Sự cần thiết khách quan phải phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho điện lực hạ long (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP

1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực

1.3.2 Sự cần thiết khách quan phải phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực là một đòi hỏi khách quan bởi là:

* Nhu cầu về lao động xuất phát từ nhu cầu sản xuất sản phẩm nhất định, nhu cầu sản xuất sản phẩm lại bắt nguồn từ nhu cầu tiêu dùng của con người. Ngày nay nền sản xuất ngày càng phát triển và nhu cầu của con người ngày càng phong phú, đa dạng hơn với những đòi hỏi cao hơn về chất lượng sản phẩm. Vì vậy đòi hỏi phải có những con người có năng lực phẩm chất, có trình độ cao hơn để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn. Do đó không thể không chăm lo tới việc phát triển nguồn nhân lực.

* Nhu cầu phát triển cuộc sống: tăng cường sức khỏe, mở rộng tri thức, nâng cao trình độ tay nghề không những chỉ là do yêu cầu của sản xuất mà còn là nhu cầu

xuất phát từ chính bản thân con người muốn phát triển cuộc sống, muốn có cơ hội thăng tiến và phát triển, muốn có một vị trí xứng đáng trong xã hội. Do đó việc phát triển nguồn nhân lực không chỉ xuất phát từ yêu cầu của sản xuất mà còn xuất phát từ chính nhu cầu của con người, điều đó tạo cạnh tranh để có nguồn nhân lực chất lượng cao cho việc phát triển nguồn nhân lực cho hiện tại và phải tính đến tương lai.

- Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là một mục tiêu lớn của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đây là quá trình trang bị kỹ thuật công nghệ hiện đại cho nền kinh tế quốc dân, là quá trình chuyển từ lao động thủ công sang lao động cơ khí và lao động trí tuệ. Để đáp ứng mục tiêu này đòi hỏi chúng ta phải có được một đội ngũ những người lao động có đủ năng lực phẩm chất trình độ chuyên môn kỹ thuật, có đầy đủ sức khỏe và tinh thần đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Vai trò quyết định của chất lượng nguồn nhân lực đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Hiện nay, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức chỉ giành được những thắng lợi khi chúng ta biết khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả tất cả các nguồn lực. Song, yếu tố giữ vai trò quyết định nhất, đảm bảo cho sự thắng lợi của quá trình đó chính là nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Điều này được khẳng định dựa trên những cơ sở sau:

Một là, các nguồn lực khác (ngoại trừ nguồn nhân lực), xét về mặt số lượng và trữ lượng, có thể là rất phong phú, dồi dào, nhưng nếu khai thác và sử dụng không hợp lý thì đến một lúc nào đó, chúng sẽ trở nên cạn kiệt, hủy hoại môi trường. Khi ấy, nền kinh tế vốn cơ bản dựa vào nguồn lực này sẽ gặp khó khăn, nếu không nói là bị đe dọa. Trái lại, nguồn lực con người với tiềm năng trí tuệ, chất xám thì luôn sinh sôi và phát triển không ngừng. Xét trên bình diện xã hội, có thể khẳng định nguồn lực con người là vô tận do đó nguồn lực cơ bản của sự phát triển bền vững. Đây là một ưu điểm nổi trội của nguồn nhân lực so với các nguồn lực khác trong hệ thống nguồn lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nền kinh tế tri thức.

Hai là, nếu trước đây, một trong những nguyên nhân chủ yếu ngăn cản tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước hay của các doanh nghiệp là do tình trạng nghèo nàn về cơ sở vật chất, sự thiếu hụt về nguồn vốn… thì ngày nay, trở ngại chủ yếu nhất được xác định chính là sự hạn chế về tri thức và năng lực sáng tạo của con người.

Ba là, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã tạo sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; cùng với đó là quá trình toàn cầu hoá đã tạo điều kiện thuận lợi, cơ hội và cũng có nhiều thách thức cho các nước đang phát triển đó là sự yếu kém về trình độ khoa học – kỹ thuật của mình thông qua con đường hợp tác, có thể giải quyết các vấn đề khó khăn như thiếu hụt nguồn vốn dựa trên quan hệ đầu tư, vay vốn và bằng nhiều hình thức khác. Nhưng, có một vấn đề đặc biệt quan trọng mà để đảm bảo sự phát triển bền vững, các nước hay các doanh nghiệp phải nhanh chóng giải quyết một cách có hiệu quả, đó là xây dựng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Có thể nói, việc xây dựng và bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ và sức sáng tạo của con người, trước hết và chủ yếu là nỗ lực tự thân thông qua nhiều biện pháp khác nhau của từng quốc gia, của từng doanh nghiệp.

Vì vậy phát triển nguồn nhân lực là một đòi hỏi cấp bách trong giai đoạn hiện nay của từng quốc gia, của từng doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho điện lực hạ long (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)