Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010-2014
2.1. Giới thiệu chung về cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội
2.1.1. Sự hình thành và phát triển
Các giai đoạn phát triển của BHXH thành phố Hà Nội có thể được chia thành 4 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1990 - 1994
Sau khi dự thảo Điều lệ BHXH ra đời, Hà Nội là một trong 5 tỉnh được Nhà nước chọn tổ chức thực hiện thí điểm bản dự thảo Điều lệ BHXH đối với lao động thuộc khu vực ngoài quốc doanh (NQD). Theo Quyết định số 79/QĐ - UB ngày 09/01/1990 của UBND thành phố Hà Nội. Công ty BHXH ngoài quốc doanh được thành lập.
Ngày 31/10/1992 qua hai năm thực hiện thí điểm, BHXH Hà Nội thành lập theo Quyết định số 2654/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội trên cơ sở sáp nhập Công ty BHXH ngoài quốc doanh và bộ phận quản lý sự nghiệp BHXH thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. BHXH Hà Nội vẫn trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trong giai đoạn này tổ chức chi trả trợ cấp BHXH do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý đối tượng và Bộ tài chính cấp kinh phí chi trả
34
các chế độ BHXH thường xuyên hàng tháng, dài hạn (hưu trí, tử tuất, mất sức lao động); quản lý và tổ chức thu do Sở Tài chính và Cục thuế Hà Nội thực hiện.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý thu và chi trả các chế độ ngắn hạn (ốm đau, thai sản, dưỡng sức, TNLĐ - BNN). Tổ chức thí điểm cấp sổ BHXH đối với lao động làm việc trong các Công ty liên doanh với nước ngoài.
- Giai đoạn 1995 - 2002
Trước nhu cầu phát triển của xã hội, chính sách bảo hiểm xã hội đòi hỏi phải được đổi mới cho phù hợp, mặt khác việc quản lý BHXH trong thời gian qua không tâp trung đã có những ảnh hưởng lớn tới quyền lợi của người lao động. Chính vì vậy, Nghị định số 12/NĐ - CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ ra đời ban hành kèm theo Điều lệ BHXH để thống nhất phương thức và tổ chức quản lý BHXH.
Ngày 16/02/1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/NĐ - CP thành lập BHXH Việt Nam với cơ cấu ba cấp: cấp Trung ương (BHXH Việt Nam); cấp tỉnh, thành phố (BHXH tỉnh, thành phố) và quận, huyện, thị xã (BHXH quận, huyện, thị xã).
Ngày 15/06/1995 Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đã ký Quyết định số 15/QĐ- BHXH về việc thành lập BHXH thành phố Hà Nội và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/07/1995. BHXH thành phố Hà Nội có nhiệm vụ tiếp nhận phần sự nghiệp bảo hiểm xã hội từ Liên đoàn Lao động và nhiệm vụ BHXH từ ngành tài chính, thuế chuyển sang. Tổ chức thực hiện BHXH theo quy định của Bộ Luật Lao động trên cơ sở Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/NĐ- CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ.
- Giai đoạn từ năm 2003 đến tháng 07 năm 2008.
Căn cứ vào yêu cầu thực tế ngày 24/01/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 20/QĐ-TTg về việc chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam. Ngày 06/12/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 100/NĐ - CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam.
35
Kể từ ngày 01/01/2003 BHXH thành phố Hà Nội đã tiếp nhận toàn bộ chức năng nhiệm vụ, bộ máy tổ chức của BHYT Hà Nội và BHYT các ngành Giao thông vận tải, Dầu khí, ngành Than chuyển sang. Mọi hoạt động về BHXH đã hoàn toàn tập trung thống nhất vào một đầu mối là BHXH thành phố Hà Nội với nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện toàn diện chính sách BHXH, BHYT bắt buộc, tự nguyện trên địa bàn thủ đô.
- Giai đoạn từ tháng 08 năm 2008 đến nay
Thực hiện Nghị Quyết số 15 của Quốc Hội khoá XII về mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội, sáp nhập tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc, 4 xã thuộc huyện Lương Sơn - tỉnh Hoà Bình vào thành phố Hà Nội. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội mới kể từ ngày 01/08/2008 có 10 phòng ban chức năng và 29 BHXH quận, huyện, thị xã trực thuộc.
* Về điều kiện tự nhiên - điều kiện kinh tế - Điều kiện tự nhiên:
Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu cả nước về diện tích tự nhiên và đứng thứ hai về diện tích đô thị sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội cũng đứng thứ hai về dân số với 6,87 triệu người. Nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội mở rộng địa giới hành chính thủ đô, từ tháng 8 năm 2008, Hà Nội có diện tích 3.345 km², gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện. Cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế của cả nước. Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.979 người/km².
Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó ở một số huyện như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ dưới 1.000 người/km².
- Điều kiện kinh tế:
Điều kiện kinh tế - xã hội cũng là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến công tác quản lý thu BHXH. Theo tháp nhu cầu của Maslow,
36
nhu cầu được bảo hiểm của con người chỉ được nghĩ đến khi những nhu cầu cần thiết về ăn, mặc, ở đã được đảm bảo. Vì vậy, chỉ khi nào kinh tế xã hội phát triển, đời sống vật chất của mọi người dân trong xã hội được cải thiện thì chính sách BHXH mới phát huy được vai trò to lớn của mình.
Là trung tâm chính trị, kinh tế, hành chính, văn hoá và khoa học công nghệ của cả nước, Hà Nội có mức tăng trưởng kinh tế hàng năm khá cao, năm 2011 tổng GDP đạt 80.952 tỷ đồng; năm 2012 đạt 87.500 tỷ đồng và năm 2013 tăng 8,25% so với năm 2012. [Tài liệu tham khảo: Cục Thống kê Hà Nội]. Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 đạt 41,8 triệu đồng/năm, và đến năm 2013 đã là 52,3 triệu đồng/người/năm. Hà Nội là một trong những địa phương nhận đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, là địa điểm của hơn 1.600 văn phòng đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp của Hà Nội đã và đang từng bước được sắp xếp lại theo hướng chất lượng, hiệu quả, tăng tính cạnh tranh, tạo việc làm ổn định với thu nhập khá cho người lao động. Năm 2013, ước có 14.950 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tăng 12% so với năm trước. Doanh nghiệp ngừng hoạt động có xu hướng giảm. [Tài liệu tham khảo:Cục thống kê Hà Nội].
Khi kinh tế phát triển, số lượng NLĐ có việc làm sẽ tăng lên do có sự mở rộng về quy mô sản xuất xã hội. Từ đó làm cho đối tượng thuộc diện tham gia BHXH không ngừng được tăng lên, tạo nguồn thu cho quỹ BHXH. Kinh tế phát triển, NLĐ và người SDLĐ sẽ không tìm cách né tránh chính sách xã hội thiết thực này.
- Về lực lượng lao động - trình độ dân trí + Về lực lượng lao động:
Theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, lực lượng lao động Hà Nội có quy mô lớn và cơ cấu trẻ, số lao động dưới 35 tuổi chiếm 45%, trình độ chuyên môn của lao động cao nhất cả nước, với 55,11% lực
37
lượng lao động đã tốt nghiệp trung học phổ thông, 46,5% lao động qua đào tạo. Chất lượng lao động giữa hai khu vực có sự chênh lệch, khu vực thành thị tập trung tới 68,2% lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Cầu lao động tăng mạnh ở các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm mạnh ở ngành nông nghiệp. Dịch vụ là ngành có quy mô cầu cao nhất với mức tăng 7,6%/năm, ngành công nghiệp tăng 9,5%/năm. Lao động trong ngành nông nghiệp xu hướng giảm mạnh, điều này là phù hợp với xu thế đô thị hoá và công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Hà Nội.
Việc nghiên cứu sự biến động về lao động tại thành phố Hà Nội có ảnh hưởng nhất định tới công tác hoạch định chiến lược phát triển BHXH đặc biệt là chiến lược phát triển đối tượng tham gia BHXH trong các năm tới. Số người bước vào độ tuổi lao động hàng năm khoảng 85.000 người, số lao động dôi dư mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp khoảng 30.000 người/năm; số người cần tìm việc hàng năm khoảng 120.000 người.
