Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thu BHXH tại thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội thành phố hà nội (Trang 77 - 83)

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010-2014

2.2. Thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại cơ quan BHXH thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2014

2.2.4. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thu BHXH tại thành phố Hà Nội

Trước tình trạng nợ đọng tiền BHXH trên của các doanh nghiệp ngày càng diễn ra phổ biến, BHXH Thành phố đã đẩy mạnh việc truy thu thông qua công tác Thanh tra, Kiểm tra, Khởi kiện. Cụ thể:

- Công tác kiểm tra:

Năm 2010, BHXH Thành phố đã tiến hành kiểm tra tại 106 đơn vị sử dụng lao động; 14 BHXH huyện trong việc thực hiện các nghiệp vụ của ngành;

phối hợp thanh tra liên ngành thanh tra tại 21 đơn vị. Sau kiểm tra, thu hồi về quỹ BHXH số tiền trên 600 triệu đồng.

Năm 2011, BHXH Thành phố đã tiến hành kiểm tra tại 137 đơn vị sử dụng lao động; 16 BHXH huyện trong việc thực hiện các nghiệp vụ của ngành;

phối hợp thanh tra liên ngành thanh tra tại 27 đơn vị. Sau kiểm tra, thu hồi về quỹ BHXH số tiền trên 710 triệu đồng.

Năm 2012, BHXH Thành phố đã tiến hành kiểm tra tại 158 đơn vị sử dụng lao động; 18 BHXH huyện trong việc thực hiện các nghiệp vụ của ngành;

phối hợp thanh tra liên ngành thanh tra tại 31 đơn vị. Sau kiểm tra, thu hồi về quỹ BHXH số tiền trên 800 triệu đồng.

Năm 2013, BHXH Thành phố đã tiến hành kiểm tra tại 276 đơn vị sử dụng lao động; 20 BHXH huyện trong việc thực hiện các nghiệp vụ của ngành;

68

phối hợp thanh tra liên ngành thanh tra tại 51 đơn vị. Sau kiểm tra: yêu cầu đóng BHXH cho 2.363 lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa tham gia, cho 6.530 lao động đóng không đúng mức quy định…

thu hồi về quỹ BHXH số tiền trên 1,7 tỷ đồng;

Năm 2014, BHXH Thành phố tiến hành đẩy mạnh công tác kiểm tra, đã kiểm tra tại 430 đơn vị sử dụng lao động; 29 BHXH huyện trong việc thực hiện các nghiệp vụ của ngành; phối hợp thanh tra liên ngành thanh tra tại 70 đơn vị.

Sau kiểm tra: yêu cầu đóng BHXH cho 4.524 lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa tham gia; cho 8.690 lao động đóng không đúng thời gian quy định… thu hồi về quỹ BHXH số tiền trên 3,63 tỷ đồng.

- Công tác thanh tra:

Năm 2010, Phối hợp với thanh tra Thành phố (Tổ thu nợ) thanh tra tại 14 đơn vị có số tiền nợ BHXH từ 12 tháng trở lên, trong đó đã xử phạt 05 đơn vị với số tiền 120 triệu đồng (do vi phạm khoản 1 Điều 9 NĐ 86/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 qui định xử phạt hành chính trong lĩnh vực BHXH). Phối hợp với thanh tra Bộ lao động thương binh và xã hội, BHXH Việt Nam, Sở lao động thương binh và xã hội thanh tra tại 15 đơn vị với tổng số tiền nợ BHXH 127,8 tỷ đồng. Sau thanh tra, yêu cầu các đơn vị nợ nộp tiền và đã thu hồi được 14,5 tỷ đồng về quỹ BHXH.

Năm 2011, Phối hợp với thanh tra Thành phố (Tổ thu nợ) thanh tra tại 17 đơn vị có số tiền nợ BHXH từ 12 tháng trở lên, trong đó đã xử phạt 05 đơn vị với số tiền 150 triệu đồng (do vi phạm khoản 1 Điều 9 NĐ 86/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 qui định xử phạt hành chính trong lĩnh vực BHXH). Phối hợp với thanh tra Bộ lao động thương binh và xã hội, BHXH Việt Nam, Sở lao động thương binh và xã hội thanh tra tại 33 đơn vị với tổng số tiền nợ BHXH 136,9 tỷ đồng. Sau thanh tra, yêu cầu các đơn vị nợ nộp tiền và đã thu hồi được 15,9 tỷ đồng về quỹ BHXH.

69

Năm 2012, Phối hợp với thanh tra Thành phố (Tổ thu nợ) thanh tra tại 20 đơn vị có số tiền nợ BHXH từ 12 tháng trở lên, trong đó đã xử phạt 05 đơn vị với số tiền 190 triệu đồng (do vi phạm khoản 1 Điều 9 NĐ 86/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 qui định xử phạt hành chính trong lĩnh vực BHXH). Phối hợp với thanh tra Bộ lao động thương binh và xã hội, BHXH Việt Nam, Sở lao động thương binh và xã hội thanh tra tại 33 đơn vị với tổng số tiền nợ BHXH 157,8 tỷ đồng. Sau thanh tra, yêu cầu các đơn vị nợ nộp tiền và đã thu hồi được 18,5 tỷ đồng về quỹ BHXH.

