Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC UBND HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC
3.1. Mục tiêu, quan điểm về việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức nhà nước đáp ứng với yêu cầu cải cách hành chính
3.2.5. Đổi mới phương pháp đánh giá công chức, viên chức gắn với sử dụng, bố trí phù hợp với năng lực, sở trường và phát hiện nhân tài
Nguyên tắc trong đánh giá công chức, viên chức
Để nâng cao chất lượng công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, hoạt động nghề nghiệp, việc đánh giá công chức của huyện cần phải phải đảm bảo đạt được những yêu cầu sau:
- Đánh giá công chức, viên chức phải gắn chặt với yêu cầu nhiệm vụ công chức, viên chức đang đảm nhiệm; phải căn cứ vào tiêu chuẩn công chức, viên chức;
kết quả hoàn thành công việc của công chức, viên chức để đánh giá.
- Trong đánh giá phải làm rõ những mặt ưu điểm, mặt khuyết điểm của công
chức, viên chức về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ năng lực, hiệu quả công tác và khả năng phát triển của công chức, viên chức. Làm rõ nguyên nhân dẫn tới không hoàn thành nhiệm vụ của công chức, viên chức.
- Đánh giá công chức, viên chức phải công tâm, minh bạch, dựa trên phương pháp khoa học, khách quan, toàn diện, phát triển, thực tiễn và quan điểm lịch sử cụ thể.
- Đánh giá công chức, viên chức phải thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai nội dung đánh giá với công chức, viên chức được đánh giá.
- Đánh giá công chức, viên chức được thực hiện định kỳ ít nhất một năm một lần; đánh giá trước khi hết nhiệm kỳ, trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, trước khi luân chuyển hoặc điều động và khi khen thưởng, kỷ luật.
Nội dung đánh giá
Đánh giá công chức, viên chức quản lý nhà nước nhằm mang lại một cái nhìn toàn diện về công chức, viên chức đó; về phẩm chất chính trị và những năng lực chuyên môn. Để có được các thông tin chính xác, việc đánh giá được thực hiện thông qua các nội dung sau:
- Đánh giá kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ trên cở sở của Bản mô tả công việc và Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc;
- Đánh giá về đảm bảo các mối quan hệ trong quá trình thực hiện công việc.
Mỗi công việc khi đảm nhận có mối quan hệ với nhiều người và công việc khác, vì vậy khi đánh giá thực hiện công việc của công chức, viên chức cần dựa trên các mối quan hệ này (quan hệ với quần chúng, quan hệ với đồng nghiệp, quan hệ với cấp trên, quan hệ với cấp dưới…).
- Đánh giá phẩm chất chính trị được thể hiện ở nhận thức, tư tưởng chính trị, ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước;
thái độ trong đấu tranh với luận điệu sai trái, phản động để bảo vệ đường lối của Đảng.
- Đánh giá đạo đức, lối sống của công chức, viên chức như tinh thần cầu thị, học tập nâng cao trình độ; ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công tác; tinh thần tự phê và phê bình. Việc giữ gìn đạo đức, lối sống trung thực, lành mạnh, tác phong công tác, mối quan hệ xã hội; thái độ chống tiêu cực, quan liêu và tham nhũng…
- Đánh giá về tình trạng sức khỏe của công chức, viên chức và khả năng sức khỏe đáp ứng cho sự phục vụ lâu dài trong điều kiện cường độ làm việc ngày càng cao, tính chất phức tạp ngày càng đa dạng.
- Đánh giá khả năng, hướng phát triển trong nghề nghiệp của công chức, viên chức.
Phương pháp đánh giá
Hiện nay có nhiều phương pháp đánh giá thực hiện công việc. Mỗi phương pháp có đặc điểm riêng vì vậy, khi xây dựng hệ thống đánh giá, nhà quản lý phải cân nhắc kỹ dựa trên những cơ sở hợp lý để lựa chọn và sử dụng phương pháp thích hợp. Tùy đặc điểm từng cơ quan đơn vị mà áp dụng phương pháp đánh giá riêng, có thể tham khảo một số mô hình phương pháp đánh giá sau:
* Phương pháp thang đo đánh giá bằng đồ họa:
Theo phương pháp này, người đánh giá sẽ cho ý kiến đánh giá về sự thực hiện công việc của đối tượng đánh giá về các tiêu thức được xác định dựa trên một thang đo xác định các mức độ thực hiện công việc từ thấp đến cao. Thang đo đánh giá có thể gồm từ 3 – 7 mức được xác định bằng các từ: xuất sắc, khá, trung bình, dưới trung bình, kém. Tất cả các tiêu thức có thể được soạn thảo trên một phiếu đánh giá (mẫu in sẵn), người đánh giá đánh giá bằng cách cho điểm vào các mức độ thực hiện trên mẫu in sẵn này. Mỗi nhân viên sẽ được đánh giá theo từng yêu cầu và cuối cùng cấp quản lý sẽ đưa ra đánh giá chung về tình hình thực hiện công việc tổng thể.
