Chương 1. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC UBND CẤP HUYỆN
2.2. Thực trạng đội ngũ công chức, viên chức UBND huyện Lập Thạch
2.2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức, viên chức
Dựa theo các tiêu chí như đã phân tích chương lý luận chung có thể thấy thực trạng đội ngũ công chức, viên chức nhà nước của huyện xem xét một cách toàn diện nổi nên một số những vấn đề sau:
Thứ nhất, về trình độ chuyên môn
- Nhìn một cách tổng quan trong những năm qua, nhờ chủ trương xã hội hóa công tác giáo dục, nhiều loại hình đào tạo mới được mở ra, số người dự tuyển vào công chức, viên chức có trình độ đào tạo cao ngày càng nhiều, công tác đào tạo, bồi dưỡng được các cơ quan, đơn vị quan tâm hơn và bản thân công chức, viên chức cũng nhận thức được sự cần thiết phải học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Vì vậy, trình độ chuyên môn trong đội ngũ công chức, viên chức ngày một tăng. Theo số liệu điều tra của phòng Nội vụ huyện 03 năm 2012-2014, trình độ được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức, viên chức UBND huyện Lập Thạch (thể hiện trên bảng 2.4).
Bảng 2.4. Trình độ đào tạo chuyên môn chung của công chức, viên chức UBND huyện Lập Thạch
Trình độ đào tạo Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ
Tiến sĩ 1 0,8% 2 1,7% 2 1,6%
Thạc sĩ 20 16,5% 20 16,3% 22 17.5%
Đại học, cao đẳng 78 64,5% 80 65,0% 84 66,7%
Trung cấp 18 14,9% 17 13,8% 14 11,1%
Sơ cấp và Chưa qua đào tạo 4 3,3% 4 3,2% 4 3,1%
Tổng cộng 121 100% 123 100% 126 100%
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012-2014 của PhòngNội vụ huyện Lập Thạch) * Nhận xét: Qua báo cáo số liệu trên cho ta thấy trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của UBND huyện Lập Thạch có tỷ lệ cao, 2/126 người tiến sỹ, 22/126 người có bằng thạc sỹ, 84/126 người có bằng đại học, cao đẳng chủ yếu nằm trong độ tuổi dưới 50, số còn lại là một số viên chức, nhân viên tạp vụ và lái xe.
Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ là cơ sở để cán bộ, công chức, viên chức có điều kiện tiếp xúc những nội dung quản lý mới và có điều kiện thuận lợi
trong khi thi hành công vụ, nhất là trong bối cảnh hiện nay với xu thế hội nhập toàn cầu hóa, các nước trên thế giới và Việt nam đang phát triển và chuyển biến từng ngày về mọi mặt. Đòi hỏi người cán bộ, công chức, viên chức phải có trình độ học vấn ở một mức độ nhất định để đáp ứng được với những nhu cầu ngày càng phát triển của đời sống xã hội không chỉ bó hẹp trong một địa phương cấp huyện.
Trình độ học vấn không phải là yếu tố quyết định chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhưng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực và trình độ của cán bộ, công chức, viên chức. Hạn chế về trình độ học vấn làm hạn chế khả năng tiếp thu, lĩnh hội chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách pháp luật của nhà nước, cũng như các chỉ thị nghị quyết của chính quyền cấp trên. Do đó cũng làm hạn chế khả năng phổ biến chủ trương, đường lối chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước cho nhân dân. Hạn chế năng lực thiện nhiệm vụ, năng lực quản lý điều hành, kiếm tra đôn đốc trong lĩnh vực do mình phụ trách. Do đó trình độ học vấn cao, đồng đều là một yếu tố quyết định việc thắng lợi hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ công tác trên các lĩnh vực của bộ máy chính quyền huyện Lập Thạch.
