Chấp hành dự toán thu, chi ngân sách xã

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý ngân sách xã của huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 67 - 88)

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ CỦA HUYỆN ĐOAN HÙNG -TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2012 -

2.3. Phân tích thực trạng quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Đoan Hùng

2.3.3. Chấp hành dự toán thu, chi ngân sách xã

Việc thực hiện chấp hành thu ngân sách xã hiện nay của huyện Đoan Hùng thực hiện theo sơ đồ 2.

(4)

(1)

(5) (2)

(6)

(7) (3) Hình 2.2. Sơ đồ quá trình tổ chức thực hiện thu ngân sách

xã, thị trấn của Huyện Đoan Hùng.

Ghi chú:

(1) Ban Tài chính chỉ đạo tổ ủy nhiệm thu hoặc thông báo trực tiếp đến đối tượng phải nộp.

(2) Đối tượng nộp nộp tiền cho ủy nhiệm thu.

(3) Đối tượng phải nộp nộp tiền trực tiếp vào KBNN.

(4) Đối tượng phải nộp nộp tiền cho Ban Tài chính xã.

(5) Đơn vị ủy nhiệm thu nộp tiền cho Ban tài chính . (6) Đơn vị ủy nhiệm thu nộp tiền vào KBNN.

(7) Ban Tài chính xã nộp tiền vào KBNN.

Trên cơ sở kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân, các nguồn thu phát sinh trên địa bàn phải nộp ngân sách theo chế độ

Xã, Phường, thị trấn

Các đối tượng phải nộp

Tổ, đội ủy nhiệm thu

Kho Bạc Nhà nước

quy định, các khoản thu được nộp NSNN bằng tiền mặt tại Kho bạc nhà nước huyện. Hiện nay trên địa bàn huyện Đoan Hùng chỉ có các khoản huy động đóng góp bằng ngày công, bằng hiện vật để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng mới được làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách xã. Trên cơ sở các khoản đã nộp, Kho bạc Nhà nước tiến hành phân chia các khoản thu theo tỷ lệ điều tiết đã được quy định cho NSX. Trong quá trình thực hiện thu, việc xây dựng dự toán quý đã được các xã tiến hành trên cơ sở dự toán năm được duyệt. Căn cứ vào dự toán quý chia ra tháng đã được phê duyệt, Ban Tài chính xã, tổ đội thuế các xã tiến hành tổ chức thu vào ngân sách. Các khoản thu cơ bản bám sát dự toán thu, thực hiện thu bằng biên lai thu tiền và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Việc tổ chức thu trên địa bàn đã được các xã thực hiện cơ chế phân công trách nhiệm đến các đối tượng:

Chính quyền, Ban Tài chính xã phối hợp chặt chẽ với Chi cục Thuế, các tổ đội uỷ nhiệm thu, các khu hành chính thực hiện thu theo địa bàn, từng lĩnh vực thu đồng thời phân công cụ thể cho từng nhiệm vụ thu. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch xã phụ trách trong lĩnh vực kinh tế sẽ chịu trách nhiệm đôn đốc quản lý thu và giao trực tiếp Ban Tài chính và cán bộ tài chính phụ trách thu NSX tổ chức thu.

UBND các xã, thị trấn đã chủ động xây dựng dự toán thu ngân sách, mở hội nghị triển khai nhiệm vụ thu, phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể và các bộ phận liên quan quản lý, khai khác tương đối tốt nguồn thu trên địa bàn.

+ Tuy tổng số thu NSNN của các xã, thị trấn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng thu nội địa trên toàn địa bàn, song đây là cố gắng rất lớn của Đảng uỷ và Chính quyền các địa phương trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức khai thác và quản lý nguồn thu trên địa bàn. Do đó đa số các xã, thị trấn đều đạt và vượt dự toán giao.

