Hoàn thiện các phương pháp quản lý lao động phù hợp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ môi trường và quản lý đô thị tuyên quang (Trang 89 - 93)

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG CỔ PHẦN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ TUYÊN QUANG

3.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Dịch vụ môi trường và quản lý đô thị Tuyên Quang

3.2.1. Hoàn thiện các phương pháp quản lý lao động phù hợp

Sẽ có lúc những nhà quản trị tự hỏi liệu có ai trong công ty của mình luôn hoạt động tích cực, thực thi công việc với hiệu quả cao và lòng nhiệt tình của anh ta nhiều hơn của tất cả những nhân viên khác cộng lại?. Có lẽ điều đó chỉ có chính nhà

quản trị làm được. Vậy nguyên nhân vì sao nhà quản trị đã dành cho nhân viên chế độ đãi ngộ lý tưởng với tiền lương cao, bảo hiểm y tế, nghỉ phép hàng năm mà họ vẫn chỉ làm việc cầm chừng?. Và phát hiện ra rằng các chế độ phúc lợi, thậm chí cả biện pháp tăng lương, cũng không phải là những yếu tố tạo động lực làm việc có hiệu quả đối với nhân viên. Tất cả những điều đó (phúc lợi, nghỉ phép, lương bổng) chỉ là sợi dây xích để giữ chân nhân viên chứ không phải là động cơ thúc đẩy họ làm việc tốt hơn. Các công ty thường sử dụng những phúc lợi này để thu hút những nhân viên tài năng. Cuối cùng sự khác nhau giữa nhà quản trị và nhân viên chính là động cơ làm việc.

Mặc dù, với tình hình thực tế hiện nay của Công ty Cổ phần Dịch vụ môi trường và quản lý đô thị Tuyên Quang thì chế độ đãi ngộ tốt vẫn là một biện pháp hiệu quả trong việc thu hút lao động có chất lượng làm việc tại Công ty, nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay và thực tế là cơ hội việc làm tại Tuyên Quang không tương xứng với nguồn lao động dồi dào hiện có. Tuy nhiên, với tầm nhìn của một nhà quản trị mục tiêu của Công ty không phải chỉ là thu hút người tài mà là phải làm sao để giữ chân họ, làm cho họ gắn bó với Công ty, phát huy hết năng lực của họ phục vụ cho Công ty. Điều này có nghĩa là nhà quản trị phải tạo được động cơ làm việc cho nhân viên, khi nhu cầu có thu nhập để đảm bảo cuộc sống được thỏa mãn thì nhu cầu về mong muốn được khẳng định bản thân, được thành đạt, được tự chủ và có thẩm quyền đối với công việc của mình, cũng như muốn có thu nhập đảm bảo cuộc sống cá nhân sung túc sẽ trở thành động cơ thúc đẩy con người làm việc.

Khi đó tạo cơ hội cho nhân viên có điều kiện để thỏa mãn động cơ làm việc của họ chính là chiếc chìa khóa dẫn đến sự thành công trong quản trị nhân lực.

Nhà quản trị phải khéo léo tạo ra các nhân tố thúc đẩy nhân viên làm việc tốt hơn bằng cách:

- Tạo sự đa dạng trong công việc: điều này sẽ tránh sự nhàm chán trong công việc khi một nhân viên cứ phải lặp đi lặp lại một thao tác nhất định, hãy tạo sự chia sẻ công việc giữa các nhân viên bằng cách giao việc theo nhóm.

- Chỉ đề ra mục tiêu công việc chứ không áp đặt cách thức thực hiện: điều này

làm tăng tính sáng tạo cho nhân viên. Mỗi nhân viên đều có thể tự tạo ra các cách thức khác nhau để hoàn thành công việc nhanh chóng và khoa học.

- Khuyến khích việc chịu trách nhiệm cá nhân, đồng thời tạo ra các cơ hội thăng tiến trong công ty: điều này khuyến khích nhân viên đưa ra những sáng kiến cá nhân nhằm hoàn thiện những công việc mang tính thách thức, hoặc tạo ra những đột phá mới trong công việc mang lại thành công lớn cho Công ty. Từ đó, khẳng định năng lực bản thân và nắm bắt cơ hội thăng tiến.

- Đẩy mạnh việc giao lưu và hoạt động đội nhóm: Không những đẩy lùi sự nhàm chán trong công việc, giao lưu và hoạt động nhóm giúp cho công việc được giải quyết nhanh hơn, theo những cách thức độc đáo hơn. Đồng thời tạo nên sự thân thiện, tinh thần tập thể và sự gắn kết giữa các cá nhân trong Công ty.

- Tránh những chỉ trích cá nhân gay gắt: Điều này giảm đi những mâu thuẫn giữa nhà quản trị với nhân viên, tránh làm mất tự tôn của nhân viên, tạo cơ hội cho nhân viên sửa chữa sai phạm.

- Thiết lập các mục tiêu và nhiệm vụ mang tính thách thức cho tất cả nhân viên:

Tạo sự hứng khởi, tạo tâm lý cạnh tranh lành mạnh trong công việc cho nhân viên từ đó nâng cao hiệu quả và tiến độ công việc.

- Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá phản ánh được sự gia tăng hiệu quả hoạt động: Tạo động lực phấn đấu cho nhân viên, giám sát hiệu quả làm việc, tạo cơ sở cho việc phân loại, đánh giá nhân viên từ đó thực hiện phân phối lương thưởng một cách công bằng.

Bằng cách tạo ra những yếu tố thúc đẩy động cơ làm việc, nhà quản trị sẽ tạo điều kiện cho nhân viên thỏa mãn những mong muốn của mình như: Mong muốn hoạt động, mong muốn sở hữu, mong muốn quyền lực, mong muốn tự khẳng định, mong muốn thu nhập đảm bảo cuộc sống sung túc, mong muốn thành đạt, mong muốn được thừa nhận, mong muốn làm được việc có ý nghĩa. Từ đó tạo sự gắn bó giữa người lao động và Công ty.

Ngoài ra, rể quản lý có hiệu quả một tổ chức, cùng với việc tuân thủ đúng các nguyên tắc quản lý các nhà quản lý cần phải vận dụng sáng tạo và linh hoạt

các phương pháp quản lý. Các nhóm phương pháp quản lý chủ yếu được áp dụng bao gồm:

* Nhóm phương pháp kinh tế: Nhóm phương pháp kinh tế là các phương pháp tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế bằng việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế (tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, giá cả, lợi nhuận, lãi suất) để cho đối tượng quản lý tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ. Phương pháp kinh tế có vai trò rất quan trọng và giữ vai trò trung tâm trong công tác quản lý vì nó tác động thông qua các lợi ích kinh tế, tạo ra sự quan tâm vật chất thiết thân của mỗi người và tập thể lao động, tạo ra động lực kinh tế trực tiếp khơi dậy sức mạnh tiềm tàng trong mỗi con người, động lực đó càng vững chắc nếu lợi ích cá nhân được kết hợp đúng đắn với lợi ích của tập thể. Tuy nhiên, nếu coi nó là duy nhất sẽ lệ thuộc vào vật chất, quên các giá trị tinh thần, đạo đức, truyền thống văn hóa, hủy hoại môi trường sống.

* Nhóm phương pháp hành chính – tổ chức: Nhóm phương pháp hành chính - tổ chức là các phương pháp tác động dựa vào các mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý. Nhóm phương pháp này có vai trò rất to lớn trong công tác quản lý nhằm xác lập trật tự, kỷ cương trong tổ chức; giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý một cách nhanh chóng và là khâu nối các phương pháp khác thành một hệ thống.Nhóm phương pháp hành chính – tổ chức trong quản lý là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đến các tập thể và cá nhân dưới quyền bằng các quyết định dứt khoát mang tính chất bắt buộc, đòi hỏi cấp dưới phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng. Các quyết định được cụ thể hóa dưới dạng các quy chế, quy định, quyết định, nội quy của tổ chức.

*Nhóm phương pháp tâm lý – xã hội (tâm lý – giáo dục):

Nhóm phương pháp tâm lý – xã hội (hay còn gọi là nhóm phương pháp “tâm lý- giáo dục”, “giáo dục”) là các cách thức tác động vào nhận thức và tình cảm của người lao động nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ. Các phương pháp tâm lý – xã hội dựa trên cơ sở sự vận dụng các quy luật tâm lý. Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục và kích thích tinh thần.

Tính thuyết phục làm cho nhân viên phân biệt được phải- trái, đúng- sai, lợi- hại, thiện- ác… để hành động cho phù hợp. Khơi dậy tính tự nguyện, tự giác của đối tượng quản lý, kích thích họ làm việc hăng hái với tất cả trí tuệ và khả năng cao nhất.

* Các phương pháp và kỹ thuật quản lý cụ thể: Các phương pháp và kỹ thuật quản lý cụ thể là những phương pháp, kỹ thuật thực hiện chức năng cụ thể như kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý sự thay đổi, giao việc- ủy quyền, quản lý thời gian.

Những phương pháp và kỹ thuật cụ thể cần được người quản lý trang bị và vận dụng linh hoạt trong những tình huống cụ thể để đạt kết quả cao nhất trong công tác quản lý của mình.

Tóm lại, trong thực tiễn quản lý không thể tuyệt đối hoá một phương pháp nào đó mà phải có quan điểm tổng hợp, phải biết kết hợp nhịp nhàng và linh hoạt các phương pháp quản lý với nhau để nâng cao hiệu quả quản lý bởi lẽ:

- Đối tượng quản lý là những hệ thống phức tạp bao gồm nhiều yếu tố và nhiều mối quan hệ tồn tại và phát triển trong môi trường luôn biến động;

- Tất cả các phương pháp quản lý đều hướng về con người mà bản chất con người là tổng hợp các mối quan hệ xã hội, con người hoạt động vì nhiều động cơ nên phải vận dụng tổng hợp các phương pháp;

- Mỗi phương pháp quản lý đều có ưu nhược điểm riêng cần kết hợp lại để bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, nhà quản lý cần nghiên cứu và chọn một phương pháp quản lý chủ đạo làm từ tưởng quản lý sao cho phù hợp với đối tượng quản lý, phát huy tốt nhất nội lực của từng cá nhân để tạo thành công cho đơn vị.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ môi trường và quản lý đô thị tuyên quang (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)