Về công tác thu ngân sách

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý ngân sách xã của huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 110 - 113)

Chương 3 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ CỦA HUYỆN ĐOAN HÙNG - TỈNH PHÚ THỌ

3.2. Phương hướng chung về quản lý ngân sách cấp xã của huyện Đoan Hùng 101 3.3. Những giải pháp chủ yếu để tăng cường quản lý ngân sách cấp xã

3.3.1. Về công tác thu ngân sách

* Tăng cường nguồn thu ngân sách xã

Để đảm bảo được cân đối thu, chi đầu tiên là phải tăng cường giải pháp tăng thu ngân sách. Muốn vậy trước hết phải có các giải pháp để nuôi dưỡng nguồn thu đặc biệt là các nguồn mang tính bền vững, giảm dần việc dựa vào nguồn thu từ đất.

Có giải pháp tăng cường nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế tạo nền tảng cho kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp từ đó tăng cường các nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí.

Nguồn thu phải được đảm bảo thu đúng, thu đủ, tránh lạm dụng thu. Số thu năm sau phải cao hơn năm trước nhưng phải dựa trên tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, nội lực của xã.

Mọi nguồn thu đều phải đảm bảo tính khách quan, minh bạch, tránh bỏ sót nguồn gây tổn thất, lãng phí. Tất cả các khoản thu đều phải nộp quan Kho bạc Nhà nước để quản lý, không để xảy ra tình trạng tọa thu - tọa chi.

* Về quản lý và điều hành thu ngân sách + Đối với các khoản thu 100% để tại xã

Đây là khoản thu ổn định, mang tính định hướng lâu dài và chủ yếu nhất ở cấp xã nên xã cần có biện pháp tổ chức quản lý thu cho phù hợp. Chính quyền cấp xã cần nắm bắt kịp thời và khai thác triệt để thế mạnh của địa phương về đất đai, đầm, hồ, ao, tài nguyên thiên nhiên và các công sản khác. Bên cạnh đó phải có chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở huyện phát triển nhằm tăng thu cho ngân sách xã.

Với quỹ đất công và đất công ích xã cần có biện pháp để tạo ra hoa lợi. Như đầm, ao, hồ có thể đầu tư chi phí để chỉ đạo cho đấu thầu với thời gian từ 3-5 năm nhưng thu tiền hàng năm. Số thu được từ nguồn này được đưa vào cân đối ngân sách xã và được sử dụng cho các mục đích công ích tại xã như sửa chữa trường học, tu sửa đường xá và các công trình công cộng khác,… Với phương thức này vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách xã, vừa phát huy tính chủ động sáng tạo trong khai thác tiềm năng thế mạnh của xã, nâng cao đời sống của nhân dân.

Đối với phí và lệ phí: Các khoản phí, lệ phí thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngân sách xã (đây là những khoản đóng góp có tính chất bắt buộc), đặc biệt là lệ phí chợ, trông giữ xe đạp, xe máy là khoản thu có số thu khá và ổn định trong các nguồn thu tại xã. Trước tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện này ở huyện thì hầu hết các xã, thị trấn đều có chợ hoặc khu buôn bán nhỏ, hộ kinh doanh cá thể không ngừng phát triển. Hiện nay các chợ và khu trông giữ xe hình thành trên địa bàn xã, thị trấn hầu hết do các xã, thị trấn quản lý. Tuy nhiên công tác quản lý khoản thu này ở một số xã, thị trấn còn hạn chế gây phân tán nguồn thu cho các tổ chức kinh tế, tập thể, cá nhân thu, chi ngoài ngân sách gây thất thu, thu hụt so với dự toán đặt ra. Quản lý tốt khoản thu này xã, thị trấn phải đôn đốc các hộ kinh doanh thực hiện

đúng nghĩa vụ của mình, bên cạnh đó có thể giao khoán cho các ban quản lý chợ, giữ xe để khai thác có hiệu quả.