Bảng 2.5. Trình độ chuyên môn đào tạo của công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý UBND huyện Lập Thạch
TT Trình độ Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1 Tiến sĩ 1 1 2
2 Thạc sĩ 9 12 14
3 Đại học 38 41 43
4 Cao đẳng 8 8 7
5 Trung cấp 13 11 9
6 Sơ cấp 0 0 0
7 Chưa qua đào tạo 0 0 0
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012-2014 của Phòng Nội vụ huyện Lập Thạch) Nhìn vào biểu thống kê ta nhận thấy công chức, viên chức lãnh đạo quản lý cấp phòng và tương đương còn có trình độ chuyên môn chưa cao. Những công chức này là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng, hiệu quả quản lý thấp.
Đối với những công chức, viên chức tuổi còn trẻ có thể cử đi đào tạo cao học ở các trường đại học, đối với những cán bộ gần đến tuổi nghỉ hưu cần phải động viên để cán bộ nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị quyết 16/NQ-CP, còn những cán bộ không có khả năng phát triển có thể sắp xếp bố trí những công việc chuyên môn cao, phù hợp.
* Những số liệu phân tích (bảng 2.4, 2.5) trên đây cho thấy xét một cách tổng quan trình độ công chức đo trên phương diện bằng cấp chuyên môn của huyện so với mặt bằng chung của cả nước còn thấp, đặc biệt so với yêu cầu của cải cách hành chính là chưa phù hợp, yêu cầu của chương trình cải cách hành chính trên lĩnh vực cán bộ công chức giai đoạn (2010-2015) đòi hỏi số lượng công chức hành chính làm việc trong cơ quan nhà nước 100% phải có trình độ từ trung cấp trở lên, đến năm 2010 có 50% công chức đạt chuẩn lý luận chính trị, 90% đạt chuẩn quản lý nhà nước, 80-90% đạt chuẩn chuyên môn nghiệp vụ. Do đó, huyện cần có kế hoạch đào tạo để tăng số lượng công chức, viên chức có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; giảm số công chức, viên chức có trình độ trung cấp trở xuống và công chức, viên chức chưa qua đào tạo, để đến năm 2020 mỗi cơ quan chuyên môn (12 cơ quan) và đơn vị sự nghiệp (05 đơn vị) thuộc UBND huyện có ít nhất 02 thạc sĩ, đồng thời cần có kế hoạch tổng thể để đảm bảo tiêu chuẩn chung của cải cách hành chính là 100% công chức, viên chức phải được đào tạo từ trung cấp chuyên môn trở lên (đối với công chức, viên chức UBND cấp huyện của tỉnh Vĩnh Phúc 100% có trình độ cao đẳng trở lên).
Thứ hai, về trình độ Tin học và ngoại ngữ - Trình độ Tin học:
Ngày nay, công nghệ thông tin nói chung và tin học nói riêng đã được phổ biến trong đời sống sinh hoạt và quản lý kinh tế - hành chính, nó hỗ trợ rất lớn cho công chức, viên chức trong công tác lưu trữ, tính toán, trao đổi thông tin, …Nhiều cơ quan, đơn vị đã nối mạng LAN; công chức, viên chức đã được trang bị máy vi tính cá nhân, mạng internet; họ đã biết sử dụng một cách thành thạo và khai thác các thông tin toàn cầu phục vụ cho công tác chuyên môn. Tuy vậy, nhiều công chức, viên chức chưa được trang bị máy vi tính độc lập, hoặc chưa được nối mạng
nên việc khai thác, sử dụng máy vi tính gặp nhiều khó khăn. Ngược lại, có những công chức, viên chức lãnh đạo quản lý được trang bị máy móc hiện đại nhưng ngại học tập nên kiến thức tin học hạn chế, hiệu quả sử dụng máy vi tính rất thấp. Theo số liệu điều tra ở huyện Lập Thạch Tính đến cuối năm 2014 [thể hiện ở bảng 2.6]:
Số lượng công chức có trình độ Đại học chuyên ngành công nghệ thông tin của huyện mới chỉ có 02 bằng 1,6%; công chức, viên chức có trình độ tin học chứng chỉ A,B,C: 95 người chiếm tỉ lệ 75,4%. Tuy nhiên, thực tế số công chức, viên chức của UBND huyện đã được đào tạo và cấp chứng chỉ A,B,C phần lớn chỉ sử dụng máy vi tính thay máy đánh chữ, nên khả năng ứng dụng tin học vào công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn; đặc biệt số công chức, viên chức chưa qua các lớp đào tạo cơ bản còn chiếm tỷ lệ tương đối cao (23,0%).
