Đánh giá chung về công tác quản lý thu BHXH tại cơ quan BHXH thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2014

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội thành phố hà nội (Trang 83 - 88)

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010-2014

2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý thu BHXH tại cơ quan BHXH thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2014

Sự ổn định chính trị, tăng trưởng về kinh tế của thành phố Hà Nội trong những năm gần đây đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi để công tác BHXH ngày càng phát triển. Thành phố Hà Nội có nhiều khu công nghiệp đã và đang được xây dựng, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng nghìn lao động. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đã được cải thiện nhiều. Sự thay đổi này có tác động đến việc thực hiện chính sách BHXH.

2.3.1. Những kết quả đạt được

* Đối tượng tham gia BHXH đã được mở rộng tới mọi người lao động Số đơn vị, số lao động tham gia BHXH ngày một tăng, chính sách BHXH đã được mở rộng tới tất cả những người làm công ăn lương, đến các hộ gia đình.

*Làm tốt công tác thu và quản lý đối tượng tham gia BHXH

Mặc dù đối tượng tham gia BHXH lớn, nhưng Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đã quản lý được đơn vị theo các loại hình, các lĩnh vực hoạt động và từng người tham gia BHXH bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng.

Số đơn vị, số lao động, quỹ lương tham gia BHXH hàng năm tăng. Số thu BHXH về quỹ năm sau cao hơn năm trước.

* Ứng dụng và khai thác triệt để vai trò của công nghệ thông tin

Cho đến nay, mọi hoạt động của cơ quan BHXH đã được thực hiện thống nhất từ thành phố xuống quận, huyện, thị xã bằng các chương trình

74

phần mềm do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp; cụ thể chương trình quản lý thu, chương trình giải quyết chế độ chính sách, chương trình kế toán... phần mềm SMS (phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực quản lý thu BHXH, cấp sổ BHXH và cấp thẻ BHYT) đã được sử dụng một cách phổ biến, nhờ đó đã giúp cơ quan BHXH huyện thuận tiện trong việc đối chiếu, quyết toán với các đơn vị tham gia BHXH. Đồng thời xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung thống nhất và chia sẻ thông tin cho các bộ phận chức năng có liên quan. Việc ứng dụng CNTT trong quản lý đã thu được những kết quả tốt, đảm bảo yêu cầu chính xác về nội dung, tính thống nhất và tính liên tục.

* Thực hiện cải cách hành chính, chuyển biến phong cách hành chính sang tác phong phục vụ

Những năm qua, cùng với việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội rất chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tinh thần và ý thức phục vụ theo hướng đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các mặt hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia và người thụ hưởng chính sách BHXH. Thực hiện Quyết định số 93/QĐ- TTg ngày 22/06/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế thực hiện “một cửa liên thông”, tại các cơ quan hành chính Nhà nước, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đã tổ chức bộ phận một cửa tại thành phố và các quận, huyện, thị xã. Đơn vị chỉ đến cơ quan BHXH một lần nộp hồ sơ và một lần nhận kết quả, công việc còn lại do các bộ phận nghiệp vụ của quận, huyện, phòng chức năng của BHXH thành phố phối hợp để giải quyết, điều này đã giảm bớt phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng tham gia và thụ hưởng. Đội ngũ công chức, viên chức đã được trưởng thành nhanh chóng, năng lực quản lý, tổ chức thực hiện được nâng cao, đáp ứng yêu cầu công tác BHXH trong thời kỳ mới.

75 2.3.2. Những hạn chế cần được khắc phục

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, BHXH thành phố Hà Nội vẫn còn những hạn chế. Đó là:

* Nhiều đơn vị sử dụng lao động trốn không tham gia BHXH cho NLĐ Đây là những vấn đề nổi cộm, hiện nay chưa có giải pháp tích cực để chống tình trạng này. Tồn tại trên là do nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động chưa đầy đủ về quyền lợi và trách nhiệm trong việc thực hiện chính sách BHXH, ý thức chấp hành pháp luật chưa nghiêm, thiếu tính tự giác, tìm mọi hình thức trốn không tham gia BHXH để giảm chi phí kinh doanh.

BHXH thành phố Hà Nội gặp khó khăn trong việc chốt sổ BHXH đối với người lao động đã làm việc tại các doanh nghiệp chủ doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích hay doanh nghiệp đó ngừng hoạt động. Vì số lượng đơn vị nợ BHXH trên địa bàn thành phố Hà Nội rất lớn nên việc xác nhận thực trạng khó khăn của doanh nghiệp giữa cơ quan BHXH với Sở Lao động Thương binh và Xã hội là khó thực hiện.

Một thực tế nữa là hoạt động của tổ chức công đoàn chưa thật sự hiệu quả, chưa đủ khả năng đại diện, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, đặc biệt đối với những trường hợp mà người sử dụng lao động đã trích tiền đóng của người lao động, nhưng không nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội mà sử dụng vào mục đích khác. Mặt khác do nhu cầu việc làm và thu nhập, nhiều người lao động không dám đấu tranh với chủ doanh nghiệp về quyền được hưởng chế độ BHXH.

