Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý thu BHXH nói chung nên trong những năm qua đã có nhiều tác giả chú trọng đến công tác nghiên cứu các công trình về quản lý thu BHXH, trong đó đã cho ra đời nhiều cuốn sách, giáo trình cũng như luận án, luận văn tiến sỹ, thạc sỹ nghiên cứu về vấn đề này, ở phạm vi trong nước và cả nước ngoài. Trong phạm vi của đề tài, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:
- TS Phạm Đỗ Nhật Tân (2007), “Các giải pháp đảm bảo cân đối quỹ BHXH bắt buộc khi thực hiện Luật BHXH”, Đề tài cấp bộ Bộ Lao động thương binh và Xã hội. Đề tài đã làm rõ một số vấn đề lý luận về quỹ BHXH và thực tiễn về cân đối quỹ BHXH bắt buộc khi thực hiện Luật BHXH; nêu
31
được thực trạng của quỹ BHXH bắt buộc đồng thời đề xuất quan điểm và giải pháp để đảm bảo cân đối quỹ BHXH bắt buộc ở Việt Nam.
- Đỗ Văn Sinh (2005), Hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế mã số: 62.34.01.01, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án đã góp phần làm rõ thêm cơ sở khoa học và thực tiễn của quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam; tổng kết mô hình và phương thức quản lý quỹ BHXH của một số nước trên thế giới để rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng trong quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam; đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam.
- Chu Ngọc Mai (2009), Giải pháp nâng cao kết quả hoạt động thu - chi BHXH tại Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Luận văn đã phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao kết quả hoạt động thu - chi BHXH tại cơ quan BHXH thành phố Hà Nội.
- Nguyễn Thu Huyền (2014), Quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế, Trường Đại học Thương Mại. Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thông qua việc xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, chế độ chính sách thu BHXH. Luận văn đã đánh giá thực trạng thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH.
Chính từ những công trình nghiên cứu trên đã đánh giá một cách tổng quan về ngành bảo hiểm xã hội đồng thời giúp người đọc tìm hiểu một cách khoa học nhất về các chế độ bảo hiểm xã hội đã được kế thừa, áp dụng hiện thời. Các đề tài nghiên cứu trước đó nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về ngành BHXH nhưng chưa đề cập đến vấn đề quản lý hoạt động thu BHXH tại BHXH thành phố Hà Nội. Vì vậy, đề tài mà tác giả đã lựa chọn không trùng lặp với các nghiên cứu trước đó.
32 Kết luận chương 1
Thông qua nội dung chương 1, luận văn đã đi vào tìm hiểu, nghiên cứu và hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận liên quan đến quản lý thu bảo hiểm xã hội và khẳng định vai trò của quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Quản lý thu là để lấy thu bù chi để giải quyết tất cả các chế độ cho người lao động,. Đây là một công tác hết sức khó khăn vì nó liên quan đến kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp và các tổ chức đóng trên địa bàn, trong khi các chế tài của cơ quan có thẩm quyền chưa đủ để dăn đe. Vì vậy việc hoàn thiện công tác quản lý thu có ý nghĩa rất quan trọng để thu đúng thu đủ.
Ngoài ra, chương 1 cũng đã tổng hợp lại các công trình nghiên cứu trước đây về đề tài công tác quản lý thu BHXH để nhìn nhận ý nghĩa khi lựa chọn đề tài nghiên cứu này làm đề tài thực hiện luận văn thạc sĩ.
33 Chương 2