+ Ưu điểm của phương pháp này là các kết quả được thực hiện bằng số, do đó có thể dùng để so sánh giữa các thành viên và làm cơ sở để sắp xếp, bố trí công việc và quy hoạch bổ nhiệm, đề bạt cán bộ. Nhìn chung dễ dàng khi sử dụng.
+ Hạn chế của phương pháp này là: các đánh giá là do chủ quan của người đánh giá, do đó rất dễ mắc lỗi định kiến, thiên vị; các chỉ tiêu đánh giá mang tính chất chung, do đó nhiều khi không phản ánh hết sự thực hiện công việc của cá nhân cụ thể.
Mẫu đánh giá thực hiện công việc theo phương pháp thang điểm
* Phương pháp so sánh:
Phương pháp này là phương pháp sử dụng để xác định vị trí của một người trong tập thể lao động dựa trên những chỉ tiêu cần thiết. Có nhiều phương pháp so sánh khác nhau nhưng cùng bản chất đó là sự so sánh sự thực hiện công việc của người lao động đối với các công chức, viên chức trong cùng bộ phận. Có những cách so sánh sau:
- So sánh cặp: so sánh người được đánh giá với từng người trong cùng một bộ phận.
- Xếp hạng: người đánh giá lập danh sách những người cần đánh giá; dựa vào các tiêu chí đánh giá để xếp hạng theo thứ tự từ xuất sắc đến trung bình và yếu kém.
- Ưu điểm của phương pháp này là dễ sử dụng, phân biệt được các cá nhân về thành tích công tác để ra các quyết định quản lý.
- Nhược điểm là bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan của người đánh giá.
Họ và tên: ...
Chức năng công việc: ...
Giai đoạn đánh giá từ …… đến …..
Hướng dẫn đánh giá:
(1) Mỗi lần xem xét một yếu tố không cho phép đánh giá 1 yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định yếu tố khác
(2) Xem xét sự hoàn thành công tác trong suốt giai đoạn đánh giá
(3) Điểm trung bình là điểm đạt yêu cầu. Điểm trên trung bình hoặc xuất sắc cho thấy nó nổi trội hơn so với nhân viên trung bình
(4) Điểm tính từ kém (1) đến xuất sắc (5) Các yếu tố Kém
(1đ)
Dưới TB (2đ)
Trung bình (3đ)
Giỏi (4đ) Xuất sắc (5đ) 1. Khối lượng công viêc
2. Chất lượng công việc
TIỀN NĂNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI
Đang ở mức độ thực hiện xuất sắc và có khả năng phát triển Không thấy có hạn chế
Có khả năng tiến bộ sau khi được đào tạo có kinh nghiệm
Phát biểu của người được đánh giá: Đồng ý Không đồng ý Người đánh giá: ... Người duyệt: ...
Ngày …. tháng ……năm ……
- Phạm vi áp dụng: áp dụng cho các nhóm nhỏ có các đặc điểm công việc tương đối giống nhau.
Lựa chọn phương pháp đánh giá: Để đảm bảo sự công bằng và chính xác của việc đánh giá thực hiện công việc trong tổ chức thì việc lựa chọn phương pháp đánh giá thực hiện công việc sao cho phù hợp với tính chất công việc của từng tổ chức là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng áp dụng nguyên phương pháp mà mình lựa chọn mà phải căn cứ vào điều kiện công việc cụ thể để đưa ra các tiêu chuẩn và mẫu phiếu cho phù hợp. Ngoài ra, việc lựa chọn phương pháp còn phụ thuộc vào mục tiêu quản lý là ngắn hạn hay dài hạn. Các cơ quan hành chính cần căn cứ vào tính chất, đặc điểm công việc của cơ quan và ưu, nhược điểm của từng phương pháp để có sự lựa chọn phương pháp phù hợp hoặc kết hợp hai hay nhiều phương pháp. Ngoài các tiêu chí về mức độ, chất lượng hoàn thành công việc như nêu trên, cần đánh giá phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật và sự chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị.
