Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định và phê duyệt các DAĐT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng trường đại học công nghiệp quảng ninh (Trang 85 - 88)

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư tại Trường ĐHCNQN

3.2.6. Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định và phê duyệt các DAĐT

Hiện nay, hệ thống tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật hiện nay của chúng ta vẫn còn thiếu và nhiều định mức lạc hậu, bất hợp lý và không phù hợp với thực tế do vậy cần thiết đầu tư kinh phí, phân giao nhiệm vụ rõ ràng, cần đặt ra kế hoạch và tiến độ thực hiện… để nghiên cứu, ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn định mức phù hợp với thực tế hiện nay. Trong thời gian qua, Nhà nước và Bộ xây dựng đã ban hành một số tiêu chuẩn định mức mới làm cơ sở cho các chủ thể tham gia áp dụng, tuy nhiên việc thống nhất áp dụng vẫn chưa cao, nhiều định mức chưa phù hợp với việc áp dụng trong thực tế và hiệu quả mang lại chưa đạt được mục tiêu mong muốn.

Để nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định và phê duyệt các dự án cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Đảm bảo quy trình lập, thẩm định và phê duyệt các DAĐT,được thể hiện thông qua sơ đồ dưới đây:

Hình 3.1: Sơ đồ Quy trình lập, thẩm định và phê duyệt DA ĐT 1. CĐT lựa chọn đơn vị tư vấn lập dự án

2. Ban QLDA gửi công văn yêu cầu đơn vị tư vấn điều tra, khảo sát lập DAĐT 3. Đơn vị tư vấn lập đề cương KSTK và lập

DAĐT trình Ban QLDA

4. Ban QLDA xem xét, trình CĐT quyết định phê duyệt đề cương

5. Ban QLDA ký hợp đồng KSTK lập DAĐT với đơn vị tư vấn

6. Đơn vị tư vấn tiến hành điều tra, khảo sát, thiết kế lập dự án và nộp hồ sơ đến Ban QLDA

7. Ban QLDA trình CĐT thẩm định thiết kế cơ sở của DAĐT

8. Đơn vị tư vấn hoàn thiện hồ sơ, nộp cho CĐT(qua Ban QLDA)

9. CĐT trình Sở Xây dựng thẩm định DAĐT

10. Chủ ĐT tổ chức thẩm định DAĐT, trình BCT quyết định phê duyệt

Với việc thực hiện nghiêm các bước theo sơ đồ trên sẽ đạt được những mục tiêu sau đây:

+ Nâng cao chất lượng công tác tư vấn do Trường ĐHCNQN có quyền lựa chọn cho mình tổ chức tư vấn phù hợp, đáp ứng các yêu cầu của dự án.

+ Hạn chế những tiêu cực khi có sự can thiệp của cấp trên các tổ chức tư vấn mà chưa thực sự quan tâm đến chất lượng của các tổ chức này.

+ Quán triệt thực hiện chế độ ủy quyền và phân cấp quản lý trên tinh thần giao toàn bộ quyền hạn và trách nhiệm cho các phòng ban chức năng.

+ Việc triển khai dự án theo đúng trình tự góp phần nâng cao chất lượng của từng công đoạn tránh tình trạng vừa triển khai thi công vừa hoàn thiện thủ tục hồ sơ làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp khó khắc phục trong quá trình tổ chức thực hiện dự án.

- Nâng cao chất lượng tư vấn: Chất lượng các các sản phẩm tư vấn là yếu tố rất quan trọng trong việc đảm bảo điều kiện cho Trường ĐHCNQN thực hiện quản lý dự án và phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, kỹ sư tư vấn. Do đó, nâng cao chất lượng tư vấn là nâng cao trình độ chuyên môn của các kỹ sư tham gia vào công tác tư vấn. Do vậy, cần có cơ chế và quy định quản lý chặt chẽ trình độ của kiến trúc sư, kỹ sư và việc phân cấp kiến trúc sư chủ trì cấp 1, 2; các kỹ sư, kỹ sư chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế phải có phân biệt thứ bậc; chuyên gia quản lý dự án, giám đốc điều hành dự án… đều phải được tiêu chuẩn hoá để Trường ĐHCNQN có thể lựa chọn được những tổ chức tư vấn đáp ứng yêu cầu công việc của mình, khắc phục hiện tượng “rút kinh nghiệm” triền miên đối với các tổ chức tư vấn như hiện nay.

Với thực trạng chất lượng công tác tư vấn đang còn nhiều vấn đề bất cập như hiện nay, để Trường ĐHCNQN có thể lựa chọn tốt nhất tổ chức tư vấn cho mình, lựa chọn đơn vị cung cấp sản phẩm tư vấn tốt nhất cho mình trên tinh thần cạnh tranh lành mạnh và công bằng.

- Đổi mới cách xác định chi phí tư vấn, thiết kế theo hướng không xác định theo tỷ lệ dự toán công trình để tránh việc nhà thiết kế nâng giá công trình quá mức

cần thiết để được thiết kế nhiều và giảm trách nhiệm đối với sản phẩm của mình, gây lãng phí vốn đầu tư và những vấn đề tiêu cực khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng trường đại học công nghiệp quảng ninh (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)