Giai đoạn thực hiện đầu tư

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng trường đại học công nghiệp quảng ninh (Trang 66 - 71)

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2008 – 2013

2.3. Những tồn tại và nguyên nhân tồn tại công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Trường ĐHCNQN

2.3.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư

2.3.2.1. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt TKKT- TDT (DT)

- Chất lượng thiết kế của nhiều dự án còn hạn chế, chưa có sự tham gia của các chuyên gia giỏi nghiên cứu, phân tích đánh giá; sản phẩm thiết kế nhiều khi còn

bị áp đặt của cơ quan quản lý cấp trên nên chất lượng sản phẩm thiết kế cũng rất hạn chế;

- Cơ sở vật chất không đáp ứng được nhu cầu;

- CĐT chưa đủ kinh nghiệm để tổ chức nghiệm thu sản phẩm tư vấn theo yêu cầu quy định, nhiều lúc chỉ mang tính hình thức, qua loa nên để lại nhiều sai sót đã bộc lộ trong quá trình thi công, nhiều khi có những sai sót rất cơ bản mà vẫn không bị phát hiện ở công tác này;

- Việc thống nhất áp dụng các hệ thống chuẩn mực trong thiết kế chưa nghiêm;

- Việc tổ chức thẩm định các dự án chưa bám sát nội dung chức năng theo quy định mà mới chỉ dừng lại ở khâu kiểm tra lại việc tính toán lại khối lượng theo thiết kế,

- Có trường hợp việc thẩm định của của CĐT còn mang tính thủ tục pháp lý.

a. Nguyên nhân khách quan

- Hệ thống định mức, tiêu chuẩn, quy chuẩn vẫn còn thiếu hoặc chưa cập nhật kịp thời với tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại nên nhiều lúc vẫn còn sử dụng các định mức, tiêu chuẩn, quy chuẩn cũ, lạc hậu.

- Việc thực hiện thẩm tra, thẩm định phụ thuộc vào đơn vị tư vấn chưa thực sự có trách nhiệm của tổ chức, cá nhân lập và thẩm định thiết kế- dự toán chưa được quy định cụ thể, rõ ràng bằng những chế tài về pháp luật- kinh tế. Chưa có cơ chế bảo hành sản phẩm thiết kế và cơ chế thưởng phạt vật chất hoặc có các chế tài xử phạt ở mức cao hơn đối với nhà thiết kế nhằm nâng cao trách nhiệm;

- Chi phí thiết kế được tính theo giá trị xây lắp: thiết kế càng dư thừa nhà thầu càng dễ bớt xén vật liệu thi công công trình đồng thời càng làm giảm trách nhiệm của mình đối với sảm phẩm thiết kế, chính vì vậy thiệt hại của CĐT về kinh tế đối với phương pháp tính này là đáng kể, hơn nữa chưa tính đến việc nhà thầu thi công cấu kết với đơn vị thiết kế để làm tăng khối lượng thiết kế gây thiệt hại nghiêm trọng cho CĐT về kinh tế;

b. Nguyên nhân chủ quan

- CĐT vì mục đích nhằm phục vụ tiến độ giải ngân kế hoạch năm, đã bỏ qua những sai sót, bất hợp lý của hồ sơ thiết kế; CĐT lại không đủ năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức để thẩm định, khắc phục những sai sót của hồ sơ, thường có tư tưởng khoán trắng cho tư vấn, thẩm định trong khi trên thực tế trách nhiệm của các tổ chức tư vấn, thẩm định là không lớn nên không đáp ứng được sự kỳ vọng của các CĐT; Sản phẩm thiết kế có nhiều sai lệch so với thực tế triển khai do khâu chuẩn bị đầu tư không thực hiện nghiêm, có những công trình phương án thi công và mức đầu tư không khả thi;

- Chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia vào công tác thẩm định dự án còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, điều này xuất phát từ công tác tổ chức cán bộ chưa thực hiện nghiêm, nhiều lúc vì nể nang cấp trên hoặc vì các mối quan hệ cá nhân nào đó để tuyển người mà chưa căn cứ vào đòi hỏi công việc, chưa thực sự là

“vì công việc để tuyển người”.