Tất cả các khoản thu ngân sách xã, thị trấn đều sử dụng biên lai thu theo đúng qui định (Biên lai thu thuế, phí, lệ phí do ngành Thuế phát hành; Biên lai thu tiền do ngành Tài Chính phát hành) và nộp đúng đủ, kịp thời vào Kho bạc Nhà nước huyện Đoan Hùng.

Tuy nhiên một số xã, thị trấn chưa thực sự chủ động xây dựng dự toán thu trong năm để trình HĐND xã, thị trấn phê chuẩn làm căn cứ tiến hành tổ chức thu

dẫn đến một số xã, thị trấn chưa quản lý tốt các khoản thu phát sinh trên địa bàn.

Việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác thu ngân sách chưa được quan tâm đúng mức, kết hợp một số yếu tố khách quan dẫn đến vẫn còn một số đơn vị không hoàn thành dự toán thu huyện giao.

- Kết quả thu ngân sách xã, thị trấn

Theo số liệu quyết toán ngân sách xã, thị trấn 2012 - 2014, tình hình thu ngân sách xã của huyện Đoan Hùng qua các năm như sau:

Bảng 2.1: Tình hình thu ngân sách xã, thị trấn của huyện Đoan Hùng Đơn vị tính: đồng T

T Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng số 69.620.734.458 80.082.272.216 107.252.787.568 A Thu cân đối 12.143.626.111 12.125.820.289 13.502.005.319 I Các khoản thu 100% 4.736.746.142 3.168.228.267 3.304.508.828 01 Phí, lệ phí 1.482.292.200 1.686.481.327 1.378.631.828 02 Các khoản ĐG theo QĐNN 1.061.674.000

03 Thu quỹ đất công ích,

HLCS 1.353.300.450 839.142.100 1.390.697.000

04 Thu tư hoạt động sự nghiệp

05 Thu khác 839.479.492 642.604.840 535.180.000

II Các khoản thu theo tỷ lệ % 7.406.879.969 8.957.592.022 10.197.496.491 01 Thuế sử dụng đất nông

nghiệp 75.661.600 75.433.400 90.719.300

02 Tiền sử dụng đất 3.386.137.763 4.315.856.980 5.850.547.050

03 Thuế TNCN 769.287.444 850.853.970 966.493.775

04 Lệ phí trước bạ, nhà đất 307.393.055 504.275.924 468.033.074 05 Thuế VAT 2.449.275.107 2.747.806.748 2.345.090.792 06 Thuế môn bài 419.125.000 463.365.000 476.612.500 B Thu BX từ NS cấp trên 54.973.606.020 62.465.643.000 85.890.373.603

C Thu quản lý qua NS 629.545.200 1.044.867.600

D Thu chuyển nguồn 2.503.502.327 4.861.263.727 6.434.173.224

E Kết dư ngân sách 381.367.822

(Nguồn thông tin: Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Đoan Hùng)

Do điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đoan Hùng khác nhau nên đã ảnh hưởng đến công tác thu ngân sách các xã, thị trấn khác nhau, hầu hết các xã, thị trấn trung tâm có điều kiện và tiềm năng phát triển khá nên số thu tập trung ở các xã, thị trấn này cao hơn, còn các xã còn lại nguồn thu chủ yếu là các loại phí bến bãi, thu từ các dịch vụ thủ công, làng nghề và các khoản thu khác với tỷ lệ nhỏ, nên nguồn thu để cân đối chi chủ yếu là nguồn trợ cấp ngân sách cấp trên. Trên địa bàn huyện có 28 xã, thị trấn mới chỉ có duy nhất thị trấn Đoan Hùng là đơn vị tự cân đối thu chi ngân sách, các xã còn lại thu trợ cấp từ 60-70%, đặc biệt 05 xã Hữu Đô, Minh Phú, Hùng Long, Nghinh Xuyên, Bằng Doãn thu trợ cấp từ ngân sách cấp trên đến 90% trên tổng số thu.

