Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ủy ban nhân dân huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 111 - 118)

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC UBND HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC

3.3. Một số kiến nghị

Để luận văn này có tính khả thi, áp dụng vào thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức UBND huyện Lập Thạch, tác giả có một số kiến nghị với các cơ quan liên quan như sau:

- Đối với Chính phủ và Bộ Nội vụ:

Cần sớm sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 10/03/2010 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức trong các cơ quan nhà nước, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức hoặc sớm ban hành và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Cán bộ, công chức, Luật viên chức để luật hóa các hoạt động, trách nhiệm, nghĩa vụ của công chức, viên chức. Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ, ngành Trung ương ban hành đầy đủ tiêu chuẩn ngạch công chức, hạng viên chức theo danh mục công chức, viên chức đã được ban hành và hướng dẫn cụ thể hơn nội dung, quy trình công tác thi tuyển công chức, viên chức.

- Đối với tỉnh Vĩnh Phúc:

Cần quán triệt xác định trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, nhất là công chức, viên chức lãnh đạo quản lý các cấp trong việc nâng cao chất lượng công chức,

viên chức và dành kinh phí thích đáng cho công tác xây dựng cơ cấu chức danh biên chế trong từng cơ quan, kinh phí cho công tác đào tạo bồi dưỡng cho công chức, viên chức, nhất là công chức, viên chức trong diện quy hoạch của các đơn vị.

+ Tỉnh uỷ và UBND tỉnh cần chỉ đạo việc sắp xếp lại bộ máy công chức, viên chức cấp huyện phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.

+ Tiến hành xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt từ nay đến năm 2020 theo hướng dẫn của quy trình quy hoạch cán bộ một cách đồng bộ và chặt chẽ.

Hàng năm kiểm tra việc thực hiện và rà soát điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với những yêu cầu mới đặt ra. Từ nguồn quy hoạch cán bộ cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng từng chức danh cụ thể nằm từng bước tiêu chuẩn hoá cán bộ hiện có và nguồn cán bộ lâu dài.

+ Hỗ trợ một phần kinh phí cho công chức có tinh thần tự học, tự hoàn thiện tiêu chuẩn theo chức danh công tác.

+ Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn tạo điều kiện cho công chức, viên chức tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn và bản lĩnh chính trị.

+ Tỉnh cần quan tâm nhiều hơn nữa đối với công tác cán bộ, đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng và công tác quy hoạch cán bộ.

+ Nắm chắc chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; kịp thời đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch những cán bộ có đủ năng lực, đạo đức, phẩm chất chính trị để bố trí vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt.

+ Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và uốn nắn, xử lý kịp thời những sai phạm của cán bộ, công chức, viên chức.

Kết luận Chương 3

Chương 3 của luận văn, kết lại vấn đề tác giả đã đưa ra một số mục tiêu, quan điểm và một số nội dung có tính chất đề xuất sau:

- Thứ nhất, tác giả nêu lên một số Quan điểm định hướng chiến lược của Đảng và nhà nước về việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp huyện nói chung và mục tiêu, quan điểm của Huyện ủy - UBND huyện Lập Thạch về đội ngũ công chức, viên chức nói riêng.

- Thứ hai, kiến nghị một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức UBND huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

Hy vọng trong thời gian tới với những giải pháp đồng bộ, những đề xuất này có khả năng áp dụng để giải quyết vấn đề trên thực tế quản lý hành chính nhà nước của địa phương, góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

KẾT LUẬN

Từ phân tích về thực trạng năng lực đội ngũ công chức, viên chức UBND huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay có thể rút ra một số kết luận sau đây:

Nhìn chung, đội ngũ công chức, viên chức UBND huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của lãnh đạo tỉnh nên đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc kiện toàn đội ngũ công chức, viên chức, đáp ứng được nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đặt ra trong giai đoạn mới. Đa số công chức, viên chức nhiệt tình với công việc, có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết vận dụng các kinh nghiệm để giải quyết, xử lý công việc. Công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ được quan tâm, đầu tư thường xuyên. Một số công chức, viên chức có ý thức học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nước và lý luận chính trị.