Dưới đây là ví dụ cho thấy sự chênh lệch giá trị dự toán của một số gói thầu trước và sau khi thẩm định mà nguyên nhân xuất phát từ công đoạn đầu tiên của giai đoạn chuẩn bị đầu tư;

Bảng 2.8. Giá trị tổng mức đầu tư, tổng dự toán của một số dự án do tư vấn lập và sau khi đã qua thẩm định không tính hết chi phí dự phòng dẫn đến nhiều

gói thầu phải điều chỉnh giá gói thầu

TT Tên gói thầu

Tổng dự toán do tư vấn lập

(tr.đ)

Tổng dự toán qua thẩm định

(tr.đ)

Dự toán qua điều chỉnh

(tr.đ)

1. Nhà giảng đường 6 tầng 31.682 31.682 34.000

2.

Nhà nghỉ cán bộ giáo viên 5 tầng

17.909 17.909 26.835

3. Cấp điện ngoài nhà 3.613 3.613 5.159

2.3.2.2. Việc lựa chọn tổ chức tư vấn

- CĐT cũng chưa được hoàn toàn chủ động lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định cho dự án của mình mà do cấp giới thiệu trong khi không quan tâm đúng mức đến năng lực và uy tín của tổ chức này. Đây là hạn chế rất lớn, nó tồn tại hầu hết trong các cơ quan tổ chức nhà nước, khó có thể có biện pháp khắc phục.

- Các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định là những đơn vị đã có mối quan hệ cho nên sẽ càng hạn chế đến chất lượng công tác tư vấn.

- Các công trình trong nhà trường thường ưu tiên cho các tổ chức tư vấn đã thực hiện và quan hệ nhiêu năm chất lượng chuyên môn, năng lực và uy tín và tính chuyên nghiệp hoá của các tổ chức này chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, do đó CĐT không thể lựa chọn được tổ chức tư vấn tốt nhất cho mình.

- Có nhiều trường hợp chưa phân định trách nhiệm giữa các bên theo quy định, có khi còn có sự chồng chéo trong quá trình quản lý và tổ chức thực hiện.

2.3.2.3. Công tác giải phóng mặt bằng

GPMB là công tác có ý nghĩa vô cùng quan trọng ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến độ chung của toàn dự án. Một khi nhà thầu đã được chọn và phương án thi công đã được duyệt, vấn đề chỉ còn là bàn giao mặt bằng cho nhà thầu tiến hành thi công.

Tuy nhiên, GPMB đúng tiến độ là một yêu cầu đặc biệt khó khăn, vì công tác GPMB đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bên liên quan và chịu sự quản lý trực tiếp của các quy định và cơ chế GPMB của Nhà nước. Hiện nay, ở nước ta, giữa các địa phương chưa có cơ chế GPMB chung thống nhất. Hơn nữa, những khác biệt về văn hóa, phong tục, chênh lệch giá cả đất đai giữa các địa phương, … cũng là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến công tác GPMB của cán bộ QLDA.

Là dự án đầu tiên được triển khai tai dự án Bắc Yên Hưng nên công tác GPMB gặp nhiều khó khăn.

2.3.2.4. Công tác đấu thầu

- Quy chế đấu thầu còn kẽ hở làm nảy sinh những vấn đề phức tạp cho các bên trong quá trình quản lý thực hiện dự án. Hiện tượng bỏ giá thầu thấp hơn so với

giá trần đã được các cấp có thẩm quyền xác định, hiện tượng đấu thầu mang tính chất đối phó chứ chưa phản ánh đúng bản chất của công tác đấu thầu vẫn còn tồn tại, điều này dễ dàng nhận thấy trong hồ sơ dự thầu do mắc phải những lỗi rất cơ bản.

