Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.2. Tổng quan thực tiễn về quản lý thu BHXH ở trong nước và ngoài nước
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý thu BHXH ở nước ngoài
1.2.1.1. Kinh nghiệm công tác thu bảo hiểm xã hội tại nước Đức
Nước Đức là nước có lịch sử phát triển BHXH sớm nhất. Ngay từ những năm 50 của Thế kỷ XIX, dưới thời Tể tướng Bismark, những điều luật BHXH đầu tiên đã được ban hành. Cho đến nay, hoạt động BHXH của Cộng hoà Liên bang Đức thực hiện với ba hệ thống là: Hệ thống BHXH bắt buộc;
Hệ thống BHXH tư nhân; Hệ thống BHXH ở các xí nghiệp.
Một trong những đặc thù trong hệ thống BHXH của Cộng hoà Liên bang Đức là có sự phân chia ra việc quản lý và thực hiện các chế độ BHXH.
Không có các tổ chức BHXH thực hiện cùng một lúc nhiều chế độ, mà thông thường mỗi tổ chức chỉ chịu trách nhiệm cho một số chế độ nhất định. Do đó, người lao động có thể tham gia vào các hệ thống BHXH khác nhau. Ví dụ, công chức Nhà nước không phải đóng BHXH theo tiền lương cá nhân, nhưng phải đóng thuế chung, trong đó có phần để đảm bảo các chế độ hưu. Công chức có thể tham gia vào hệ thống BHXH tư nhân để có mức thụ hưởng cao
24
hơn (ngoài mức do hệ thống của Nhà nước chi trả). Hiện nay, Đức đang thực hiện các chế độ BHXH gồm: Y tế, thai sản, hưu trí, thất nghiệp, tai nạn LĐ và chăm sóc người già. Tổng mức đóng vào Quỹ BHXH là 41,5% tiền lương trong đó người LĐ đóng 1/2 và người SDLĐ đóng 1/2. Quỹ BHXH thực hiện cơ chế tài khóa hàng năm theo nguyên tắc thu - chi cân đối. Trường hợp thu không đủ chi thì NSNN cấp bù. Hiện nay, ở Đức tuổi nghỉ hưu là 65. Người LĐ phải đóng bảo hiểm đủ 45 năm thì được hưởng 70% lương. Đối với CNVC Nhà nước đủ 65 tuổi mức hưởng là 75% lương. Nếu về hưu trước tuổi bị giảm trừ tỷ lệ hưởng. Riêng đối với nữ khi về hưu đủ 60 tuổi thì được hưởng đủ. [Các số liệu trên được trích từ tỉ lệ đóng bảo hiểm xã hội tại Đức qua Báo cáo tài chính cho hệ thống BHXH].
Có nhiều tổ chức cùng tham gia thực hiện các chế độ BHXH, trong đó có các tổ chức BHXH tư nhân đã giúp cho hoạt động BHXH có hiệu quả hơn, người lao động có cơ hội được thụ hưởng BHXH tốt hơn. Với mô hình tự quản này, có thể có một số cơ quan BHXH khác nhau, thực hiện cho các nhóm đối tượng khác nhau như BHXH cho những người lao động trong ngành đường sắt, BHXH cho lao động ngành hàng không, BHXH cho cảnh sát và quân đội…
1.2.1.2. Kinh nghiệm công tác thu bảo hiểm xã hội tại nước Nhật Bản
Bộ Luật đầu tiên được ban hành vào năm 1922 dưới dạng BHYT. Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, Nhật Bản đã có hệ thống pháp luật về BHXH. Các chế độ BHXH hiện nay gồm có: Hưu trí, tử tuất, tàn tật, ốm đau, thai sản, tai nạn LĐ, thất nghiệp, trợ cấp gia đình và trợ cấp y tế. Tổng mức đóng góp vào Quỹ BHXH là 34,41% Quỹ lương. Ngoài ra, Chính phủ hỗ trợ để chi trả các khoản trợ cấp hưu, thất nghiệp và chi phí quản lý.