Từ số liệu ở bảng trên cho thấy số thu ngân sách xã các năm 2012 - 2014 số thu ngân sách xã tăng không đáng kể (không kể thu trợ cấp) năm 2012 là 12.143 triệu đồng, năm 2013 là 12.125 triệu đồng, năm 2014 là 13.502 triệu đồng.

- Về phân cấp nguồn thu, tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách, thực hiện ổn định ngân sách: Giai đoạn 2007-2010, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Quyết định 4352/2006/QĐ-UBND ngày 24/12/2006 về phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, tỷ lệ điều tiết nguồn thu giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2007 và thời kỳ ổn định ngân sách 2007-2010; Giai đoạn 2011-2015, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Quyết định 32/2010/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 về phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi, tỷ lệ % phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương năm 2011 và các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách mới.

* Khoản thu ngân sách xã hưởng 100%

Khoản thu NSX hưởng 100% là khoản thu tương đối ổn định, nó thể hiện khả năng đóng góp của người dân tại địa phương, khả năng vận động của các ban, ngành, đoàn thể và đặc biệt là vai trò của ban tài chính xã, thị trấn.

Trong những năm qua khoản thu 100% của các xã trên địa bàn huyện đều tăng, năm 2012 thực hiện là 4.736,7 triệu đồng tăng 8,22% so với dự toán; năm 2013 thực hiện là 3.168,2 triệu đồng tăng 13,2% so với dự toán; năm 2014 thực hiện

3.304,5 triệu đồng tăng 13,4% so với dự toán. Mặc dù xét về tổng thể thì khoản thu 100% trên địa bàn huyện đều vượt dự toán nhưng nếu xét về từng địa phương, từng khoản mục thu thì có những địa phương, có những mục thu chưa đạt so với kế hoạch đề ra.

- Đối với khoản thu từ phí, lệ phí: đây là khoản thu rất ổn định và nó được thực hiện thu cùng các khoản thu điều tiết từ Thuế và các khoản thu phí của xã như:

phí chợ, phí trông giữ xe ô tô, xe máy, lệ phí địa chính…Các khoản thu này thường thu gọn vì phải thu trực tiếp của người dân, thu phải có biên lai thu phí hoặc vé (có tính chất như biên lai thu phí), vì vậy khoản thu này sẽ được thanh toán với cơ quan thuế và Ban tài chính xã theo hàng tháng và được nộp vào ngân sách. Số thu từ phí, lệ phí tuy không cao (nó chỉ chiếm từ 1 – 2,5% trên tổng thu NSX) nhưng đây là khoản thu ổn định dễ thu và dễ quản lý. Năm 2012 khoản thu này là 1.482,2 triệu đồng đạt 102% so với dự toán; năm 2013 thực hiện là 1.686,5 triệu đồng đạt 121%

so với dự toán và 113% so với năm 2012; năm 2014 thực hiện 1.378,6 triệu đồng tăng 92 % so với dự toán và giảm 18,2% so với năm 2013 do năm 2014 việc khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Đoan Hùng đã hết nên không thu được phí bảo vệ môi trường.

- Đối với khoản thu từ đất công ích và hoa lợi công sản: đây là khoản thu tương đối quan trọng đặc biệt đối với các xã trên địa bàn huyện. Trong 03 năm khoản thu này luôn vượt kế hoạch giao; năm 2012 thực hiện là 1.353,3 triệu đồng đạt 351,5 % so với dự toán; năm 2013 thực hiện là 839,1 triệu đồng đạt 62 % so với thực hiện năm 2012; năm 2014 thực hiện 1.390,7 triệu đồng đạt 165 so với thực hiện năm 2013 và vượt 174% so với dự toán. Điều này chứng tỏ việc lập dự toán thu từ hoạt động này chưa sát với thực tế.