Bảng 2.6. Trình độ đào tạo Tin học của công chức, viên chức huyện Lập Thạch Trình độ đào tạo Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ
Đại học CNTT 2 1,6% 2 1,6% 2 1,6%
Chứng chỉ Trình độ (A,B,C) 84 69,4% 89 72,4% 95 75,4%
Chưa qua đào tạo 35 29,0% 32 26,0% 29 23,0%
Tổng cộng 121 100% 123 100% 126 100%
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012-2014 của Phòng Nội vụ huyện Lập Thạch) Con số trên cho thấy trong thời đại công nghệ thông tin, Tin học hóa trong thực thi công vụ, hoạt động nghề nghiệp là yêu cầu thiết yếu của mọi cơ quan tổ chức thì trình độ tin học trong đội ngũ công chức, viên chức huyện Lập Thạch mới chỉ ở mức trung bình. Trong khi đó, nội dung hiện đại hóa nền hành chính trong chương trình cải cách hành chính đòi hỏi “đến năm 2015 triển khai đồng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của hệ thống hành chính nhà nước; áp dụng các công cụ, phương pháp quản lý tiên tiến, hiện đại trong các cơ quan hành chính nhà nước, đại bộ phận cán bộ công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước phải biết sử dụng thành thạo tin học văn phòng và các thiết bị tin học bổ trợ". Như vậy để đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính và để thực
hiện tốt Đề án 112 của Chính phủ về hình thành và xây dựng “Chính phủ điện tử”, mỗi cơ quan đơn vị và cá nhân cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, mới đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý điều hành của Chính phủ và địa phương và công cuộc cải cách hành chính.
- Trình độ ngoại ngữ:
Năm 2014 phòng Nội vụ đã tham mưu cho UBND huyện tổ chức các lớp tiếng Anh trình độ A, B, C để đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc các phòng, ban, ngành và các đơn vị sự nghiệp cấp huyện. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng tiếng Anh chưa cấp thiết, thiếu môi trường để sử dụng tiếng Anh nên chất lượng các lớp học này không cao, khả năng đọc, nghiên cứu tài liệu phục vụ chuyên môn, khả năng giao tiếp của các học viên tốt nghiệp ở các lớp này rất yếu (thể hiện ở Bảng 2.7). Trong những năm gần đây, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hàng năm huyện Lập Thạch không tổ chức các lớp tiếng Anh nên trình độ ngoại ngữ nói chung của công chức huyện Lập Thạch là rất hạn chế.
Bảng 2.7. Trình độ ngoại ngữ của công chức, viên chức UBND huyện Lập Thạch Trình độ đào tạo Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ
Đại học Ngoại ngữ 2 1,6% 2 1,6% 2 1,6%
Chứng chỉ Trình độ
(A,B,C,D) 67 55,4% 71 57,7% 78 61,9%
Chưa qua đào tạo 52 43,0% 50 40,7% 46 36,5%
Tổng cộng 121 100% 123 100% 126 100%
(Nguồn:Số liệu điều tra năm2012- 2014 của Phòng Nội vụ huyện Lập Thạch) Có thể nói trước yêu cầu của cải cách hành chính hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi khả năng giao tiếp với người nước ngoài, khả năng nghiên cứu tài liệu, khả năng nắm bắt những diễn biến về kinh tế, xã hội trên thế giới ngày càng cao và quy định mới của Bộ Nội vụ tại Thông tư số 74/2005/TT-BNV ngày 26/7/2005 “tiêu chuẩn về ngoại ngữ đối với ngạch chuyên viên là trình độ B” trở lên thì có thể nói trình độ Ngoại ngữ của công chức, viên chức huyện về cơ bản là chưa đáp ứng. Trong
chương trình cải cách tổng thế hành chính không đề cập tới nội dung cụ thể về trình độ ngoại ngữ của cán bộ công chức, tuy nhiên yêu cầu “Chất lượng cán bộ công chức phải phù hợp với công tác quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, và xu thế hội nhập quốc tế” trong nội dung chương trình cải cách hành chính đã gián tiếp đặt ra vấn đề về việc nâng cao trình độ ngoại ngữ cho công chức, viên chức của huyện. Do vậy, huyện Lập Thạch cần có chủ trương đào tạo bồi dưỡng 46 người (chưa qua đào tạo và trình độ A) học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ trong những năm tới đảm bảo tiêu chuẩn ngạch công chức, hạng viên chức và đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.