Do tốc độ tăng cầu lao động thấp hơn so với tốc độ tăng cung lao động nên tỷ lệ thất nghiệp hàng năm ở Hà Nội vẫn ở mức cao khoảng 5%.
Sự phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi số lượng và cơ cấu lao động thay đổi, điều đó đã có tác động không nhỏ tới hoạt động BHXH, là cơ sở để Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tăng nguồn thu BHXH.
+ Về trình độ dân trí:
Có thể nói, Hà Nội là một địa phương có trình độ dân trí cao, văn hóa xã hội phát triển, khả năng có thể tiếp cận với thông tin, khoa học - kỹ thuật của người dân dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi cho các chính sách xã hội phát triển, đi sâu vào đời sống người dân hơn so với một địa phương có trình độ dân trí kém phát triển.
Đối với chính sách BHXH, trong điều kiện trình độ nhận thức của người dân tiến bộ thì việc đưa chính sách vào thực tiễn cuộc sống cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Người dân nhanh chóng nắm bắt được ý nghĩa to
38
lớn của chính sách, chế độ BHXH thông qua công tác thông tin tuyên truyền của tổ chức BHXH. Khi nhận thức của đại bộ phận người dân, đặc biệt là NLĐ và người SDLĐ được nâng lên rõ rệt sẽ tác động tích cực đến công tác quản lý thu BHXH, giảm bớt tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH đã và đang gây khó khăn cho công tác quản lý thu BHXH.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH thành phố Hà Nội
Ngày 21/10/2008 Tổng giám đốc BHXH Việt Nam đã ban hành Quyết định số 4857/QĐ - BHXH quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức BHXH ở các địa phương, theo đó chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH thành phố Hà Nội như sau:
a. Chức năng của BHXH thành phố Hà Nội
- Thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHYT và quản lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- BHXH thành phố Hà Nội chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội.
- BHXH thành phố Hà Nội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng, có trụ sở đặt tại Thành phố Hà Nội.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH thành phố Hà Nội
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm trình Tổng giám đốc phê duyệt và thực hiện.
- Tổ chức xét duyệt hồ sơ, giải quyết các chính sách, chế độ BHXH, cấp các loại sổ, thẻ BHXH.
- Tổ chức thực hiện Thu các khoản đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện.
- Tổ chức quản lý và phát triển đối tượng tham gia BHXH.
- Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ các đối tượng hưởng BHXH.
- Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở khám chữa bệnh (KCB).
- Tổ chức thực hiện công tác giám định chi KCB tại các cơ sở KCB.
39
- Tổ chức thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng đúng quy định.
- Thực hiện quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí; chế độ kế toán, thống kê theo quy định của Nhà nước, của BHXH Việt Nam và hướng dẫn BHXH quận, huyện thực hiện.
- Kiểm tra việc thực hiện các chế độ thu, chi BHXH đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Kiến nghị với cơ quan pháp luật, cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sử dụng lao động hoặc cơ sở KCB để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về các chế độ BHXH.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân theo thẩm quyền.
- Tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ BHXH trên địa bàn.
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chính sách, chế độ BHXH.
- Tổ chức ứng dụng khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan BHXH thành phố Hà Nội.
- Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc BHXH thành phố theo phân cấp của BHXH Việt Nam.
- Thực hiện chế độ báo cáo với BHXH Việt Nam và Uỷ ban nhân dân thành phố theo quy định.
c. Cơ cấu tổ chức của BHXH thành phố Hà Nội
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội được tổ chức theo mô hình: Văn phòng BHXH gồm 10 phòng nghiệp vụ và 29 BHXH quận, huyện, thị xã. Số lượng công chức, viên chức hiện tại của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội là 1.150 người, trong đó trình độ đại học và trên đại học chiếm 92%, trình độ trung cấp 8%.
40
Ghi chú: chỉ đạo chung
hướng dẫn về nghiệp vụ
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của BHXH thành phố Hà Nội