Một số biện pháp và kiến nghị cụ thể để hoàn thiện QLDA đầu tư xây dựng của Trường ĐHCNQN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng trường đại học công nghiệp quảng ninh (Trang 88 - 93)

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư tại Trường ĐHCNQN

3.2.7. Một số biện pháp và kiến nghị cụ thể để hoàn thiện QLDA đầu tư xây dựng của Trường ĐHCNQN

3.2.7.1. Một số đề xuất đối với Trường ĐHCNQN

Công tác QLDA ở Trường ĐHCNQN sẽ không thể được thực hiện tốt nếu thiếu sự hợp tác, hỗ trợ và chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Trường ĐHCNQN. Do đó, tôi xin đưa ra một số đề xuất sau đối với Trường ĐHCNQN nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác QLDA ở Trường ĐHCNQN:

Thứ nhất, Trường ĐHCNQN cần tích cực phối hợp với Ban QLDA nghiên cứu đánh giá các dự án khả thi và tiếp tục giao các dự án phù hợp cho Ban QLDA thực hiện quản lý.

Thứ hai, Trường ĐHCNQN cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý của chủ đầu tư theo pháp luật đối với Ban QLDA và các dự án do Ban QLDA thực hiện quản lý. Trường ĐHCNQN cần phải tăng cường hoạt động thanh tra giám sát các hoạt động của Ban QLDA. Trường cần có các chế độ ưu đãi khen thưởng hợp lý đối với thành tích đạt được của Ban QLDA trong công tác QLDA để khuyến khích đội ngũ cán bộ QLDA của Trường tích cực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, Trường cũng cần có những chế tài xử lý thích đáng đối với các trường hợp sai phạm, đặc biệt thanh tra và xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ QLDA tha hóa đạo đức, tham ô hối lộ, gây thất thoát lãng phí vốn đầu tư của Nhà nước.

Ngoài ra, Ban QLDA cũng cần nhận được sự quan tâm và đầu tư hơn nữa của Trường, đặc biệt là về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác QLDA và các cơ chế đãi ngộ dành cho cán bộ công nhân viên của ban. Trường cần quan tâm hơn nữa tới công tác đào tạo cán bộ ở Ban QLDA, lựa chọn những cán bộ có phẩm chất và năng lực cử đi đào tạo để xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt làm nòng cốt cho công tác QLDA.

3.2.7.2. Một số đề xuất đối với Bộ Công Thương

Bộ Công Thương thực hiện việc quản lý Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Với tư cách như vậy, Bộ thực hiện quản lý tầm vĩ mô các hoạt động trong phạm vi quản lý của mình thông qua việc ban hành các quy phạm, các tiêu chuẩn, các định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan đến các công trình. Vì vậy để có thể nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án thì Bộ Công Thương cần có những hoạt động như:

Bộ cần đưa ra một hệ thống các định mức, tiêu chuẩn rõ ràng, chi tiết và ổn định

Bộ cần bám sát các Nghị định của Chính phủ và các thay đổi có liên quan để kịp thời ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế và môi trường đầu tư hiện nay.

Bộ phải yêu cầu các tỉnh kết hợp với chính quyền địa phương để xây dựng nên các định mức, các tiêu chuẩn phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, thành phố đó nhằm nâng cao chất lượng quản lý nói chung.

3.2.7.3 Một số đề xuất với công tác quản lý của Nhà nước

Nhà nước đóng vai trò là nhà quản lý cao nhất trong công cuộc thúc đẩy sự phát triển toàn diện đất nước. Thông qua một loạt các công cụ quản lý vĩ mô, nhà nước sẽ tiến hành quản lý các hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản cũng không nằm ngoài sự quản lý đó. Chính vì vậy Nhà nước cần đưa ra một loạt các biện pháp thiết thực và các dự án xây dựng, Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp luật, các chính sách, các quy chế…để tất cả các cấp, các ngành theo đó thực hiện. Cụ thể như:

Cần sớm ban hành và hoàn thiện Luật xây dựng để sớm đưa các hoạt động xây dựng vào một khung hoạt động có kế hoạch và hiệu quả.

Khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ, bị chồng chéo của hệ thống pháp luật, giảm bớt tình trạng cửa quyền, sách nhiễu, quan liêu, hách dịch…Bên cạnh đó Nhà nước cần tăng cường vai trò, trách nhiệm, chức năng và sự điều hòa phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước theo hướng giản đơn các thủ tục hành chính.