Các chế độ BHXH bao gồm hai phần: A) BHXH (bảo hiểm hưu trí, BHYT); B) Bảo hiểm lao động (bảo hiểm việc làm, bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao động). Chế độ bảo hiểm hưu trí và BHYT do cơ quan
25
BHXH quản lý và tổ chức thực hiện, Bảo hiểm việc làm do cơ quan Bảo đảm việc làm của Chính phủ thực hiện, Bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao động do cơ quan Thanh tra lao động thực hiện.
Hệ thống cơ quan BHXH bao gồm cơ quan Trung ương, 47 cơ quan BHXH địa phương với 312 văn phòng chi nhánh BHXH, có trách nhiệm quản lý và thực hiện chế độ BHYT (trừ BHYT của hiệp hội và BHYT quốc gia) và các chế độ bảo hiểm hưu trí. Các quỹ BHYT của các hiệp hội do các hiệp hội, BHYT quốc gia do chính quyền địa phương thực hiện theo luật định.
Quỹ BHXH dùng để chi trả các chế độ BHXH gồm có:
+ Trợ cấp thất nghiệp: Được hưởng ở mức từ 60 - 80 % mức tiền lương. Nếu người thất nghiệp từ 60 - 64 thì được hưởng mức từ 50 - 80%.
+ Chế độ hưu trí: Được chi trả cho người tham gia bởi 2 chương trình, Chương trình bảo hiểm quốc gia: Người được hưởng chế độ phải có 40 năm đóng góp, được nhận 804.200 Yên một năm và 200 Yên một năm cho mỗi tháng đóng góp cho bảo hiểm tự nguyện; Chương trình bảo hiểm hưu trí cho người LĐ: Người LĐ được hưởng theo chế độ này được hưởng 0,75% mức lương hàng tháng nhân với sô tháng đóng bảo hiểm. Nếu ở độ tuổi 60 - 64, người về hưu sẽ nhận được thêm 1.625 Yên cho mỗi năm đóng bảo hiểm.
+ Chế độ tàn tật: Chương trình bảo hiểm quốc gia tùy theo mức độ mất khả năng LĐ, loại I sẽ nhận được khoảng 1triệu Yên/năm; loại II nhận được 800.000 Yên/năm. Chương trình bảo hiểm cho người LĐ: Loại I nhận được 125% mức lương trợ cấp hưu trí tuổi già thông thường cộng với khoản trợ cấp bổ sung dành cho thân nhân. Loại II nhận được 100% lương cộng với phụ cấp bổ sung.Theo tài liêu trợ cấp BHXH ở Nhật cho các trường hợp:
+ Trợ cấp thai sản: Được hưởng 60% tiền công ngày cơ bản trung bình trong vòng 98 ngày (nếu sinh đôi được cộng thêm 56 ngày nữa ). Ngoài ra, người mẹ còn được nhận phụ cấp một lần bằng 300.000 Yên.
26
+ Trợ cấp ốm đau: Được hưởng 60% tiền lương cơ bản trung bình.
Khoản trợ cấp này được chi sau 3 ngày và tối đa là 1,5 năm.
+ Trợ cấp chăm sóc y tế: Chương trình bảo hiểm quốc gia: Người được thụ hưởng phải cùng chi trả 30% chi phí các loại hình chăm sóc, tối đa là 63.600 Yên/tháng, những người có thu nhập thấp trả tối đa 35.400 Yên một tháng; Chương trình bảo hiểm cho người LĐ: Chữa trị, phẫu thuật, nằm viện, chi phí chăm sóc người bệnh, chăm sóc răng miệng, chi phí sinh nở và thuốc men. Người thụ hưởng phải chi trả cho các loại hình chăm sóc nhưng tối đa là 63.600 Yên/tháng và người nghèo là 35.400 Yên/tháng.
+ Trợ cấp gia đình: Một gia đình có 4 người có mức thu nhập dưới 3.811.000 Yên/năm (đối với gia đình làm công tác Nhà nước là 6.206.000 Yên/năm) thì được hưởng ở mức 5000 Yên cho mỗi đứa trẻ thứ nhất và thứ hai và 10.000 Yên cho những đứa trẻ tiếp theo.