Thứ ba, trình độ lý luận chính trị
Tính đến tháng 12 năm 2014 trong tống số 126 công chức, viên chức đã có 98 công chức, viên chức của huyện đứng trong hàng ngũ Đảng, chiếm 77,8%, số công chức, viên chức có trình độ lý luận cao cấp và tương đương là 24 đồng chí chiếm 19,0%; số công chức, viên chức có trình độ lý luận chính trị trung cấp là 43 đồng chí chiếm 42,1%. Trong khi đó nếu tham khảo con số này ở một số huyện [huyện Sông Lô công chức, viên chức có trình độ lý luận cao cấp và tương đương mới chỉ có 16,1%, số công chức, viên chức có trình độ lý luận chính trị Trung cấp 36,8%;
huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên công chức, viên chức có trình độ lý luận cao cấp và tương đương là 17,2%, số công chức, viên chức có trình độ lý luận chính trị trung cấp là 34,3%]. [Trình độ lý luận chính trị theo nhóm thể hiện trên Bảng 2.8].
Bảng 2.8. Trình độ lý luận chính trị của công chức, viên chức UBND huyện Lập Thạch
Trình độ đào tạo Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ
Cao cấp 21 17,4% 22 17,9% 24 19,0%
Trung cấp 36 29,6% 38 30,9% 43 42,1%
Còn lại 64 53,0% 63 51,2% 59 38,9%
Tổng cộng 121 100% 123 100% 126 100%
(Nguồn:Số liệu điều tra năm 2012-2014 của Phòng Nội vụ huyện Lập Thạch)
Qua số liệu thống kê ta thấy trình độ lý luận chính trị công chức, viên chức của huyện nói chung là khá cao so với mặt bằng chung. Đây là cơ sở quan trọng để đảm bảo tính chính trị và chiều sâu trong hoạt động chính quyền. Thể hiện đội ngũ công chức, viên chức UBND huyện Lập Thạch có ý thức giác ngộ cách mạng và năng lực chính trị, là tiền đề để nắm bắt chủ chương đường lối của đảng, vận dụng vào thực tiễn kinh tế - xã hội của địa phương được thuận lợi. Về cơ bản ý thức bản lĩnh chính trị giác ngộ cách mạng và trình độ lý luận của đội ngũ công chức, viên chức đã đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính.
Thứ tư, về mức độ hoàn thành công việc và chấp hành kỷ luật, kỷ cương Mức độ hoàn thành công việc:
Mức độ hoàn thành công việc của công chức, viên chức huyện Lập Thạch được xem xét qua công tác đánh giá định kỳ hàng năm; ngoài ra, việc đánh giá công chức, viên chức được tiến hành đối với những công chức, viên chức khi xem xét đề bạt bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại. Việc đánh giá được quy định khá chặt chẽ, bao gồm các khâu: công chức, viên chức tự đánh giá theo các mặt nêu trên; phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp đánh giá nhận xét từng công chức, viên chức, đề nghị xếp loại công chức, viên chức theo các mức độ hoàn thành nhiệm vụ và cuối cùng là thủ trưởng cơ quan, đơn vị nhận xét, xếp loại.
