Thực trạng hoạt động thu BHXH giai đoạn 2010-2014

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội thành phố hà nội (Trang 55 - 76)

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010-2014

2.2. Thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại cơ quan BHXH thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2014

2.2.2. Thực trạng hoạt động thu BHXH giai đoạn 2010-2014

* Tình hình quản lý đối tượng tham gia BHXH

Phát triển đơn vị SDLĐ, người lao động tham gia BHXH là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động thu BHXH là cơ sở để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và là căn cứ để hình thành và phát triển quỹ BHXH.

46

* Số lượng Đơn vị SDLĐ tham gia BHXH

Quản lý các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH theo địa bàn hành chính thành phố là việc làm rất cần thiết. Trên cơ sở đó mới tiến hành các nghiệp vụ tiếp theo của công tác thu. Muốn nắm bắt được sự tăng, giảm số lao động tham gia BHXH cần phải xác định được đơn vị SDLĐ nào thuộc diện phải tham gia, đơn vị nào còn đang hoạt động và đơn vị nào đã giải thể…

Các đơn vị SDLĐ trên địa bàn thành phố được chia ra làm các khối khác nhau. Danh sách các đơn vị trong từng khối được BHXH thành phố Hà Nội quản lý một cách có hiệu quả , nghiêm túc và chặt chẽ, đầy đủ.

Các đối tượng đơn vị SDLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố trong những năm qua không có sự biến đổi đáng kể. Số lượng đơn vị SDLĐ tham gia BHXH (chiếm tỷ trọng trên tổng số đơn vị SDLĐ năm 2010 chiếm 66.5%,năm 2011 chiếm 68,4 %, năm 2012 là 68,3%, năm 2013 chiếm 70,9% và 73% năm 2014); bên cạnh đó là khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm tỷ trọng 5,34% năm 2010; 5,82% năm 2011;

6,3% năm 2012; 6,6% năm 2013; 6,8% năm 2014 ;) và khối Doanh nghiệp Nhà nước, Hành chính sự nghiệp.

Trong khi khối DN ngoài nhà nước có sự gia tăng mạnh mẽ thì khối DN nhà nước lại có xu hướng chững lại và có thể sẽ giảm dần. Bởi vì theo chương trình cải tổ lại, cổ phần hoá DN nhà nước, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước thì khối này đang có xu hướng chững lại, dần giảm đi tỷ trọng trong cơ cấu khối ngành kinh tế tham gia. Cụ thể năm 2012 chỉ chiếm 3,8%, năm 2013 giảm xuống 3,2% và năm 2014 còn 2,8% mặc dù số lượng không thay đổi qua các năm.

47

Bảng 2.2: Số lượng đơn vị SDLĐ tham gia BHXH giai đoạn 2010 - 2014

2010 2011 2012 2013 2014 2010 2011 2012 2013 2014

2010 2011 2012 2013 2014 (f) (g) (h) (i) (k) (f/a) (g/b) (h/c) (i/d) (k/e)

(a) (b) (c) (d) (e)

DN nhà nước 1023 1068 1151 1096 1058 1023 4.28 1068 3.75 1151 3.81 1096 3.24 1058 2.83 100 100 100 100 100

HCSN, Đảng, Đoàn 4120 4256 4520 4600 4694 4120 17.27 4256 14.96 4520 14.98 4600 13.59 4694 12.56 100 100 100 100 100

Ngoài công lập 657 745 857 910 1137 512 2.14 604 2.12 678 2.25 742 2.19 806 2.16 77.92 81.07 79.11 81.54 70.89

Xã Phường 568 765 578 578 577 568 2.38 765 2.69 578 1.92 578 1.71 577 1.54 100 100 100 100 100

Hợp tác xã 602 612 632 651 647 357 1.49 446 1.56 450 1.49 456 1.35 457 1.22 59.3 69.07 71.2 70.05 70.63