Thứ nhất, để công tác quản lý thu BHXH có hiệu quả các hoạt động BHXH cần thiết phải sớm xây dựng và ban hành đồng bộ các luật lệ. Điều này không chỉ tạo ra cơ sở pháp lý cần thiết mà còn là công cụ quan trọng để kiểm soát, điều chỉnh hoạt động trong đó đặc biệt khẳng định vai trò quan trọng của nhà nước với tư cách là chủ thể chính trong hoạt động này.
Thứ hai, các luật lệ này liên tục được điều chỉnh bổ sung phù hợp với sự thay đổi của thực tế và trình độ phát triển kinh tế của đất nước. Không chỉ xây dựng các bộ luật cần thiết mà chính phủ kịp thời có các chính sách, các chương trình phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động quản lý thu BHXH. Chẳng hạn, từ 1980 khi bắt đầu tiến hành cải cách chế độ BHXH đối với đối tượng người già đã có 3 lần điều chỉnh: Kế hoạch vàng năm 1989, Kế hoạch vàng mới năm 1994 và Chế độ bảo hiểm chăm sóc lâu dài năm 2000. Hoặc năm 1995 Bộ Y tế và Phúc lợi đã bắt đầu thảo luận về kế hoạch cải cách bảo hiểm y tế công cộng và đã chỉnh sửa cải cách bảo hiểm y tế người già vào năm 1997, 2001, 2004.
27
Thứ ba, điều quan trọng không chỉ ban hành luật mà nhà nước và người dân nghiêm túc thực hiện các quy định theo luật định. Đứng ở khía cạnh đó rõ ràng, trong hoạt động quản lý thu BHXH suốt nhiều thập kỷ qua, nhà nước Nhật Bản đóng vai trò hết sức quan trọng.
1.2.1.3. Kinh nghiệm công tác thu bảo hiểm xã hội tại nước Trung Quốc
Trong hệ thống an sinh xã hội nói chung, nhà nước Trung Quốc xác định ưu tiên hàng đầu là bảo hiểm hưu trí. Về mô hình tổ chức quản lý, Bộ lao động và an sinh xã hội chịu trách nhiệm quản lý hệ thống BHXH trên cả nước bao gồm: lương hưu, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm, bảo hiểm tai nạn và chế độ thai sản cho các xí nghiệp ở thành thị, ở các cơ quan nhà nước.Tổ chức của Bộ Lao Động và an sinh xã hội về BHXH bao gồm: Vụ Bảo hiểm lương hưu, Vụ Bảo hiểm y tế, Vụ Bảo hiểm thất nghiệp, Vụ Bảo hiểm xã hội ở nông thôn và Vụ Quản lý và Giám sát quỹ BHXH.
Ở Trung Quốc, các gia đình tiết kiệm đến 30% thu nhập của họ với mục đích để lo cuộc sống về già, trong khi tỷ lệ này ở các nước khác như Mỹ, Anh… chỉ là khoảng 10%. Điều này cho thấy cuộc sống về già được người Trung Quốc rất chú trọng. Chính vì vậy, bảo hiểm tuổi già là một trong nhưng trụ cột quan trọng của hệ thống BHXH tại đất nước này. Tại Trung Quốc, thu BHXH bằng 28% quỹ lương trong đó người sử dụng lao động 20%, người lao động 8%, một mức đóng tương đối cao nhưng vẫn không đủ để trang trải cho số người về hưu nguyên nhân là từ trước đó, độ tuổi về hưu tương đối thấp, Trung Quốc lại thuộc đất nước có dân số già. Một nguyên nhân nữa là do tỷ lệ sinh lời từ hoạt động đầu tư do quỹ BHXH mang lại còn thấp, tiền quỹ chủ yếu gửi ngân hàng và mua công trái với lãi suất khoảng 2 đến 3 %/năm trong khi tiền lương thực tế đang tăng khoảng 10 %/năm. Công thức đóng hưởng chưa hợp lý, cứ quy định đủ 15 năm là được về hưu. Mặt khác quỹ BHXH lại do từng địa phương quản lý, còn thiếu đồng bộ, xảy ra tình trạng thất thoát, tham nhũng. Vì vậy chưa thực sự hấp dẫn người dân
28
tham gia BHXH. [Các số liệu này được trích từ tài liệu tham khảo “Tô Minh(2007), Kinh nghiệm BHXH của Trung Quốc, Báo Nhân dân].