Dựa trên Luật Cán bộ, công chức năm 2008 có hiệu lực từ 1/1/2010, Luật viên chức năm 2010 có hiệu lực từ 01/01/2012 và các Nghị định, các văn bản pháp lý và quy định của Trung ương, hàng năm UBND huyện Lập Thạch đều chỉ đạo tổ chức và triển khai thực hiện nghiêm công tác đánh giá công chức, viên chức dựa trên các tiêu chí:
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước;
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
- Thái độ phục vụ nhân dân.
* Công chức được phân loại đánh giá theo các mức:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
- Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực;
- Không hoàn thành nhiệm vụ.
* Viên chức được phân loại đánh giá theo các mức:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
- Hoàn thành nhiệm vụ;
- Không hoàn thành nhiệm vụ.
Kết quả cuối năm 2014 trong tổng số 126 công chức, viên chức có 56 công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm 44,4%; 51 công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm 40,5%; 14 công chức (viên chức) hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực (hoàn thành nhiệm vụ) chiếm 11,1%; 05 công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ chiếm 4,0% (Bảng 2.9; 2.10).
Bảng 2.9. Kết quả đánh giá, phân loại công chức hàng năm của UBND huyện Lập Thạch
Trình độ đào tạo Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 T.số Tỷ lệ T.số Tỷ lệ T.số Tỷ lệ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 42 51,9% 38 45,8% 37 43,5%
Hoàn thành tốt nhiệm vụ 36 44,4% 37 44,6% 36 42,4%
Hoàn thành nhiệm vụ nhưng
còn hạn chế về năng lực 3 3,7% 7 8,4% 9 10,6%
Không hoàn thành nhiệm vụ 0 - 1 1,2% 3 3,5%
Tổng cộng 81 100% 83 100% 85 100%
Bảng 2.10. Kết quả đánh giá, phân loại viên chức hàng năm của UBND huyện Lập Thạch
Trình độ đào tạo Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 T. số Tỷ lệ T. số Tỷ lệ T.số Tỷ lệ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 24 60,0% 21 52,5% 19 46,3%
Hoàn thành tốt nhiệm vụ 13 32,5% 14 35,0% 15 36,6%
Hoàn thành nhiệm vụ 3 7,5% 5 12,5% 5 12,2%
Không hoàn thành nhiệm vụ 0 - 0 - 2 4,9%
Tổng cộng 40 100% 40 100% 41 100%
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012-2014 của Phòng Nội vụ huyện Lập Thạch) Theo bảng 2.9, 2.10 chưa thể coi là thước đo chính xác mức độ hoàn thành công việc của công chức, viên chức UBND huyện Lập Thạch và chưa phản ánh đúng thực trạng chất lượng công chức, viên chức trước yêu cầu của cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay.
Thứ năm, về đạo đức công chức, viên chức và văn hóa công sở (Quy tắc ứng xử) Phẩm chất đạo đức:
Có thể nói đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức huyện Lập Thạch có lập trường tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, luôn chấp hành mọi đường lối chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Công chức, viên chức huyện Lập Thạch luôn hết lòng vì bổn phận, vì sự nghiệp phục vụ Nhà nước, là công bộc của nhân dân, có đạo đức tốt, có tư cách đúng đắn trong thực thi công vụ.
Điều kiện tuyển dụng vào bộ máy chính quyền huyện Lập Thạch là họ phải có lịch sử bản thân rõ ràng, có lí lịch phản ánh đầy đủ mối quan hệ giữa bản thân, gia đình và xã hội.
Hầu hết các tổ chức, đoàn thể đều đạt trong sạch vững mạnh, 100% các đoàn viên thanh niên, các đảng viên không vi phạm quy chế của cơ quan và pháp luật của nhà nước.
Những hạn chế trong đạo đức công vụ của đội ngũ công chức, viên chức của huyện trong thời gian gần đây: