Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý ngân sách xã của huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 98 - 103)

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ CỦA HUYỆN ĐOAN HÙNG -TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2012 -

2.4. Đánh giá chung về hoạt động quản lý ngân sách cấp xã ở huyện Đoan Hùng

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại

Thứ nhất, nhà nước và chính quyền địa phương ở một số xã, thị trấn chưa nhận thức đúng tầm quan trọng, vai trò và vị trí của ngân sách xã nên chưa quan tâm đến công tác quản lý ngân sách xã.

Thứ hai, cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý thu, chi ngân sách xã chưa đồng bộ, các văn bản hướng dẫn ban hành chưa kịp thời, nhiều khi còn mang tính cứng nhắc, không linh hoạt.

Thứ ba, công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách xã còn hạn chế. Các xã, thị trấn chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn Luật NSNN và quy định tại các Thông tư của Bộ tài chính về hướng dẫn Luật NSNN, có nhiều người còn cho rằng Kho bạc Nhà nước máy móc, gây khó dễ trong việc kiểm soát chi ngân sách xã. Số liệu quyết toán thường điều chỉnh theo ý muốn chủ quan, nhằm làm đẹp số liệu trước khi trình duyệt.

Thứ tư, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành có liên quan trong công tác quản lý ngân sách xã còn nhiều hạn chế.

Từ sự nhận thức chưa đúng về chức năng quản lý nghiệp vụ của cơ quan tài chính, với việc kiểm soát chi của KBNN, dẫn đến tình trạng chồng chéo trong quản lý và kiểm soát ngân sách xã. Do sự nhận thức không đúng về công tác kiểm soát chi ngân sách, các xã, thị trấn tìm cách đối phó, tránh sự kiểm soát của KBNN, dẫn đến vi phạm chế độ chứng từ kế toán còn khá phổ biến.

Thứ năm, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ tài chính xã còn nhiều hạn chế, khả năng quản lý ngân sách của cấp xã còn yếu.

Thứ sáu, định mức, chế độ chi tiêu của Nhà nước đối với cấp xã còn nhiều sự bất cập. Vấn đề định mức chi tiêu NSNN nói chung, ngân sách xã nói riêng chưa đầy đủ và đồng bộ, chưa phù hợp với thực tế. Nhiều trường hợp các đơn vị thực hiện sai chế độ, như tổ chức hội nghị thì chi tăng thêm thời gian hay số lượng đại biểu, chi tiếp khách quá dự toán được duyệt thì lập bảng kê chứng từ chi nghiệp vụ chuyên môn,...Từ đó dẫn đến quản lý thu và kiểm soát chi ngân sách xã qua KBNN rất phức tạp và gặp không ít khó khăn.

Thứ bảy, công tác kiểm tra các hoạt động của ngân sách xã còn hạn chế.

Từ sự hạn chế về trình độ, năng lực của cán bộ tài chính xã, dẫn đến công tác tự kiểm tra của xã chưa được coi trọng.

Thứ tám, công tác kế toán ngân sách xã chưa được quan tâm đúng mức.

Công tác kế toán ngân sách xã nhiều nơi chưa được quan tâm, hệ thống sổ sách, chứng từ và các loại giấy tờ liên quan ở xã chưa được coi trọng, còn nhiều yếu kém, bất cập.

* Bài học kinh nghiệm

- Trên cơ sở Luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật ngân sách; HĐND cấp tỉnh cần cụ thể hoá các cơ chế chính sách của địa phương nhằm phân cấp tối đa để phát huy cao nhất tính chủ động, tạo điều kiện khuyến khích các địa phương khai thác tối đa nguồn thu, và chủ động trong quản lý chi theo quy định luật ngân sách.

- Phát huy vai trò Lãnh đạo chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương đối với công tác ngân sách, nêu cao vai trò giám sát của HĐND xã trong lập và chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách. Thực hiện tốt sự phối hợp các lực lượng ban ngành đoàn thể của xã trong công tác tuyên truyền việc cấp hành luật ngân sách và các luật thuế, và quản lý thu thuế phí trên địa bàn xã, thị trấn.

- Các cơ quan chuyên môn Phòng Tài chính - Chi cục thuế - Kho bạc Nhà nước địa phương tăng cường công tác hướng dẫn kiểm tra, phát hiện sai sót để chấn chỉnh kịp thời.

- Làm tốt công tác công khai dự toán, quyết toán ngân sách; nêu cao vai trò giám sát của nhân dân trong quản lý điều hành ngân sách.

Kết luận chương 2

Ngân sách xã là công cụ đặc biệt quan trọng để chính quyền cấp xã, thị trấn quản lý toàn diện kinh tế, xã hội tại địa phương. Đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn góp phần công nghiệp hóa, đô thị hóa khu vực nông thôn, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Thông qua việc đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Đoan Hùng để làm rõ những nội dung sau:

- Hiểu rõ về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Đoan Hùng; về bộ máy của phòng Tài chính – kế hoạch của huyện cũng như chức năng nhiệm vụ của nó.