Năm 2013, Phối hợp với thanh tra Thành phố thanh tra tại 43 đơn vị có số tiền nợ BHXH từ 12 tháng trở lên, đã xử phạt 09 đơn vị với số tiền 380 triệu đồng. Phối hợp với thanh tra Bộ lao động thương binh và xã hội, BHXH Việt Nam, Sở lao động thương binh và xã hội thanh tra tại 53 đơn vị với tổng số tiền nợ BHXH 260,7 tỷ đồng. Sau thanh tra, yêu cầu các đơn vị nợ nộp tiền và đã thu hồi được 31,7 tỷ đồng về quỹ BHXH.

Năm 2014, Cơ quan BHXH Hà Nội phối hợp với thanh tra Thành phố thanh tra tại 80 đơn vị có số tiền nợ BHXH từ 12 tháng trở lên, trong đó đã xử phạt 35 đơn vị với số tiền 890 triệu đồng. Phối hợp với thanh tra Bộ lao động thương binh và xã hội, BHXH Việt Nam, Sở lao động thương binh và xã hội thanh tra tại 104 đơn vị với tổng số tiền nợ BHXH 357,8 tỷ đồng. Sau thanh tra, yêu cầu các đơn vị nợ nộp tiền và đã thu hồi được 84,2 tỷ đồng về quỹ BHXH.

- Công tác xử lý vi phạm pháp luật về đóng BHXH

Các đơn vị ngoài việc phải đóng số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải đóng số tiền lãi do chưa đóng, chậm đóng theo tỷ lệ lãi suất của hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện quy định trên thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền

70

gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này mà không cần sự chấp thuận của người sử dụng lao động.

(Điều 138 Luật BHXH và Thông tư liên tịch số 03/TTLT-BLĐTBXH- BTC- NHNN ngày 18/02/2008 của liên Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thủ tục buộc trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng, và tiền lãi phát sinh)

Quy định chi tiết về xử phạt hành chính hành vi phạm pháp luật về đóng BHXH tại Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ; và mới đây nhất Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2013, thay thế Nghị định số 86/2010/NĐ-CP.

Có thể thấy rõ là chế tài và mức xử phạt vi phạm còn quá nhẹ, thậm chí được hiểu và xử lý chưa đầy đủ nên chưa đủ sức răn đe. Nghị định 86/2010/NĐ-CP, quy định mức phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm về bảo hiểm xú hội là 30 triệu đồng. Do mức xử phạt vi phạm hành chính về BHXH thấp và số tiền phạt do đơn vị sử dụng lao động chậm nộp BHXH (lãi chậm nộp) do Nhà nước đưa ra còn qúa thấp, lãi suất chậm nộp thường chỉ bằng 3/4 lãi suất ngân hàng thương mại nên một số đơn vị cố tình để nợ tiền BHXH và để gửi ngân hàng, doanh nghiệp vẫn có lợi hơn. Mới đây, theo nghị định 95/2013, mức xử phạt đã tăng lên cao nhất là 75 triệu đồng để tăng tính răn đe. Ngoài ra tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà cá nhân, tổ chức còn bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn, hoặc không thời hạn. Tuy nhiên, thời gian qua chưa có trường hợp nào bị phạt theo hình thức này.

Mặc dù Nhà nước đã có văn bản liên ngành giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thủ tục buộc trích từ tài khoản tiền gửi của chủ sử dụng doanh nghiệp không cần

71

sự chấp thuận của chủ tài khoản nhưng đến nay chưa địa phương nào thực hiện được, không có tính khả thi.

- Công tác khởi kiện:

Năm 2010, BHXH Thành phố đã thực hiện khởi kiện 45 đơn vị có số nợ BHXH lớn, kéo dài với tổng số tiền nợ tại thời điểm khởi kiện 54,6 tỷ đồng, sau khi tiến hành khởi kiện, xét xử xong đã thu hồi được 8,6 tỷ đồng.

Năm 2011, BHXH Thành phố đã thực hiện khởi kiện 52 đơn vị có số nợ BHXH lớn, kéo dài với tổng số tiền nợ tại thời điểm khởi kiện 74,6 tỷ đồng, sau khi tiến hành khởi kiện, xét xử xong đã thu hồi được 12,6 tỷ đồng.

Năm 2012, Quyết định 1111QĐ/BHXH có quy định về trình tự khởi kiện, thủ tục khởi kiện và các điều khoản liên quan mới được ban hành hướng dẫn cụ thể. Vì vây, BHXH thành phố mới đi vào triển khai công tác khởi kiện, số đơn vị khởi kiện và số tiền thu hồi về quỹ BHXH không nhiều.