DN có vốn ĐTNN 2351 2379 2591 2908 3016 1274 5.34 1657 5.82 1994 6.61 2152 6.36 2285 6.12 54.18 69.65 76.96 74 75.76

Khối hội nghề, hộ KD cá

thể 427 434 437 489 512

134

0.56 168 0.59 194 0.64 208 0.61 214 0.57 31.38 38.7 44.39 42.54 41.8

Tổng cộng 42338 44793 49356 49214 50805 23851 100 28436 100 30173 100 33858 100 37366 100 56.33 63.48 61.13 68.8 73.55

Khối loại hình quản lý

Tỷ trọng (%)

Tỷ trọng (%)

15863 66.5

( người )

32590 34534 38590 37982 39164 27275 72.99 48.6 56.38

Ngoài quốc doanh 19472 68.47 68.3 70.96

( người )

53.4 63.26 69.64

Tỷ trọng (%)

Tỷ trọng (%)

Tỷ trọng (%)

20608 24062

[Nguồn: Số liệu của BHXH thành phố Hà Nội]

48

Bên cạnh đó, các khối ngành thuộc khu vực mang tính chất HCSN cũng có những biến động không lớn do tính chất khối ngành ít thay đổi, thường là không tăng hoặc có tăng cũng ở mức rất nhỏ và tỷ lệ tham gia đạt 100%.

Tuy nhiên, số đơn vị SDLĐ đã tham gia so với số đơn vị thuộc diện tham gia BHXH cho NLĐ trong các năm vẫn còn chưa cao. Năm 2012 số đơn vị đã tham gia so với số đơn vị thuộc diện tham gia là 61,13%; năm 2013 là 68,8%, năm 2014 là 73,5%. Vẫn còn nhiều đơn vị sử dụng lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc, còn né tránh không đóng BHXH cho NLĐ, hầu hết tập trung ở các cơ sở kinh tế tư nhân, ngoài công lập và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tình trạng này xảy ra chủ yếu do một số nguyên nhân sau đây:

Các cơ sơ kinh tế tư nhân chủ yếu hoạt động với quy mô nhỏ, khả năng tài chính có hạn, sử dụng ít lao động và lao động lại không ổn định, thường xuyên biến động. Hơn nữa, nhận thức về BHXH của NLĐ và NSDLĐ thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước còn nhiều hạn chế, NSDLĐ và NLĐ chưa nhận thức đúng đắn về BHXH, chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật, vẫn cố tình trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH cho NLĐ.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp làm ăn không đạt kết quả như mong muốn, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn làm ăn thua lỗ, lâm vào cảnh nợ nần và tìm cách trốn đóng BHXH cho NLĐ.

* Người lao động tham gia BHXH

Tình hình tham gia BHXH của NLĐ được thể hiện rõ qua bảng sau:

49

Bảng 2.3: Người lao động tham gia BHXH giai đoạn 2010 - 2014

2010 2011 2012 2013 2014 2010 2011 2012 2013 2014

2010 2011 2012 2013 2014 (f) (g) (h) (i) (k) (f/a) (g/b) (h/c) (i/d) (k/e)

(a) (b) (c) (d) (e)

DN nhà nước 148.357 168.762 174.807 169.399 161.575 148.357 15.65 168.762 17.47 174.807 15.42 169.399 14.63 161.575 13.63 100 100 100 100 100

Ngoài quốc doanh 546.39 596.087 632.03 685.675 752.381 369.59 38.99 382.568 39.6 497.787 43.92 506.937 43.79 527.696 44.52 67.23 73.91 78.76 73.93 70.14

HCSN, Đảng, Đoàn 216.682 234.543 254.432 263.085 273.652 216.682 22.86 234.543 24.28 254.432 22.45 263.085 22.73 273.652 23.09 100 100 100 100 100

Ngoài công lập 26.432 29.805 30.932 36.084 39.215 9.683 1.02 10.458 1.08 17.434 1.54 20.561 1.78 22.571 1.9 54.43 56.02 56.36 56.98 57.56