* Chưa có biện pháp xử lý các hành vi vi phạm chế độ BHXH một cách nghiêm khắc.

Chưa có các giải pháp tích cực để chống tình trạng chiếm dụng, nợ đọng tiền đóng BHXH. Tình trạng nợ gối đầu, hiện tượng gian dối, khai man, trốn tránh diễn ra khá phổ biến và có xu hướng tăng lên, có những đơn vị nợ

76

phải treo nợ nhiều năm. Mặc dù BHXH thành phố, BHXH các quận, huyện, thị xã đã tăng cường kiểm tra phát hiện vi phạm và đôn đốc thực hiện nhưng hiện tại còn thiếu chế tài và quyền hạn để xử lý, nên chưa hạn chế được các vi phạm, điều này đã có những ảnh hưởng nhất định tới quyền lợi của người lao động.

Công tác thanh kiểm tra không được thường xuyên. Với số lượng cán bộ kiểm tra của cơ quan BHXH thành phố chỉ có 20 người; thanh tra lao động toàn thành phố Hà Nội cũng chỉ có khoảng 30 người, vì vậy, công tác thanh tra kiểm tra còn khiêm tốn, chưa thể triệt để. Điều này khiến doanh nghiệp có tâm lý đối phó, trốn tránh; một số doanh nghiệp lúc đầu chỉ đóng BHXH với số tiền nhỏ, nhưng do không được thực hiện nghiêm túc nên số nợ tăng dần, dẫn đến mất khả năng chi trả.

Công tác khởi kiện đối với những doanh nghiệp nợ đọng gặp nhiều khó khăn, thủ tục hồ sơ phức tạp, quá trình thụ lý và xét xử chậm, hiệu quả thu hồi nợ đọng không cao. Các chế tài pháp luật của mình chưa đủ mạnh để răn đe các doanh nghiệp. Điển hình như có nhiều doanh nghiệp nợ hàng tỷ đồng, khi thanh tra xuống thanh tra và xử phạt doanh nghiệp sẵn sàng nộp phạt. Bởi mức phạt chỉ vài chục triệu đồng, trong khi đó nợ đóng bảo hiểm xã hội hàng tỷ đồng. Rõ ràng vấn đề này là bất cập trong việc thực thi pháp luật lao động ở nước ta hiện nay. Và bất hợp lý còn nằm ở chỗ, doanh nghiệp nợ thuế thì bị xử lý hình sự, còn nợ bảo hiểm xã hội thì chỉ là vấn đề dân sự, chỉ có thể khởi kiện..

Nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng không thể thi hành án vì cơ quan BHXH không thể xác định được số tài khoản cũng như tài sản của doanh nghiệp.

* Sự kết hợp giữa BHXH thành phố với các ngành liên quan còn thiếu đồng bộ

Chưa tổ chức điều tra toàn diện về đơn vị tham gia BHXH khu vực Ngoài Quốc doanh, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể...Cho đến nay số đơn vị, lao động phải tham gia BHXH thuộc các khu vực này trên từng quận, huyện,

77

thị xã, BHXH thành phố cũng như các cơ quan chức năng chưa nắm được cụ thể. Có những doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhưng không có trụ sở giao dịch hoặc thành lập xong sau một thời gian ngắn rồi giải thể, không đăng ký sử dụng lao động.

Cán bộ trực tiếp quản lý thu chưa thường xuyên đến với cơ sở để thu thập, nắm bắt tình hình hoạt động của đơn vị, tình hình biến động về lao động, tiền lương...

Chưa có sự phối kết hợp thường xuyên giữa cơ quan lao động, sở kế hoạch đầu tư thành phố, liên đoàn lao động, Cục Thuế Hà Nội và cơ quan bảo hiểm xã hội. Thực tế là, còn có nơi vì để thu hút đầu tư nên còn nương nhẹ khi xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Kết luận chương 2

Chương 2 của luận văn đã giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của ngành BHXH tại thành phố Hà Nội, chức năng nhiệm vụ, về việc quản lý thu BHXH của ngành trong giai đoạn 2010-2014, đồng thời phân tích đánh giá thực trạng công tác thu BHXH của ngành. Từ việc phân tích các nội dung nêu trên ta sẽ có cái nhìn tổng quan về công tác quản lý thu trong ngành BHXH tại thành phố Hà Nội, qua đó giúp ta nhìn ra được những mặt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân của việc thu trong ngành. Từ đó xác định thực trạng thu của ngành, tìm ra những mặt mạnh để phát huy cũng như những mặt yếu để hạn chế, làm cơ sở để đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản công tác quản lý thu của BHXH thành phố Hà Nội.

78 Chương 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội thành phố hà nội (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)