- Các quy định của Bộ Công Thương về thời gian thực hiện và triển khai dự án phải tuỳ thuộc vào kế hoạch phân bổ vốn nên khi thực hiện dẫn đến phải điều chỉnh kế hoạch đấu thầu nhiều lần và điều chỉnh thời gian của dự án.

Dưới đây là thống kê một số gói thầu đã được xác định việc bỏ giá thầu thấp so với giá gói thầu, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình.

Bảng 2.9: Giá trị trúng thầu một số gói thầu so với giá gói thầu.

TT Tên gói thầu Giá gói thầu

Giá trúng thầu

Giảm so với giá gói

thầu

Tỷ lệ % giá trúng thầu/

giá gói thầu

Nhà thầu trúng thầu 1. San nền (giai

đoạn 1) 10.067.084 9.315.788 751.296 84,3%

Công ty CP Tập đoàn Hoàng Hà 2. Nhà giảng

đường 6 tầng 34.000.000 32.810.000 2.410.000 89,5%

Công ty CP Xây dựng

204 3. Nhà nghỉ các bộ

giáo viên 5 tầng 26.835.212 25.327.000 1.508.212 70,1%

Công ty CP Xây dựng

204 - Hiện tượng ‘quân xanh’, ‘quân đỏ’ trong quá trình đấu thầu là vấn đề hết sức phổ biến hiện nay.

2.3.2.5. Công tác giám sát, kiểm tra, nghiệm thu hạng mục công trình và công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng

- Chức năng giám sát, kiểm tra trong đầu tư xây dựng của CĐT còn nhiều khuyết điểm, CĐT (thông qua các Ban QLDA) chưa thực hiện nghiêm túc giám sát hiện trường về trình tự thi công và quy trình quy phạm; chưa quán triệt quan điểm

“phòng ngừa sự cố hơn là khắc phục sự cố” để loại trừ các sai phạm kỹ thuật, bảo đảm chất lượng công trình theo yêu cầu, tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện tốt công tác giám sát - nghiệm thu trong giai đoạn xây lắp có thể sớm phát hiện và kịp thời sửa đổi, bổ sung thiết kế cho phù hợp điều kiện thực tế của hiện trường, chỉnh lý các tài liệu thiết kế trong trường hợp có sai sót.

- Năng lực trong việc xử lý các mối quan hệ giữa CĐT với thiết kế, CĐT với nhà thầu (A-B) và xử lý kịp thời hiệu quả các tình huống nẩy sinh trong quá trình quản lý, thực hiện dự án, hạn chế lãng phí, chậm tiến độ.

- Chưa có quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi giám sát, nghiệm thu từng phần và toàn bộ công trình nên chất lượng hạn chế. Nếu có quy định thì việc triển khai thực hiện chưa được nghiêm khắc nên tổ chức, cá nhân được giao trách nhiệm luôn có thái độ “dĩ hoà vi quý” để được nhà thầu có sự quan tâm.

- Chất lượng khảo sát thiết kế chưa tốt thể hiện là nhiều công trình có sự phát sinh lớn mà giá trị phát sinh tăng lên là do khâu khảo sát không đảm bảo.

- Việc lập các hợp đồng giao nhận thầu còn sơ sài, tính ràng buộc pháp lý chưa cao, chưa đầy đủ điều khoản cụ thể về quản lý chất lượng xây dựng.

2.3.2.6. Công tác quản lý giá xây dựng

- Chức năng quản lý giá của CĐT chưa được thực hiện một cách đầy đủ do năng lực hạn chế của các CĐT.

- Chế độ, chính sách của Nhà nước trong XDCB có nhiều thay đổi, điều chỉnh nên gây khó khăn cho CĐT trong thực hiện chức năng quản lý giá.

- Thực tế vẫn còn tồn tại dạng thực thanh, thực chi nhất là cơ chế thoả thuận giá giữa CĐT và các tổ chức xây lắp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng trường đại học công nghiệp quảng ninh (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)