Xã Phường 9.34 10.069 11.21 12.198 12.321 9.34 0.09 10.069 1.04 11.21 0.99 12.198 1.05 12.321 1.04 100 100 100 100 100

Hợp tác xã 4.568 5.79 6.637 6.983 7.146 1.403 0.14 3.652 0.38 4.953 0.44 4.608 0.4 4.489 0.38 65.32 71.26 74.63 65.99 62.82

DN có vốn ĐTNN 305.563 325.763 366.313 342.984 330.103 102.465 10.81 154.902 16.03 171.535 15.14 179.581 15.51 181.856 15.34 35.89 42.67 46.83 52.36 55.09

Khối hội nghề, hộ KD

cá thể 3.235 3.369 3.435 3.251 3.579 9.56 0.1 1.022 0.1 1.119 0.1 1.169 0.1 1.182 0.1 25.98 29.83 32.58 35.96 33.03

Tổng cộng 1.260.567 1.374.188 1.479.796 1.519.659 1.579.972 947.849 100 965.976 100 1.133.277 100 1.157.538 100 1.185.342 100 65.74 74.92 76.58 76.17 75.02 Tỷ lệ thực hiện thực tế (%)

Bảng 2.3: Người lao động tham gia BHXH giai đoạn 2010– 2014

Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%)

Tỷ trọng (%) Số lao động thực tế tham gia

( người ) Khối loại hình quản lý

Tỷ trọng (%)

Tỷ trọng (%) Số lao động thuộc diện tham gia

( người )

[Nguồn: Số liệu của BHXH thành phố Hà Nội]

50

Qua bảng số liệu trên ta thấy số lao động tham gia BHXH tại Hà Nội giai đoạn 2010-2014 tăng nhẹ qua các năm. Năm 2010 có 947.849 người tham gia BHXH bắt buộc,năm 2011 có 965.976 người tham gia BHXH bắt buộc, năm 2012 có 1.133.277 người tham gia BHXH bắt buộc, năm 2013 có 1.157.538 người tham gia (tăng 2,15% so với năm 2012) và đến năm 2014 có 1,185 triệu người tham gia (tăng 2,4% so với năm 2013). Trong đó, khu vực DN ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng trong số lao động đã tham gia BHXH lớn nhất. Cụ thể; năm 2010 chiếm 39%, năm 2011 chiếm 39.6%, năm 2012 chiếm 43,9%, năm 2013 chiếm 43,8% và năm 2014 chiếm 44,5%. Ba năm qua, khối nghề, hộ kinh doanh cá thể chiếm tỷ trọng số lao động đã tham gia BHXH là ít nhất, chỉ chiếm 0,1%.

Nhìn chung, tại các khối đơn vị có tỷ lệ 100% đơn vị SDLĐ tham gia BHXH so với số thuộc diện tham gia thì tỷ lệ người lao động tham gia cũng là 100%, như các khối hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước , khối phường xã. Tỷ lệ số lượng người lao động thực tế tham gia ở các khối này là khá cao vì trong khu vực này hầu hết là những người làm việc ổn định có hợp đồng lao động từ ba tháng trở lên.

Tỷ lệ tham gia BHXH thấp nhất nằm ở hộ nghề, hộ kinh doanh cá thể và hợp tác xã. Tỷ lệ số lao động thực tế tham gia chỉ chiếm dưới 40% so với số lao động thuộc diện phải tham gia (năm 2014 là 33,03%; năm 2013 là 35,96%; năm 2012 là 32,58%). Còn đối với khu vực kinh tế tư nhân, các đơn vị ngoài công lập và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, DN có vốn đầu tư nước ngoài, số lao động đã tham gia so với số lao động thuộc diện tham gia BHXH vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp, chỉ chiếm khoảng 50-70% tổng lao động thuộc diện phải tham gia BHXH. Tình trạng này xảy ra chủ yếu do một số nguyên nhân sau đây:

NLĐ làm việc ở khu vực này có tư tưởng không gắn bó lâu dài nên cũng không muốn tham gia đóng BHXH.