- Khái quát về tình hình thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tác động của nó đến ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

- Thông qua đánh giá thực trạng lập dự toán ngân sách xã thấy được tầm quan trọng của dự toán thu – chi ngân sách xã đối với việc điều hành ngân sách tại các địa phương, những việc đã làm được và chỉ ra được những yếu kém trong khâu này: các xã, thị trấn chưa coi trọng công tác lập dự toán, chưa bám sát nguồn thu trên địa bàn, che giấu nguồn thu trông chờ ỷ nại vào trợ cấp từ ngân sách cấp trên, chưa kiểm soát hết nguồn thu tại địa bàn, cơ cấu chi chưa hợp lý, lập dự toán còn chưa căn cứ theo định mức phân bổ của HĐND tỉnh quy định. Một số xã chưa nắm vững quy trình lập dự toán dẫn đến thời gian lập dự toán còn chậm.

- Thông qua đánh giá việc chấp hành dự toán thấy được các khoản thu không đạt dự toán xây dựng, thấy được những yếu kém về mặt quản lý như: chưa khai tốt nguồn thu trên địa bàn, thu chi ngoài sổ sách kế toán, thu không đúng quy định, chưa theo dõi hết nguồn thu phát sinh trên địa bàn, đối với khoản thu huy động đóng góp tự nguyện còn ra chỉ tiêu thu bắt buộc không đúng tính chất vận động mà nhà nước quy định. Cơ cấu chi bộc lộ những bất hợp lý trong quá trình thực hiện, tập trung vào chi đầu tư lớn nhưng không trọng tâm trọng điểm dẫn tới chi dàn trải dẫn đến vẫn còn tồn đọng nợ xây dựng cơ bản; kinh phí bố trí cho chi thường xuyên hạn hẹp ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của các ban ngành đoàn thể, các hoạt động sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế…tạo nên sự phát triển không bền vững, chưa chú trọng vào nuôi dưỡng nguồn thu; chi hoạt động còn chưa tiết kiệm, chưa thực hiện đúng chính sách chế độ mà nhà nước quy định.

- Thông qua đánh giá công tác chấp hành chế độ kế toán, quyết toán ngân sách xã cho thấy một bộ phận cán bộ tài chính – kế toán chưa nắm được nguyên tắc kế toán như: còn mở thiếu sổ sách kế toán, chữa sổ chưa đúng theo quy định, lập thiếu hệ thống bảng biểu kế toán, còn chưa kiểm kê tài sản, tiền, vốn kịp thời cũng như rà soát các khoản thu, nhiệm vụ chi theo Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành. Báo cáo tổng hợp tình hình quyết toán của phòng Tài chính lập chưa khoa học cung cấp đầy đủ thông tin để phân tích đánh giá tình hình thực hiện của các địa phương để kịp thời chỉ đạo cán bộ tài chính - kế toán xã, thị trấn khắc phục các yếu kém trong khâu quản lý.

- Thông qua việc đánh giá hoạt động thanh kiểm tra thấy được công tác kiểm tra còn chưa thường xuyên dẫn tới chưa phát hiện kịp thời những điểm yếu và có biện pháp chỉ đạo khắc phục. Bên cạnh đó chưa phát huy vai trò giám sát của HĐND cấp xã đối với quá trình lập, chấp hành, quyết toán mà Luật Ngân sách Nhà nước đã quy định.

- Về đội ngũ cán bộ chủ tài khoản, tài chính – kế toán: mặc dù chuẩn hóa về bằng cấp nhưng khi áp dụng vào thực tế còn bộc lộ những yếu kém về nghiệp vụ đó là chưa nắm được đầy đủ quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành, chế độ kế toán, phương pháp quản lý thu – chi chưa hiệu quả dẫn tới những tồn tại ở một số địa phương trong thời gian qua.

- Qua đánh giá tác động chi thu - chi ngân sách xã cho thấy tầm quan trọng của ngân sách xã, nó tác động đến hầu hết các lĩnh vực tại địa phương, biết được cần phải điều chỉnh những nội dung gì còn chưa hợp lý từ đó đem lại sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương phát triển một cách bền vững.

Từ những phân tích và đánh giá thực trạng nhằm tìm ra các giải pháp để khắc phục những yếu kém, nâng cao chất lượng quản lý trong các khâu trong chu trình trình quản lý ngân sách xã. Từ đó nâng cao vị trí vai trò của quản lý ngân sách xã và hiệu quả công tác quản lý ngân sách xã đối với chính quyền xã, thị trấn trên địa bàn huyện, tạo đà thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá, đô thị hóa nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Chương 3

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý ngân sách xã của huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)