Cần đơn giản hóa mọi thủ tục đầu tư, trình xét duyệt văn bản có liên quan đến hoạt động đầu tư. Các cơ quan trong hệ thống tổ chức của Nhà nước phải nhận thức được rằng các công việc họ đang làm trước hết là phục vụ, hỗ trợ sau đó mới là thực hiện kiểm tra, xử phạt.

Nhà nước cần đưa ra chính sách đền bù thỏa đáng để đảm bảo lợi ích cho người dân bị thu hồi đất đồng thời công tác giải phóng mặt bằng đảm bảo tiến độ.

Kết luận chương 3

Trong Chương 3, tác giả trình bày một số giải pháp hoàn thiện quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trong Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh. Từ đó, đặc biệt chú ý tới vấn đề quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Trên cơ sở vận dụng kiến thức từ Chương 1 và thực trạng công tác quản dự án của trường tại Chương 2 để từ đó đã đưa ra được các nhóm giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh. Đồng thời kiến nghị với cơ quan cấp trên biện pháp để phát triển, mở rộng chuyên môn, kỹ năng quản lý dự án của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội tốt nhất cho các dự án xây dựng.

KẾT LUẬN 1. Kết luận

“ Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép”. Do đó, quản lý dự án có vai trò rất quan trọng quyết định đến sự thành công của mỗi dự án.

Trong nền kinh tế hiện nay với xu hướng toàn cầu hóa, đòi hỏi phải phát triển các lĩnh vực kinh tế trong đó đặc biệt là lĩnh vực đầu tư xây dựng. Các công trình ngày càng đòi hỏi yêu cầu chất lượng, kỹ thuật hiện đại, phức tạp với quy mô đầu tư lớn, nhưng mặt khác công tác quản lý dự án của bản thân các Trường Đại học chưa thực sự hiệu quả, mang tính chuyên nghiệp cao.

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trong các Trường Đại học nói chung và Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh nói riêng, luận văn đã tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sau:

- Luận văn đã hệ thống lại một cách tổng thể cơ sở lý luận về dự án, quản lý dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình làm tiền đề để phân tích, đánh giá hiệu quả của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh. Từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trong Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh.

- Luận văn trình bày một số vấn đề liên quan đến mô hình, cơ cấu tổ chức quản lý dự án mà Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh áp dụng, đặc điểm tổ chức quá trình quản lý. Đây là cơ sở quan trọng để Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh xây dựng các quy trình và thực hiện công tác quản lý đối với các dự án đầu tư xây dựng của Trường.

- Nghiên cứu và phân tích cụ thể thực trạng công tác quản lý dự án của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh từ việc trình bày quy trình tổ chức và thực hiện quản lý dự án, các nội dung thực tiễn trong hoạt động quản lý của dự án.

Để từ đó đưa ra các nguyên nhân, hạn chế cần khắc phục. Từ đó đưa ra cái nhìn tổng thể về các vấn đề còn tồn tại và cần giải quyết trong công tác quản lý dự án của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh hiện nay.

- Luận văn đã đưa ra được các nhóm giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh. Đồng thời kiến nghị với cơ quan cấp trên biện pháp để phát triển, mở rộng chuyên môn, kỹ năng quản lý dự án của các Trường Đại học, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội tốt nhất cho các dự án xây dựng.

2. Kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu, để công tác quản lý dự án đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình phát triển của đất nước sẽ cần phải có nghiên cứu sâu hơn, tổng quát hơn về tình hình quản lý dự án của các doanh nghiệp xây dựng trong nước, trong các trường đại học nói chung và trong Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh nói riêng, các phương pháp quản lý dự án tiên tiến trên thế giới.

Với thời gian thực hiện Luận văn có hạn, tác giả đã cố gắng thực hiện đáp ứng mục tiêu đề ra. Tác giả xin chân thành cảm ơn Phòng đào tạo sau đại học, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh cùng các Thầy, Cô giáo đã giúp đỡ, truyền đạt kiến thức trong tời gian theo học tại Trường, đặc biệt là thầy giáo: GS.TSKH Nguyễn Hữu Hà đã tận tình hướng dẫn trong việc thực hiện luận văn thạc sỹ vày.

Xin chân thành cám ơn các đồng nghiệp, lãnh đạo Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh đã tạo điều kiện, hỗ trợ cung cấp thông tin để tôi hoàn thành luận văn thạc sỹ này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng trường đại học công nghiệp quảng ninh (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)