51

Hiện nay, các cơ sở ngoài công lập (hay cụ thể hơn là các trường mầm non xã) tiền lương của giáo viên mầm non rất thấp, không đủ chi trả cho cuộc sống thường ngày. Trong khi đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ chưa thực sự đến tay NLĐ. Do đó việc đảm bảo đủ kinh tế để tham gia BHXH là rất khó khăn.

Số lượng người đã tham gia ở khu vực này chủ yếu là những người đứng đầu các trường mầm non, những người đã làm việc lâu năm hoặc các cá nhân có điều kiện kinh tế tốt, đủ khả năng tham gia. Đây là vấn đề nan giải, gây khó khăn cho BHXH huyện trong việc đảm bảo mục tiêu thu đúng, thu đủ BHXH bắt buộc tại địa bàn quản lý.

Mặt khác, một số doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng lao động tượng trưng đối với lao động quản lý chủ chốt của doanh nghiệp, khai giảm số lao động hoặc hoàn toàn không ký hợp đồng lao động với NLĐ. Một số doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng lao động tượng trưng với số ít lao động có trình độ để làm công tác quản lý, còn phần lớn lao động phổ thông không có trình độ họ chỉ ký hợp đồng lao động ngắn hạn, mùa vụ để lách luật, không tham gia bảo hiểm xã hội.

b. Thực trạng quản lý quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH

Căn cứ theo tốc độ phát triển kinh tế trong nước cũng như trên thế giới, chính sách tiền lương tiền công cũng được điều chỉnh liên tục sao cho phù hợp với những thay đổi đó. Trong chế độ BHXH ở nước ta, tiền lương tiền công của NLĐ và tổng quỹ lương của đơn vị SDLĐ được dùng làm căn cứ để tính đóng BHXH. Hàng năm, Chính phủ thường có Nghị định điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung. Qua đó tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cũng tăng theo. Sự biến động thường xuyên liên tục này làm cho công tác quản lý thu gặp một số khó khăn nhất định. Nếu cán bộ làm công tác quản lý không nhạy bén với tình hình thực tế, chủ động, sáng tạo thì quỹ BHXH khó có thể đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, an toàn và tăng trưởng quỹ.

52 Đối với khu vực Nhà nước:

BHXH thành phố Hà Nội áp dụng Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 17/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP; Nghị định 66/2013/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang…

Đối với khu vực ngoài Nhà nước:

Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của doanh nghiệp và NLĐ là tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp (nếu có) được thoả thuận ghi trên hợp đồng lao động của NLĐ. Mức tiền lương này phải được quy định dựa theo nghị định 182/2013/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động. (Năm 2012 là nghị định 103/2012/NĐ-CP; năm 2011 là nghị định 70/2011/NĐ-CP).

Bảng 2.4: Tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH giai đoạn 2011-2014

Năm Số đơn vị (ĐV)

Số lao động (người)

Quỹ tiền lương (tỷ đồng)

Phát triển so năm 2010

2011 29.125 1.034.145 30.346,9 13%

2012 30.173 1.133.277 34.260,7 15%

2013 33.858 1.157.538 43.799,8 25%

2014 37.366 1.185.342 51.145,2 40%

[Nguồn: Số liệu của BHXH thành phố Hà Nội bình quân năm 2011-2014]

53

Hình 2.3: Tổng quỹ lương giai đoạn 2011-2014

Qua bảng số liệu, cũng như biểu đồ trên ta thấy quỹ tiền lương làm căn cứ trích nộp BHXH cho NLĐ của các đơn vị tăng lên nhanh chóng từ 30.346.9 năm 2011 lên đến 34.260,7 tỷ đồng năm 2012 và từ 34.260,7 tỷ đồng năm 2012 lên 51.145,2 tỷ đồng năm 2014 (tăng 49,28% tương ứng với 16884,5 tỷđồng ). Sự tăng lên này là do hai nguyên nhân:

Thứ nhất, là số lao động tăng lên từ 1,034 triệu người (năm 2011) lên 1,185 triệu người (năm 2014).