Sử dụng, bố trí công chức một cách phù hợp sau khi đánh giá
Sinh thời Bác Hồ từng nói: “Dụng nhân như dụng mộc”. Câu nói của Bác nhắc chúng ta phải sử dụng, bố trí công chức theo đúng sở trường, năng lực của họ. Thực trạng hiện nay là một bộ phận khá đông làm việc không đúng với chuyên môn được đào tạo. Để sử dụng, bố trí đối với công chức, viên chức đúng vị trí việc làm, cơ quan sử dụng phải phân tích công việc, mô tả công việc. Nói cách khác là tiêu chuẩn hóa công việc cho từng vị trí, chức danh một cách khoa học. Đây là cơ sở để đánh giá, tuyển chọn, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.
Năng lực và tài năng là hai cấp độ khác nhau; năng lực là cơ sở nền móng của tài năng nhưng người có tài năng là người có năng lực vượt trội hơn hẳn so với những người ở ngang vị trí của họ, là người thường có những phát kiến sáng tạo, có ý tưởng, việc làm độc đáo mới lạ được xã hội công nhận và tôn vinh. Việc phát hiện và sử dụng nhân tài là hết sức khó, vì vậy trong công tác cán bộ của huyện đòi hỏi người làm công tác quản lý phải có tư tưởng cầu thị, khuyến khích những sáng kiến dù là nhỏ, tạo điều kiện để nhân tài được thể hiện những suy nghĩ, ý tưởng của họ, đồng thời có chế độ đãi ngộ thỏa đáng để thu hút nguồn nhân lực.
Công tác bố trí, sử dụng
Bố trí, sử dụng công chức, viên chức vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật. Công tác quy hoạch và bố trí cán bộ có mối quan hệ với nhau, yêu cầu về bố trí công chức, viên chức khác với yêu cầu đối với công chức, viên chức được quy hoạch vào các chức danh, bởi vì bố trí công chức, viên chức là lựa chọn những công chức, viên chức có đủ tiêu chuẩn đảm đương vị trí việc làm, nhiệm vụ được giao.
Việc bố trí công chức, viên chức cần ưu tiên sử dụng công chức, viên chức đã được đào tạo bồi dưỡng theo đúng tiêu chuẩn. Quy trình bố trí, sử dụng công chức, viên chức được thực hiện trên cơ sở nhận xét đánh giá công chức, viên chức của cấp uỷ và gắn với công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm đội ngũ công chức, viên chức ổn định và có tính kế thừa, khắc phục tình trạng bố trí, sử dụng công chức, viên chức theo cảm tính, hoặc do người đứng đầu và một số công chức, viên chức trong cấp uỷ giới thiệu, như thế vừa tạo điều kiện cho công chức, viên chức có cơ hội phát triển, vừa sử dụng được công chức, viên chức một cách hợp lý, khai thác hết được khả năng, năng lực công chức, viên chức.
Trong việc bố trí, sắp xếp công chức, viên chức cần chú ý theo hướng sau:
- Giao nhiệm vụ phải tương xứng với năng lực và sức vươn lên của công chức, viên chức, không nên giao việc quá khả năng hoặc dưới tầm, trái sở trường của họ.
- Trong quá trình sắp xếp công chức, viên chức phải chú ý đến cơ cấu nguồn, có sự kết hợp hài hoà giữa công chức, viên chức tại chỗ và công chức, viên chức luân chuyển, điều động từ nơi khác đến, giữa người già và người trẻ, giữa nam và nữ,…
mỗi công chức, viên chức có điểm mạnh, điểm hạn chế riêng. Do đó chú ý đến cơ cấu công chức, viên chức là tạo nên sự bổ sung giữa các công chức, viên chức trong đơn vị với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, làm tốt điều này sẽ phát huy cao nhất về thế mạnh của từng cá nhân, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những sai lầm có thể xảy ra trong quá trình thực thi công vụ, hoạt động nghề nghiệp.
- Bổ sung những nơi thiếu công chức, viên chức hoặc không có công chức, viên chức đủ tiêu chuẩn để chủ động điều động công chức, viên chức ở nơi khác đến, hoặc tuyển bổ sung kịp thời.