Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2008 – 2013
2.3. Những tồn tại và nguyên nhân tồn tại công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Trường ĐHCNQN
2.3.3. Giai đoạn kết thúc đầu tư
- Chất lượng nghiệm thu còn hạn chế như việc bỏ qua nhiều công đoạn, nghiệm thu qua loa, khoán gọn cho nhà thầu lập thủ tục nghiệm thu… đã tập hợp các chứng từ pháp lý lỏng lẻo, thiếu chính xác nên chất lượng công trình không được đánh giá một cách chính xác và là cơ hội để các bên lợi dụng việc hoàn
chỉnh hồ sơ thanh toán khối lượng khống gây ảnh hưởng nghiêm trọng về kinh tế cho nhà nước.
- Thất thoát vốn đầu tư XDCB của nhà nước trong khâu nghiệm thu là đáng kể và là một thiệt hại ‘kép’ vì chính khâu nghiệm thu không chính xác nhà thầu thu lợi bất chính một khoản tiền.
2.3.3.2. Công tác thanh quyết toán
- Chưa thực hiện thanh toán theo dự toán, hợp đồng nhằm khuyến khích tiến độ thực hiện dự án nên dẫn đến sự đầu tư dàn trải không tập trung và kém hiện quả.
- Kho bạc nhà nước chưa tổ chức bộ phận thẩm định một cách khách quan trước khi thanh toán. Việc chậm quyết toán đã gây những khó khăn cho các nhà thầu và đến lượt mình nhà thầu là con nợ của các đơn vị cung ứng vật liệu và ngân hàng. Trả lãi ngân hàng thì lợi nhuận của nhà thầu sẽ bị ảnh hưởng,
- Khối lượng tài liệu, hồ sơ hoàn thành công trình để phục vụ báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo quy định của Nghị định 16/2005/QĐ-BXD là rất lớn, phải lập thành nhiều bộ là một trong các nguyên nhân của chất lượng hồ sơ hoàn công thiếu chính xác, ngoài ra việc không thực hiện nghiêm công tác nghiệm thu hoàn thành công việc theo quy định nên chất lượng hồ sơ hoàn công cũng rất hạn chế.
2.3.3.3. Chi phí cho hoạt động QLDA
Về cơ bản đối với công trình xây dựng chi phí Ban quản lý dự án theo công văn số 1751/2007/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng là có thể đủ để ban quản lý hoạt động trong điều kiện thông thường. Tuy nhiên với các quy định về sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư, trong đó các quy định về thanh toán chi phí quản lý dự án có nhiều thủ tục khó thực hiện hoặc mang tính chất giấy tờ, dẫn đến sự đối phó của CĐT trong việc hợp thức chứng từ. Các yêu cầu về đăng ký và cấp phát kinh phí QLDA thủ tục rườm rà gây bị động cho CĐT.
2.3.3.4. Công tác bảo trì bảo dưỡng công trình
Phần lớn các công trình chưa có chế độ bảo trì, bảo dưỡng này, nguyên nhân do khi lập dự án đầu tư chưa có phần chi phí này trong Tổng mức đầu tư.
Kết luận Chương 2
Qua tình hình thực trạng đã phân tích thực trạng của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ở Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh trong những năm qua có thể đánh giá một số nét chính sau:
Từ năm 2008 Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh đã thực hiện nhiều dự án đầu tư xây dựng, các dự án có quy mô trung bình và lớn. Công tác quản lý dự án đã có nhiều cố gắng đưa dần vào nề nếp trên tất cả các khâu trong điều kiện chế độ chính sách có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh cần có những biện pháp khắc phục thiếu sót, cụ thể đã nêu trên.
Tóm lại, trong Chương 2, tác giả đã giới thiệu về Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, định hướng phát triển mà đặc biệt là công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng. Tác giả đã phân tích thực trạng và đánh giá về hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng của Nhà trường.
Các phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh là cơ sở để đề ra các giải pháp để khắc phục các hạn chế, tồn tại nhằm nâng cao năng lực, hoàn thiện quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, các giải pháp hoàn thiện sẽ được trình bày trong chương 3.
CHƯƠNG 3