Thứ hai, là tiền lương tăng lên do mức lương tối thiểu chung đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tăng từ 830.000 đồng/tháng năm 2011 lên 1.050.000 đồng/tháng năm 2013 và từ 1/7/2013 là 1.150.000 đồng/tháng. Mức lương tối thiểu đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I (Hà Nội và Hồ Chí Minh) tăng từ 2.000.000 đồng/tháng năm 2012 lên 2.700.000 đồng/tháng năm 2014.

Qua bảng số liệu trên, cho thấy tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH năm 2011 là 1,75 triệu đồng/người/tháng, năm 2012 là 2,51 triệu đồng/người/tháng; năm 2013 là 3,15 triệu đồng/người/tháng và năm 2014 là 3,6 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh số đông các đơn vị, DN tham gia thực hiện tốt BHXH vẫn còn một số DN chưa khai thác hết quỹ lương của mình do

54

khai giảm tiền lương của NLĐ, hoặc chỉ tham gia BHXH cho một lượng lao động đã làm việc lâu năm tại đơn vị nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp BHXH cho NLĐ. Hiện nay tại các DN, tình trạng làm tăng ca, làm thêm giờ diễn ra rất phổ biến. Vì vậy tiền lương thực tế của NLĐ tại Hà Nội tương đối cao, trung bình khoảng 4,5-5,5 triệu/người/tháng. Trong khi đó, theo kết quả mà BHXH thành phố được thể hiện qua bảng số liệu trên thì tiền lương bình quân làm căn cứ thu BHXH cao nhất mới chỉ đạt 3,6 triệu đồng/người/tháng.

Trên thực tế hiện nay việc quản lý tiền công, tiền lương là căn cứ đóng BHXH của tổ chức SDLĐ đặc biệt là DN ngoài quốc doanh, DN có vốn đầu tư nước ngoài, tiền lương tiền công của NLĐ do chủ SDLĐ quyết định gặp rất nhiều khó khăn. Bởi các đơn vị này thường không tuân thủ hoặc rất chậm tuân thủ các quy định của Pháp luật về hợp đồng lao động. Nhiều DN tiến hành ký hợp đồng với NLĐ thành hai, ba loại hợp đồng khác nhau: hợp đồng ghi chính xác mức lương NLĐ được hưởng, hợp đồng làm căn cứ đóng thuế thu nhập và hợp đồng làm căn cứ đóng BHXH nhằm giảm số tiền phải đóng góp vào quỹ BHXH.

c. Kết quả hoạt động thu BHXH tại BHXH thành phố Hà Nội

Tình hình Thu BHXH được thể hiện thông qua tổng mức đóng góp của tất cả các đối tượng tham gia. Nhìn chung, tình hình thu BHXH trong những năm qua ở Hà Nội đều tăng. Tuy nhiên, mức tăng ở mỗi năm có khác nhau:

Bảng 2.5: Tình hình thu BHXH giai đoạn 2010 - 2014

(ĐVT: tỷ đồng)

Năm Số phải thu theo

kế hoạch giao Số đã thu Tỷ lệ (%) so với kế hoạch

Tăng/giảm so với năm trước

2010 9.124 9.218 101.1% 9%

2011 10.321 10.463 101,3% 13.5%

2012 10.929 11.131 101,8% 18,3%

2013 14.640 15.333 104,7% 37,7%

2014 18.064 18.255 101,1% 19,1%

[Nguồn: Số liệu của BHXH thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2014]

