Xây dựng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp gắn với tăng cường giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức và tạo môi trường thuận lợi để công chức, viên chức phát huy hết năng lực

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ủy ban nhân dân huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 107 - 111)

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC UBND HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Mục tiêu, quan điểm về việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức nhà nước đáp ứng với yêu cầu cải cách hành chính

3.2.7. Xây dựng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp gắn với tăng cường giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức và tạo môi trường thuận lợi để công chức, viên chức phát huy hết năng lực

* Xây dựng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp và thực hiện tốt quy định về quy phạm hành vi công chức, viên chức

Đạo đức công chức, viên chức là là tổng hòa các quy phạm đạo đức có liên quan chặt chẽ đến hoạt động công vụ, nghề nghiệp. Đó là chuẩn mực về tâm lý nghề

nghiệp, tập quán nghề nghiệp, phương thức hành vi, quan hệ quần chúng trong quá trình hoạt động công vụ, nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp của công chức, viên chức thể hiện tư tưởng của giai cấp lãnh đạo đất nước…

Ở nước ta, trong những năm kháng chiến, đạo đức công chức cũng như đạo đức xã hội nói chung được các cơ quan, đơn vị quan tâm xây dựng, đáp ứng được yêu cầu xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, từ khi đổi mới cơ chế quản lý kinh tế mới cho đến nay các hiện tượng tham nhũng, dối trá không ngừng phát sinh, nhiều trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng, thái độ quan liêu hách dịch, thiếu tôn trọng nhân dân còn xảy ra ở nhiều nơi, thậm chí còn tình trạng “trên bảo dưới không nghe”. Vì vậy, việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp của công chức, viên chức là nhu cầu cấp bách nhằm giữ gìn trật tự pháp luật hợp lý, đúng đắn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước.

Nội dung đạo đức nghề nghiệp của công chức, viên chức rất phong phú. Nó bao gồm lý tưởng nghề nghiệp, tinh thần nghề nghiệp, trách nhiệm nghề nghiệp, tác phong nghề nghiệp, vinh dự nghề nghiệp, kỷ luật nghề nghiệp. Để xây dựng đạo đức nghề nghiệp của công chức, viên chức, trong công tác quản lý công chức, viên chức huyện cần làm tốt những nội dung sau:

- Xây dựng lý tưởng nghề nghiệp và tinh thần nghề nghiệp mà hạt nhân là phục vụ nhân dân. Toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân là hạt nhân nghề nghiệp của công chức, viên chức. Công chức, viên chức phải có lý tưởng phấn đấu vì sự giàu mạnh của đất nước, vì nền văn minh của xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân, coi trọng công việc chung, khi có lợi ích cá nhân và lợi ích cục bộ mâu thuẫn với lợi ích quốc gia thì phục tùng lợi ích quốc gia.

- Xây dựng tinh thần trách nhiệm và tác phong nghề nghiệp theo nguyên tắc nhân dân hài lòng. Đây là nguyên tắc quan trọng của đạo đức nghề nghiệp công chức, viên chức.

- Phát huy truyền thống tốt đẹp của địa phương, của dân tộc đồng thời mạnh dạn hấp thu và học tập thành quả văn minh nhân loại.

- Việc xây dựng đạo đức công chức phải xuất phát từ những thay đổi của tình hình để không ngừng bổ sung những nội dung mới, cải tiến phương pháp giáo dục, kết hợp chặt chẽ việc xây dựng đạo đức công chức, viên chức với việc xây dựng thể chế, đưa nội dung đạo đức công chức, viên chức vào chế độ quản lý công chức, viên chức.

Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định về hành vi công chức, viên chức. Quy phạm hành vi công chức, viên chức gắn liền với chế độ chính trị, hình thái ý thức xã hội và trật tự xã hội. Đây là những chuẩn mực đối với công chức, viên chức khi thi hành công vụ, hoạt động nghề nghiệp. Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức đã quy định nghĩa vụ công chức, các cơ quan, đơn vị phải thường xuyên giáo dục, kiểm tra hành vi công chức, viên chức theo đúng những quy định đó.

* Tăng cường giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức công chức, viên chức và tạo môi trường thuận lợi để công chức, viên chức phát huy hết năng lực

Công chức, viên chức cấp huyện là một trong những nhân tố quan trọng góp phần rất lớn trong việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Công chức, viên chức phải thường xuyên tiếp xúc với mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội nên việc làm tốt hay chưa tốt của công chức, viên chức luôn được nhân dân xem xét và đánh giá. Do đó công chức, viên chức phải thật sự mẫu mực trong việc rèn luyện đạo đức, tác phong trong quan hệ ứng xử để góp phần phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao và phải luôn được giáo dục nâng cao nhận thức, rèn luyện đạo đức cách mạng, tác phong của người công bộc và đạo đức ấy phải được thấm nhuần trong tư tưởng và hành động.