Năm 2013, BHXH Thành phố đã thực hiện khởi kiện 85 đơn vị có số nợ BHXH lớn, kéo dài với tổng số tiền nợ tại thời điểm khởi kiện 117,6 tỷ đồng, sau khi tiến hành khởi kiện, xét xử xong đã thu hồi được 28,6 tỷ đồng.

Năm 2014, BHXH Thành phố đã thực hiện khởi kiện 109 đơn vị có số nợ BHXH lớn, kéo dài với tổng số tiền nợ tại thời điểm khởi kiện 121,2 tỷ đồng, sau khi tiến hành khởi kiện, xét xử xong đã thu hồi được 34,3 tỷ đồng. Nâng tổng số đơn vị khởi kiện từ năm 2012 đến nay là 213 đơn vị với tổng số tiền thu hồi được 72,4 tỷ đồng (tổng số tiền nợ của các đơn vị tại thời điểm khởi kiện 360,4 tỷ đồng).

Năm năm qua, công tác khởi kiện vẫn gặp nhiều khó khăn. Cơ quan BHXH thành phố đã khởi kiện rất nhiều DN nợ đọng BHXH kéo dài. Tuy nhiên, kể cả khi bản án có hiệu lực nhưng không thể thi hành vì chủ DN trên địa bàn không còn khả năng trả nợ, thi hành án cũng không thu hồi được tiền.

Để không phải trả tiền bảo hiểm, DN đã tìm đủ mọi cách để trốn tránh cơ

72

quan chức năng. Không ít DN từ khi nộp đơn đến thời điểm tòa án xét xử đều vắng mặt, không tìm thấy giám đốc, nhân viên, không có tài sản, không có tài khoản, DN không còn tồn tại.

Có nhiều vụ kiện nợ đọng BHXH kéo dài 2-3 năm mà không thể thi hành án. Điển hình là vụ BHXH huyện Từ Liêm kiện một số đơn vị thành viên thuộc Công ty Cavico Việt Nam. Theo bản án số 06/2012/LĐST ngày 24-10- 2012, công ty bị khởi kiện là Cavico Việt Nam khai thác mỏ và xây dựng, có địa chỉ tại phòng 507, tòa nhà CT3-2 khu đô thị Mễ Trì Hạ, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm. BHXH huyện Từ Liêm cho rằng, căn cứ theo Điều 134 Luật BHXH thì Công ty cổ phần Cavico Việt Nam khai thác mỏ và xây dựng có mã số đóng BHXH TM10711 còn nợ lại tiền đóng bảo hiểm đối với BHXH huyện Từ Liêm tính đến ngày 30/11/2011, tương đương với thời gian chưa đóng bảo hiểm là 36 tháng. Để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, BHXH huyện Từ Liêm buộc phải khởi kiện, đề nghị đơn vị này đóng bảo hiểm. Sau khi có đơn kiện, mặc dù tòa đã nhiều lần triệu tập nhưng đơn vị này thường xuyên vắng mặt. Theo TAND huyện Từ Liêm, việc BHXH huyện Từ Liêm khởi kiện Công ty Cavico Việt Nam là đúng và nằm trong án “Tranh chấp đòi tiền BHXH giữa cơ quan BHXH đối với người sử dụng lao động. Đây là hành vi coi thường pháp luật, vi phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của người lao động”. Với nhận định trên, TAND huyện Từ Liêm đã xử, buộc Công ty Cavico Việt Nam khai thác mỏ và xây dựng phải trả số tiền nợ bảo hiểm còn thiếu.

Thắng kiện, BHXH huyện Từ Liêm đã có văn bản đề nghị Chi cục Thi hành án huyện Từ Liêm có biện pháp bảo đảm thi hành án. Chờ một thời gian dài, BHXH huyện Từ Liêm nhận được quyết định trả lại đơn thi hành án của Chi cục Thi hành án với lý do: Đơn vị này không còn tiền trong tài khoản.

Khi phát hiện trong tài khoản có 4,6 tỉ đồng, cơ quan thi hành án đến “siết nợ”

nhưng tài khoản đã bị ngân hàng phong tỏa bởi DN còn nợ ngân hàng hơn 100 tỉ.

73

Bên cạnh đó, nhiều cấp tòa án và đơn vị thi hành án không mặn mà hoặc tìm cách trì hoãn, thậm chí né tránh những vụ kiện để bảo vệ người lao động. Điển hình như việc BHXH thành phố Hà Nội đã có đơn khởi kiện đối với Công ty Lisohaka tại huyện Thạch Thất khi đơn vị này nợ 2,6 tỷ đồng (tính đến hết tháng 8-2014). Tuy nhiên, đơn kiện được gửi đi từ tháng 8-2012 nhưng đến nay TAND huyện Thạch Thất vẫn chưa đưa ra xét xử.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội thành phố hà nội (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)