55

Bảng số liệu trên cho ta thấy, số thu BHXH đều tăng qua các năm, năm sau tăng cao hơn năm trước, năm 2011 tổng số thu BHXH đạt 10.463 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2010. Năm 2012 tổng số thu BHXH đạt 11.131 tỷ đồng, tăng 18.3% so với năm 2011. Năm 2013 tổng số thu BHXH đạt 15.333 tỷ đồng, tăng 37.7% so với năm 2012. Kết quả thu BHXH tính đến ngày 31/12/2014, toàn Thành phố thu được 18.255 tỷ đồng, đạt 101,1%

so với kế hoạch BHXH Việt Nam giao, tăng 19,1% so với năm 2013.

Như vậy, mặc dù, trong năm 2014, có thời điểm tỷ lệ thu thấp và nợ đọng tiền BHXH cao nhưng BHXH thành phố đã thực hiện rất tốt công tác thu BHXH bắt buộc, luôn đảm bảo tiến độ và hoàn thành vượt mức kế hoạch BHXH Việt Nam giao, góp phần đảm bảo quyền lợi cho hàng ngàn người lao động trên địa bàn huyện. Việc đạt số thu BHXH tăng đều hàng năm là do các nguyên nhân chủ yếu sau:

Do công tác mở rộng, phát triển đối tượng luôn được BHXH thành phố chú trọng, số đơn vị SDLĐ và NLĐ tham gia BHXH tăng lên, năm sau cao hơn năm trước từ đó tác động đến kết quả thu BHXH của toàn thành phố.

Do tổng quỹ lương làm căn cứ thu BHXH tăng lên, sự điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung, vùng của chính phủ hàng năm đã có những tác động mạnh mẽ đến số thu BHXH.

Do công tác truy thu BHXH qua kiểm tra, thanh tra được đẩy mạnh, đã yêu cầu các đơn vị nợ nộp tiền, thu hồi về quỹ BHXH.

Do cán bộ chuyên quản thu thuộc phòng Thu và cán bộ thu thuộc BHXH các quận, huyện thị xã của BHXH Hà Nội không ngừng nỗ lực đôn đốc , xúc tiến quá trình thu, nộp BHXH của các đơn vị tham gia, nắm bắt diễn biến tăng giảm hàng tháng về số lao động và tiền lương của từng đơn vị SDLĐ…

56

Do sự phối kết hợp giữa cơ quan BHXH Hà Nội và Sở Kế hoạch đầu tư thành phố, Cục thuế Hà Nội, khi các đơn vị SDLĐ có giấy phép kinh doanh sẽ được cơ quan BHXH tiếp cận, đôn đốc việc thu nộp BHXH theo quy định của luật.

Bên cạnh đó, công tác thông tin tuyên truyền bước đầu đã thu được một số kết quả tích cực làm cho nhận thức của một số chủ SDLĐ về chính sách BHXH cũng được nâng cao hơn. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt đối với công tác quản lý thu BHXH.

d. Thực trạng tình hình nợ đọng bảo hiểm xã hội

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được ở trên vẫn còn tồn tại một số DN hoạt động sản xuất KD trên địa bàn kém tuân thủ quy định trong việc đảm bảo quyền lợi tham gia BHXH của NLĐ. Tình trạng trốn đóng, nợ đọng, né tránh trách nhiệm đối với NLĐ của chủ SDLĐ vẫn là vấn đề nan giải, cần phải có biện pháp xử lí triệt để hơn.

Nợ đọng BHXH, BHYT được hiểu là: doanh nghiệp đã không nộp hoặc cố tình không nộp số tiền BHXH đã trích vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH, đã chiếm dụng nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tình hình nợ đọng BHXH trong những năm gần đây ở BHXH thành phố Hà Nội khá phổ biến và có xu hướng gia tăng. Tình trạng nợ đọng tiền BHXH ở Hà Nội giai đoạn 2010 - 2014 được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội thành phố hà nội (Trang 55 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)