- Đối với khoản đóng góp theo quy định: trong những năm gần đây do thay đổi cơ chế quản lý về thu đóng góp xây dựng trường (trước đây các trường Tiểu học và THCS thu nộp vào ngân sách xã, từ năm 2013 trở đi huyện quy định khoản thu này các xã nộp thẳng về Phòng Giáo dục để tập trung đầu tư trọng điểm theo từng năm) và việc xóa bỏ quỹ lao động công ích làm giảm gánh nặng đóng góp từ người

dân, do vậy nên khoản thu đóng góp theo quy định đối với các xã trên địa bàn huyện nộp vào ngân sách xã hầu như không còn.

- Đối với khoản thu huy động đóng góp tự nguyện: trên cơ sở quy định của nhà nước, được HĐND xã, thị trấn phê chuẩn, Ban Tài chính xã lập kế hoạch thu các loại quỹ và huy động đóng góp tự nguyện nhằm mục đích tập trung vốn cho xây dựng các công trình như: đường giao thông nông thôn, làm hạ tầng khu dân dư, nhà văn hóa khu dân cư….Tùy vào điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương mà có mức thu phù hợp hoặc không tiến hành thu. Đây là một khoản thu mang tính chất vận động tự nguyện, chính vì vậy mà việc tổ chức thu gặp nhiều khó khăn và người dân luôn có tâm lý lo ngại là không biết mình nộp tiền thì tiền đó được sử dụng như thế nào, có đúng mục đích không. UBND, Ban tài chính các xã, thị trấn rất tích cực trong việc triển khai huy động nguồn thu này; một số nơi người dân ý thức được việc tập trung nguồn lực của nhà nước và nhân dân với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trong quá trình quản lý nguồn thu đóng góp này theo nguyên tắc phải sử dụng biên lai thu tiền do Bộ Tài chính phát hành và nộp ngay vào KBNN khi thu được, trừ trường hợp thu huy động bằng ngày công và thu bằng hiện vật thì phải quy giá trị bằng tiền Việt nam đồng làm thủ tục ghi thu - ghi chi qua KBNN. Nhìn chung các đơn vị có nguồn thu này đều quản lý tốt và đúng quy định.

- Đối với khoản thu kết dư: khoản thu này là NSX năm trước còn tồn lại chưa chi hết. Qua số liệu ta thấy: Năm 2012 và năm 2013 không có kết dư ngân sách, duy nhất chỉ có năm 2014 kết dư 381,4 triệu đồng do trong 6 tháng cuối năm 2014 có Chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên 7 tháng cuối năm 2014 sau đó đến cuối năm 2014 Bộ Tài chính có công văn hướng dẫn được sử dụng khoản chi này, nhưng do thời điểm sát nút cuối năm ngân sách nên một số đơn vị chưa kịp chi. Điều đó cho thấy số thu này thấp như vậy là một dấu hiệu đáng mừng vì thực tế các xã, thị trấn đã chủ động trong việc phân bổ chi tiêu dàn đều trong năm không xảy ra tình trạng thu dồn về cuối năm như những năm trước.

* Đối với khoản thu phân chia tỷ lệ điều tiết.

Theo số liệu Bảng 2.1, nếu xét về mặt tổng thể các khoản thu phân chia tỷ lệ điều tiết thường đạt và vượt kế hoạch. Năm 2012 thực hiện vượt 166,28 % kế hoạch, năm 2013 thực hiện vượt 478,33 % so với kế hoạch, năm 2014 thực hiện đạt 94,84% so với kế hoạch. Trong khoản thu phân chia tỷ lệ điều tiết khoản thu tiền sử dụng đất thường chiếm tỷ trọng lớn nhất, đây là khoản thu thể hiện chủ trương của nhà nước đổi đất lấy cơ sở hạ tầng cho địa phương, tránh tư lợi cũng như bất công bằng như cấp đất của những năm trước đây; khoản thu này là nguồn lực quan trọng để đầu tư phát triển hạ tầng của mỗi địa phương. Các khoản thu về thuế môn bài từ các hộ kinh doanh, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế VAT đều tăng qua các năm và đều vượt dự toán xây dựng, đây là những nguồn thu nhằm đảm bảo nguồn để chi hoạt động thường xuyên của bộ máy chính quyền, đảng, đoàn thể.