- Các khoản thu khác như tiền phạt vi phạm hành chính, tệ nạn xã hội, hỗ trợ, biếu tặng...phải được quản lý và thu nộp theo các chế độ hiện hành do Nhà nước quy định, đều phản ánh thu chi qua Kho bạc Nhà nước và hạch toán qua ngân sách xã.

+ Đối với các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm

Đây cũng là khoản thu quan trọng đối với ngân sách xã. Trong những năm qua, khoản thu này cũng có xu hướng giảm đáng kể. Do diện tích đất ngày càng thu hẹp (ở huyện hiện nay đất nông nghiệp chiếm khoảng 57%) và Nhà nước có chính sách giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Từ năm 2003 với chương trình miễn hoàn toàn thuế sử dụng đất nông nghiệp ảnh hưởng đến thu phân chia. Tuy nhiên nhu cầu chi tiêu thì ngày càng gia tăng. Chính vì vậy chính quyền cấp xã cần có biện pháp quản lý khai thác tốt các loại thuế, lệ phí còn lại trong khoản thu phân chia để đảm bảo các khoản chi thường xuyên cho bộ máy cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân hoạt động bình thường và có hiệu quả.

Đối với các loại thuế như: thuế nhà đất, tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyến sử dụng đất, lệ phí trước bạ nhà đất thì chính quyền cấp xã cần phải phối hợp với ngành thuế để có biện pháp quản lý phù hợp, hạn chế tình trạng các cá nhân chuyển nhượng đất cho nhau mà không thông báo với cơ quan thuế biết.

Đối với thuế GTGT và thuế TNDN: Đây là các loại thuế có tính chất điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại địa phương nhưng lại khó thu. Hiện tượng gian lận thuế còn xảy ra nhiều. Tỷ lệ điều tiết cho khoản thu này trong tương lai cần điều chỉnh tăng, đồng thời chính quyền cấp xã cũng phải có biện pháp quản lý các hộ kinh doanh trên địa bàn để tăng thu cho NSNN cũng như ngân sách xã.

Đối với nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: Nhiệm vụ chi của NSX xã ngày càng tăng vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đặt ra quá nhiều và mục tiêu nào cũng có tính cấp bách. Vì vậy nhiều khi NSX không đủ sức để thực hiện nhiệm vụ của mình nên rất cần có sự hỗ trợ của ngân sách cấp trên. Điều này được thể hiện rõ trong các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng rất tốn kém, NSX không thể đảm

đương nổi. Vì vậy nhất thiết phải thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Đây không phải là nguồn thu thật sự quan trọng nhưng do nhiệm vụ thu, chi NSX quá nhiều mà sự phân cấp ngân sách cấp trên lại quá ít nên gây khó khăn cho việc thực hiện chi tiêu của NSX. Tuy nhiên, việc hỗ trợ của ngân sách cấp trên chỉ có giới hạn nên cái chính vẫn phải trông vào nguồn thu từ chính các xã. Vì vậy phải đặc biệt chống lại các tư tưởng ỷ lại từ sự hỗ trợ của ngân sách cấp trên, giảm một cách tối đa nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.

* Công tác phối hợp trong quản lý ngân sách:

Tăng cường mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế địa phương (các đội thuế xã, phường) hoặc tổ chức cá nhân được giao uỷ nhiệm thu thuế trên địa bàn với chính quyền các xã và Kho bạc Nhà nước địa phương trong việc thu thuế và các khoản thu khác vào ngân sách.

Tổ chức tốt việc phân phối giữa các cơ quan thuế (Chi cục Thuế) và UBND xã trong việc phân công, phân định trách nhiệm đối với từng nguồn thu, đối tượng thu, tránh chồng chéo, tránh bỏ sót nguồn thu.

Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tài chính cấp huyện, Kho bạc Nhà nước, Chi cục Thuế và Ban tài chính xã trong việc thực hiện các nghiệp vụ nộp tiền ngân sách xã đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi, an toàn, chính xác.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý ngân sách xã của huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)