Là một ngành luôn phục vụ lợi ích của xã hội, trên thực tế công chức, viên chức cấp huyện luôn phải thường xuyên đối mặt với các hiện tượng tiêu cực và vật chất đời thường cám dỗ. Vì vậy dù được phân công nhiệm vụ ở bất kỳ chức danh nào nào nếu không rèn luyện tu dưỡng đạo đức, phẩm chất chính trị thì sẽ dễ sa ngã, thoái hoá, biến chất. Tóm lại, việc rèn luyện đạo đức cho công chức, viên chức cấp huyện là hết sức cần thiết để mỗi công chức, viên chức luôn gương mẫu, vì dân mà phục vụ, nhằm xây dựng huyện ngày càng trong sạch, vững mạnh.

- Tăng cường công tác đánh giá, nhận xét công chức, viên chức

Đánh giá nhận xét công chức, viên chức là nội dung quan trọng, cần thiết phải thực hiện thường xuyên hàng năm. Việc xem xét đánh giá thực trạng về năng lực, về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức, viên chức dựa trên việc so sánh với tiêu chuẩn chức danh, từ đó đánh giá mức độ đạt tiêu chuẩn hiện nay và thống kê những cán bộ không đạt tiêu chuẩn để có biện pháp tác động. Thực hiện tốt việc nhận xét, đánh giá công chức, viên chức, lấy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ và uy tín của công chức, viên chức làm thước đo.

Để công tác nhận xét, đánh giá đạt hiệu quả cần thực hiện các yêu cầu sau:

+ Nhận xét, đánh giá phải được thực hiện nghiêm túc theo định kỳ hàng năm, đánh giá được thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức.

+ Nội dung nhận xét, đánh giá phải dựa trên cơ sở tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh với gắn kết quả thực hiện nhiệm vụ.

+ Để công tác nhận xét, đánh giá đạt kết quả cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Huyện uỷ, UBND huyện và các phòng, ban ngành đoàn thể, với cơ quan quản lý công chức, viên chức là Phòng Nội vụ.

+ Nhận xét đánh giá gắn liền với các hình thức xử lý, khen thưởng công chức, viên chức. Trong các nội dung nhận xét, đánh giá này thì chất lượng thực thi công vụ và ý thức chấp hành kỷ luật là hai tiêu chí quan trọng nhất. Việc đánh giá được tiến hành theo định kỳ quý, năm; đánh giá định kỳ và kiểm soát thường xuyên sẽ giúp công chức, viên chức nhận ra được những hạn chế, tồn tại, khuyết điểm của bản thân để kịp thời sửa chữa. Mức độ đánh giá từ cao xuống thấp và đi liền với các hình thức khen thưởng, kỷ luật.

Công tác nhận xét, đánh giá công chức, viên chức thường xuyên sẽ là cơ sở của việc kiểm soát nội bộ, giúp phát hiện và ngăn chặn, uốn nắn kịp thời những sai sót trong việc thực thi công vụ của công chức, viên chức. Đồng thời đây cũng là căn cứ để lựa chọn, bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật…. công chức, viên chức.

- Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát công chức, viên chức

+ Để hệ thống kiểm tra, giám sát mang lại hiệu quả, Sở Nội vụ tỉnh và UBND tỉnh cần thống nhất ban hành văn bản với những tiêu chí cụ thể và hướng dẫn quy trình triển khai thực hiện đối với cấp huyện.

+ Đối với cấp huyện cần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban giám sát hội đồng nhân dân và UBND huyện.

- Tạo môi trường thuận lợi để công chức, viên chức phát huy hết năng lực Môi trường làm việc của công chức, viên chức ngoài tính cách, tình cảm giữa đồng nghiệp, giữa cấp trên, cấp dưới, còn bao gồm: công sở, bố trí chỗ làm việc, trang thiết bị phục vụ làm việc, … Nó có ảnh hưởng đến tâm lý, thái độ làm việc của công chức, viên chức. Vì vậy, cần tiến hành việc xem xét và đánh giá công sở hành chính từ huyện đến xã về các mặt, trong đó đặc biệt chú ý đến chỗ làm việc cho công chức, viên chức và các trang thiết bị cần thiết để công chức, viên chức có thể phát huy hiệu suất công tác của mình; áp dụng khoa học tổ chức lao động để bố trí các điều kiện cho công chức, viên chức làm việc và tùy điều kiện có thể áp dụng những tiêu chuẩn quản lý ISO vào cơ quan hành chính nhà nước mà một số huyện đã thực hiện.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ủy ban nhân dân huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)