Tuy nhiên nếu xét theo từng đơn vị, từng sắc thuế thì vẫn còn nhiều xã, phường tổ chức thực hiện thu chưa tốt như xã Minh Lương, Đông Khê, Chân Mộng...mặc dù công tác quản lý thuế là rất quan trọng và được quan tâm nhiều, nó thể hiện sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cũng như thể hiện được sức mạnh trong việc huy động thu của chính quyền và ngành thuế.

Trên thực tế, còn một vấn đề cần quan tâm đó là khi thực hiện thu thuế các tổ đội thuế hoặc uỷ nhiệm thu của Chi cục thuế có thể thực hiện thu trên địa bàn của nhiều xã (Mỗi tổ, đội thường phụ trách từ 3 - 5 đơn vị). Theo quy định nếu khoản thuế phát sinh tại địa bàn xã nào thì điều tiết cho xã đó. Chính vì việc thu trên nhiều địa bàn nên khi nộp vào Kho bạc nhà nước có thể lẫn hoặc có chuyển từ tên xã này sang xã khác, tức là khoản thu điều tiết của xã này được chuyển sang xã khác. Điều đó tạo ra sự bất công bằng giữa các xã và là kẽ hở dễ bị lợi dụng trong công tác quản lý thu thuế, nhất là đối với khoản thuế ngoài quốc doanh.

Từ việc phân tích quản lý các khoản thu thuế, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số tồn tại mà nguyên nhân chủ yếu đó là:

- Việc xây dựng dự toán thu các khoản thuế chưa thực sự sát với từng xã, từng khu vực.

- Việc tổ chức thu cũng như sự phối kết hợp trong công tác tổ chức thu của cơ quan thuế và chính quyền địa phương chưa được chặt chẽ, chưa quản lý khai thác hết tiềm năng về nguồn thu từ thuế.

- Chưa có cơ chế khuyến khích động viên kịp thời, cụ thể đối với người có nghĩa vụ nộp cũng như người trực tiếp thực hiện thu.

- Ý thức chấp hành pháp luật về nghĩa vụ thu nộp thuế của một số bộ phận của người dân còn chưa cao.

* Khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

Trong giai đoạn hiện nay, đối với ngân sách xã trên địa bàn huyện có thể khẳng định khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là một khoản thu lớn và không thể thiếu bao gồm thu bổ sung cân đối ngân sách và thu bổ sung có mục tiêu.

Khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSX. Năm 2012 thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 54.973,6 triệu đồng chiếm 79% tổng thu NSX; năm 2013 thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 62.465,6 triệu đồng chiếm 78 % tổng thu NSX; năm 2014 thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 85.890,3 triệu đồng chiếm 80 % tổng thu NSX.

Việc thực hiện thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là cần thiết, vì nguồn thu trên địa bàn nhìn chung còn rất thấp, nguồn thu của các xã không đồng đều, không đảm bảo cân đối NSX. Hơn nữa nguồn thu bổ sung có mục tiêu còn là một chủ trương lớn của đảng và nhà nước ta ưu tiên cho phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn, tạo ra sự công bằng, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Tuy nhiên, nếu khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên càng lớn thì thực tế cho thấy rằng nền kinh tế xã hội của địa phương chưa phát triển, đời sống dân cư còn nghèo và hơn thế nữa nó vẫn tồn tại tình trạng cơ chế “xin cho” và việc phân giao nguồn thu cho NSX còn hạn chế. Đó cũng chính là điều kiện nảy sinh những tiêu cực trong quản lý ngân sách. Vì vậy, chúng ta phải có những quyết sách, những định hướng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, phấn đấu để ngân sách

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý ngân sách xã của huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 67 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)