng các nhóm giải pháp được xác định cho từng năm thực hiện dự toán.
+ Kế toán NSX phải tập trung mọi nỗ lực, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt nguồn lực tài chính, phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã đề ra.
+ Tăng cường phối hợp với đội thuế xã, phường về việc chống thất thu đối với dịch vụ vận tải tư nhân, XDCB tư nhân và khai thác tài nguyên trên địa bàn xã, gắn liền với việc tăng cường uỷ nhiệm thu cho xã, phường theo hướng dẫn của Tổng cục thuế.
+ Tập trung tham mưu tổ chức, chỉ đạo thu với phương châm tích cực nhất, thường xuyên đánh giá phân tích tình hình thu trên tất cả các lĩnh vực, các sắc thuế đặc biệt là các khoản thu hưởng 100% cho ngân sách cấp xã, để từ đó có các giải pháp cụ thể để quản lý thuế, chỉ đạo và tham mưu có hiệu quả về sử dụng vốn cho đầu tư phát triển cho chủ tài khoản xã, phường.
+ Thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý thu ở tất cả các lĩnh vực thu. Mở rộng các hộ kinh doanh cá thể nộp thuế trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước.
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, thành lập đoàn kiểm tra tình hình thu chi để kịp thời phát hiện những sai phạm và các khoản phải nộp của đơn vị để đôn đốc nộp NSNN, thực hiện nộp ngân sách số phát sinh không để tồn đọng lớn.
+ Trong chỉ đạo điều hành chi ngân sách cấp xã phải đảm bảo ưu tiên cao nhất chi cho đầu tư phát triển. Ðiều hành chi phải đúng nội dung công việc, nội dung có tính đặc thù phục vụ kịp thời nhiệm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đặt ra, đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện đúng quy trình quản lý cấp phát đầu tư XDCB theo chỉ đạo của Chính phủ để chống lãng phí thất thoát.
+ Ðối với các khoản chi thường xuyên đã được xây dựng trong dự toán đầu năm, các cấp ngân sách tổ chức thực hiện đúng như dự toán để ổn định, hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra trong năm, góp phần giữ vững nhịp độ tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Trong trường hợp thu không đảm bảo dự toán được giao, yêu cầu ngân sách cấp xã, các đơn vị chủ động sử dụng nguồn dự phòng ngân sách để bù đắp, đồng thời giảm chi tương ứng đối với một số nhiệm vụ như mua sắm sửa chữa, chi tiếp khách, hội nghị, một số nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp bách khác.
+ Ðối với lĩnh vực đầu tư XDCB: Trong quá trình tổ chức thực hiện, công trình nào tiến độ triển khai chậm, phải nhanh chóng tham mưu để có biện pháp tháo gỡ kịp thời, đảm bảo hoàn thành khối lượng trong năm kế hoạch. Tập trung cân đối nguồn vốn để đảm bảo đủ nguồn cho công tác thanh toán vốn đầu tư XDCB được kịp thời hiệu quả, đồng thời điều chỉnh giảm nguồn đầu tư do hụt thu ngân sách.
+ Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong bố trí, quản lý sử dụng ngân sách, thực hiện công khai, minh bạch mọi khoản chi tiêu của NSNN và nguồn vốn huy động dân cư, đảm bảo dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Ðặc biệt chú ý tới nguyên tắc hồ sơ chứng từ trong chi tiêu ngân sách, khắc phục thiếu sót chi sai nguyên tắc theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước.
+ Ngân sách các cấp thành phố cần tăng cường kiểm tra giám sát công tác quản lý và điều hành ngân sách của các cấp chính quyền cấp xã, đặc biệt là công tác