Tổng quan công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của ctcp xây lắp và bảo trì cơ điện pidi (Trang 47 - 53)

Chương 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH

1.3. Tổng quan công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đấu thầu là một phương thức mua bán thông dụng và có hiệu quả cao. Đấu thầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Việt

Nam không chỉ về kinh tế mà còn về chính trị-xã hội. Vì vậy có thể nói, đề tài liên quan tới năng lực đấu thầu đã được khá nhiều người quan tâm và nghiên cứu. Mỗi đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng và giải pháp để nâng cao năng lực đấu thầu của các công ty thuộc các ngành khác nhau: xây dựng dân dụng, xây dựng công trình giao thông, xây lắp viễn thông,...

Luận văn xin đưa ra một số nội dung cơ bản, kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu có liên quan tới năng lực đấu thầu đã hoàn thành như sau:

1. Trần Minh Tuấn (2001), Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh, đề tài: “Những giải pháp chủ yếu nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1”:

- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về đấu thầu, cạnh tranh trong đấu thầu, các nhân tố ảnh hưởng tới cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng các công trình giao thông.

- Phân tích thực trạng cạnh tranh trong đẩu thầu, các nhân tố ảnh hưởng tới cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng công trình giao thông của công ty. Phân tích thị trường xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam những năm tới.

- Đưa ra các giải pháp: Xây dựng phương án lựa chọn mức giá vào thầu hợp lý; Hoàn thiện kỹ năng trong việc phân tích giá cạnh tranh; Hoàn thiện mô hình tổ chức của các Ban quản lý điều hành dự án; Tăng năng lực thiết bị thi công bằng cách đầu tư thiết bị đặc chủng hiện đại; Thiết lập liên doanh sản xuất vật liệu xây dựng khu vực miền Trung nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh tại địa bàn; Kiến nghị với nhà nước: cần có khung pháp lý về việc định “giá tối thiểu hợp lý nhất”

của từng gói thầu; Thời điểm xác định mức giá tối thiểu hợp lý là ngay sau khi đánh giá xong những giải pháp kỹ thuật của các nhà thầu; Nhà nước sớm thành lập và phát huy hiệu quả Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam; cần có những ưu đãi cho các nhà thầu trong nước.

2. Lâm Hữu An (2007), Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh công nghiệp, đề tài “Nâng cao năng lực dự thầu xây lắp của công ty CP XD công trình văn hóa”.

- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về dự thầu xây lắp, các yếu tố bên trong doanh

nghiệp cấu thành năng lực dự thầu và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới năng lực dự thầu của doanh nghiệp.

- Phân tích thực trạng các dự án theo dạng chỉ định thầu, đẩu thầu của doanh nghiệp, phân tích năng lực dự thầu, đánh giá ưu nhược điểm của nó.

- Dựa trên hướng phát triển, cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, tác giả đưa ra một số biện pháp nâng cao năng lực dự thầu xây lắp của công ty CP XD công trình văn hóa: Bố trí lại, tăng cường đào tạo nâng cao năng lực cán bộ đấu thầu; hoàn thiện công tác lập hồ sơ dự thầu đặc biệt là chọn giá dự thầu; nâng cao năng lực tài chính, máy móc thiết bị, phát triển mạng lưới nhà cung cấp; thành lập bộ phận Marketing, tăng cường thu thập thông tin phục vụ cho việc dự thầu; và một số biện pháp hỗ trợ khác.

3. Trương Thanh Hoài (2007), Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh công nghiệp, đề tài “Hoàn thiện hoạt động dự thầu xây lắp ở công ty CP lắp máy”:

- Hệ thống các vấn đề chung về đấu thầu, mối quan hệ giữa các bên trong đấu thầu, nhân tố ảnh hưởng đến năng lực dự thầu.

- Phân tích thực trạng về dự thầu xây lắp ở công ty CP lắp máy, đánh giá hoạt động dự thầu thông qua các yếu tố bên trong doanh nghiệp cấu thành năng lực dự thầu và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực dự thầu. Từ đó rút ra ưu nhược điểm của hoạt động dự thầu tại công ty.

- Tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động dự thầu xây lắp ở công ty CP lắp máy: Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ làm thầu; Thiết lập bộ phận tìm kiếm xử lý thông tin đấu thầu; Tích cực tham gia dự thầu ở nước ngoài;

phát triển năng lực dự thầu và thực hiện các hoạt động sau khi thắng thầu; Đồi mới phương pháp quản lý kinh tế; Liên danh với các nhà thầu trong nước và quốc tế;

Một số giải pháp hỗ trợ khác; Một số kiến nghị với Nhà nước: hoàn thiện văn bản hướng dẫn luật đấu thầu; tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát các hoạt động đấu thầu để dần minh bạch hóa các hoạt động đấu thầu ở Việt Nam, đổi mới cơ chế quản lý tại cơ quan Nhà nước.

4. Đỗ Minh Dương (2007), Luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế đầu tư

“Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng công trình văn hóa của Công ty Tu bổ di tích và thiết bị văn hóa Trung ương thuộc Bộ văn hóa thông tin”

- Hệ thống hóa lý luận về đấu thầu, cạnh tranh trong đấu thầu, các tiêu thức đánh giá khả năng cạnh tranh trong đấu thầu, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh.

- Nêu lên thực trạng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng các công trình văn hóa, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh, qua đó rút ra nhận xét về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty.

- Chỉ ra hướng phát triển của Công ty trong những năm tới, qua đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty: Nâng cao đội ngũ cán bộ đấu thầu; Nâng cao khả năng tài chính, huy động vốn; Đầu tư hiện đại hóa máy móc, thiết bị thi công; Nâng cao hiệu quả của hoạt động marketing; Tăng cường liên danh, liên kết; Hoàn thiện bộ mảy quản lý; áp dụng phương pháp quản lý tiên tiến; Nâng cao chất lượng của hồ sơ dự thầu.

5. Nguyễn Chí Thành (2003), Luận án tiến sỹ chuyên ngành kinh tế công nghiệp, đề tài “Một số giải pháp nâng cao cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu của các Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông (Qua thực tiễn của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4”

- Hệ thống hóa lý luận, khái niệm về đấu thầu, cạnh tranh trong đấu thầu, phương thức cạnh tranh, các tiêu thức cơ bản thể hiện và đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng công trình giao thông.

- Đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty.

- Dự báo thị trường đấu thầu các công trình giao thông trong tương lai.

- Đưa ra các giải pháp: Nghiên cứu cơ hội, xây dựng kế hoạch dự thầu; Hoàn thiện kỹ năng xây dựng hồ sơ dự thầu, đặc biệt phương án chọn giá dự thầu; Mở rộng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; chuyển mô hình tổ chức quản lý điều hành

dự án theo chức năng chuyên môn thành mô hình tổ chức điều hành hỗn hợp; Đổi mới chiến lược và hình thức đầu tư để hiện đại hóa thiết bị, máy móc thi công; Một số kiến nghị với Nhà nước: hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư, hoàn thiện quy chế đấu thầu, hỗ trợ với nhà thầu trong nước; xóa bỏ dần chế độ chủ quản, cấp hành chính chủ quản đối với Tổng công ty xây dựng công trình giao thông.

6. Trần Văn Hùng (2007), Luận án tiến sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh, đề tài: “Nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông ở Việt Nam”

- Hệ thống hóa các khái niệm cơ bản về đấu thầu, quy định đấu thầu, chất lượng đấu thầu, nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông.

- Kinh nghiệm rút ra từ kinh nghiệm đấu thầu của một số nước (Anh, Đức, Malaysia, Trung Quốc), các tổ chức quốc tế (Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản).

- Phân tích thực trạng, phân tích chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình giao thông từ năm 1990 đến năm 2006.

- Giải pháp: Chủ động lựa chọn hình thức đấu thầu rộng rãi đối với các Bộ, tỉnh; thành lập hoặc thuê “tổ chuyên gia xét thầu chuyên nghiệp” khi xét thầu;

chống khép kín trong đấu thầu; Tổ chức đào tạo, cập nhật thưởng xuyên những kiến thức về xây dựng cơ bản và đấu thầu; tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động đấu thầu; đẩy mạnh công khai hóa các hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu; xã hội hóa xây dựng giao thông, gia tăng đầu tư và tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu của người dân, các thành phần kinh tế và quốc tế; Phát huy và thực hiện đầy đủ quyền khiếu nại, tố cáo của nhà thầu; Hoàn thiện các văn bản dưới Luật hướng dẫn thực hiện Luật đấu thầu.

Kết luận chương 1

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu tham khảo và tổng kết thực tiễn, Luận văn đã hệ thống và khái quát hóa các nội dung cơ bản như: đấu thầu, các vấn đề cơ bản liên quan đến đấu thầu, cạnh tranh, năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng,

các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá đến năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp,...

Những nội dung nói trên là tiền đề dùng để tiến hành phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của CTCP Xây lắp & Bảo trì Cơ điện PIDI trong chương 2 và là cơ sở để đề xuất giải pháp trong chương 3.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của ctcp xây lắp và bảo trì cơ điện pidi (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)