Tuy nhiên đội ngũ này vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế nhất là đội ngũ công chức, viên chức chuyên môn; Năng lực xử lý công việc của đội ngũ công chức, viên chức không đồng đều, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn thấp, đặc biệt là thiếu những hiểu biết nhất định về quản lý hành chính nhà nước và lý luận chính trị vì số đông chưa được đào tạo.

Trình độ, năng lực, độ tuổi của công chức, viên chức giữa các phòng, ban chưa đồng đều nên làm giảm hiệu quả chỉ đạo, điều hành của cấp trên. Số lượng công chức, viên chức có trình độ trên đại học còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Có thể nói, tuy còn những hạn chế nhất định, nhưng đội ngũ công chức, viên chức UBND huyện Lập Thạch đã và đang từng bước phát triển theo hướng dần hoàn thiện là do có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể trong công tác đánh giá, phân loại, bồi dưỡng, đào tạo, bố trí, sử dụng, luân chuyển công chức, viên chức một cách hợp lý, phù hợp với trình độ, năng lực chuyên môn… từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Bên cạnh đó tự bản thân công chức, viên chức đã có ý thức tự vươn lên, tự học bổ sung kiến thức, trau dồi phẩm chất đạo đức… nhằm nâng cao hiệu quả công việc

trong từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của huyện nói riêng và của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.

Có thể tin tưởng rằng, với sự quan tâm chỉ đạo của các ngành, các cấp cùng với sự đoàn kết nỗ lực, chủ động, sáng tạo đổi mới tư duy và cách thức hoạt động của đội ngũ công chức, viên chức UBND huyện Lập Thạch sẽ đưa huyện Lập Thạch đạt được nhiều thành tựu cao hơn nữa, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra.

Để khắc phục được những trở ngại này, Luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ công chức, viên chức UBND huyện, những yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức, viên chức trong quá trình cải cách hành chính. Luận văn đã đưa ra những giải pháp có tính hệ thống để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức UBND huyện trên cơ sở những quy định có tính pháp lý của nhà nước.

Tác giả hy vọng các giải pháp đưa ra sẽ được các cấp, các ngành, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tác giả mong nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các thầy cô giáo và đồng nghiệp để đề tài sớm được áp dụng trong thực tiễn, thực sự góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức UBND huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nội vụ (2007), Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/2/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương.

2. Chính phủ (2007), Nghị định số 103/2007/NĐ-CP ngày 14/06/2007 của Chính phủ về quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan tổ chức, đơn vị trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.

3. Chính phủ (2010), Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ Quy định những người là công chức.

4. Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức.

5. Chính phủ (2010), Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

6. Chính phủ (2010), Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31/8/2010 sửa đổi Nghị định 24/2010 việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước.

7. Chính phủ (2011), Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/05/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức.

8. Chính phủ (2012), Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ Quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.

9. Chính phủ (2012), Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

10. Chính phủ (2012), Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.

11. Chính phủ (2013), Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ Quy định về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.

12. Chính phủ (2014), Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

13. Cục Thống kê Vĩnh phúc (Tháng 1/2010), Vĩnh Phúc trước thềm thế kỷ XXI con số và sự kiện.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện hội nghị lần thứ 9, BCHTW Đảng khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Nguyễn Trọng Điều, Phó Trưởng Ban TCCB Chính phủ (4/2002), Luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý một yêu cầu bức thiết trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý hiện nay, Tạp chí Tổ chức Nhà nước.

16. Tô Tử Hạ (Tháng 5/2003), Một số giải pháp để xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước hiện nay, Tạp chí Tổ chức nhà nước.

17. Trần Quốc Hải (2003), Đổi mới và hoàn thiện tiêu chuẩn công chức trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Tổ chức nhà nước.

18. Trần Quốc Hải (6/2001), Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiền công vụ trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Tổ chức nhà nước.

19. Thang Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ Nội vụ (2001- 2010), Những định hướng đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước theo yêu cầu cải cách hành chính tổng thể, Tạp chí Tổ chức nhà nước.

20. Lê Ngọc Quảng (2007), Đạo đức công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước, Tạp chí Tổ chức nhà nước, (2), tr.32-33.

21. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức.

22. Quốc hội (2010), Luật Viên chức.

23. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước.

24. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2003), Luận cứ khoa học cho việc nâng kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ủy ban nhân dân huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 111 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)