Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CTCP XÂY LẮP & BẢO TRÌ CƠ ĐIỆN PIDI
3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của
3.2.3. Tăng cường quản lý chất lượng trong toàn Công ty
Chúng ta biết rằng chất lượng là nhân tố quan trọng quyết định sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, nó tạo uy tín, danh tiếng, cơ sở cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Ngày nay hiệu quả của việc áp dụng các quy trình quản trị chất lượng được cả thế giới thừa nhận.
Trong xu thế đó, việc xây dựng, áp dụng một hệ thống quản trị chất lượng và được chứng nhận phù hợp theo tiêu chuẩn đã và đang được coi là một trong những biện pháp giúp các doanh nghiệp Việt nam có thể hội nhập dễ dàng hơn vào thị trường thế giới. Đây là một việc làm cần thiết và cấp bách đối với doanh nghiệp trên toàn thế giới nói chung, doanh nghiệp Việt Nam nói riêng vì ba mục đích sau:
- Làm nền tảng để cải tiến, giảm chi phí, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của doanh nghiệp;
- Được chứng nhận là bằng chứng để quảng cáo, quảng bá nâng cao uy tín và lòng tin của khách hàng;
- Được chứng nhận là bằng chứng không thế thiếu để vượt qua các hàng rào kỹ thuật trong nước và quốc tế (nếu có).
Vì vậy, việc áp dụng quản trị chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp là việc cần thiết và rất phổ biến, nhất là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như kỹ thuật, xây dựng đòi hỏi độ chính xác và chất lượng cao. Trong các hệ thống quản trị chất lượng hiện đang được áp dụng thì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 là phù hợp hơn cả đối với các hoạt động của CTCP Xây lắp & Bảo trì Cơ điện PIDI . Đây là mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất và lắp đặt.
Khi công ty thực hiện ISO 9001: 2000, sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được những mục tiêu chất lượng sau:
- Thực hiện và giữ vững chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ được cung cấp, phải liên tục thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng (thỏa mãn khách hàng).
- Cung cấp sự tin cậy đối với sự quản trị của nó là thực hiện và giữ vững chất lượng đã định (đảm bảo chất lượng nội bộ).
- Chứng minh sự tin cậy đối với người tiêu dùng rằng chất lượng đã định được và sẽ được thực hiện trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ (đảm bảo chất lượng bên ngoài).
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng khi áp dụng chính sách ISO thì cần chú trọng đến các quy trình như quy trình đấu thầu, quy trình đánh giá nhà cung cấp, quy trình giám sát thi công. Đây là khâu quan trọng quyết định đến khả năng thắng thầu và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo xu thế chung, trong thời gian gần đây phần lớn các chủ đầu tư khi phát hành thư mời thầu, trong phần xem xét năng lực, kinh nghiệm đều có tiêu chí yêu cầu doanh nghiệp phải có chứng nhận về quản trị chất lượng, và nó chiếm tỷ lệ từ 20% - 25% trong tổng số điểm kỹ thuật khi xét thầu. Vì vậy, công ty cần phải sớm tổ chức triển khai xây dựng, đăng ký chứng nhận và áp dụng việc quản trị chất lượng trong sản xuất kinh doanh.
Việc xây dựng Hệ thống quản trị chất lượng tại doanh nghiệp có thể được tiến hành theo các bước theo sơ đồ 3.2 như sau:
TT Công việc cần thực hiện Tiến độ thực hiện (tháng)
1 2 3 4 5 6 7 8
1 Giai đoạn chuẩn bị
1.1 Lập Ban chỉ đạo dự án ISO 1.2 Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo về CL 1.3 Đánh giá, khảo sát thực trạng
HTQLCL
1.4 Lập kế hoạch thực hiện
1.5 Đào tạo nhận thức chung ISO 2 Xây dựng văn bản hệ thống CL 2.1 Đào tạo xây dựng văn bản theo ISO 2.2 Lập kế hoạch xây dựng văn bản
2.2 Hướng dẫn xây dựng hệ thống văn bản 3 Triển khai áp dụng
3.1 Phổ biến tài liệu 3.2 Triển khai áp dụng
3.3 Xem xét và cải tiến hệ thống CL 4 Đánh giá chất lượng nội bộ
4.1 Đào tạo đánh giá chất lượng nội bộ 4.2 Đánh giá chất lượng nội bộ
4.3 Khắc phục sau đánh giá 4.4 Họp xem xét của lãnh đạo 5 Giai đoạn chứng nhận
5.1 Liên hệ cơ quan chứng nhận 5.2 Đánh giá trước chứng nhận 5.3 Chuẩn bị đánh giá chứng nhận 5.4 Đánh giá chứng nhận
5.5 Khắc phục sau đánh giá
Hình 3.1: Trình tự các bước thực hiện ISO
* Trong quá trình thực hiện thường gặp một số trở ngại thường cần phải lưu ý là:
Thứ nhất, lãnh đạo cao nhất chưa xác định rõ ràng mục đích cuối cùng của việc áp dụng ISO mà chỉ mong muốn có giấy chứng nhận sớm mà chưa quan tâm nhiều đến ý nghĩa mục đích và những lợi ích lâu dài mà một hệ thống ISO 9001 thực sự hiệu quả sẽ mang lại.
Thứ hai, Ban chỉ đạo ISO 9001 hoạt động kém hiệu quả bởi các lý do như - Ban chỉ đạo chỉ mang tính hình thức;
- Lãnh đạo thiếu quan tâm;
- Cán bộ quản lý trung gian không coi trọng;
Thứ ba, việc phổ biến áp dụng sai phương pháp như - Văn bản được xây dựng không phù hợp với tổ chức;
- Phổ biến văn bản áp dụng không được quan tâm đúng mức,..
Thứ tư, quan niệm về hệ thống quản trị chất lượng chỉ là để quản lý vấn đề chất lượng:
- Nhiều người xem ISO 9001 chỉ là công việc của những người làm công tác chất lượng
Thứ năm, sai lầm trong việc lựa chọn đơn vị tư vấn
- Do sự cạnh tranh gay gắt về giá cả giữa các nhà tư vấn nên dẫn đến chất lượng dịch vụ của đơn vị tư vấn kém.
Ngoài ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của một tổ chức thì sự thay đổi trong cách quản lý một tổ chức, hoạt động tác nghiệp thường lệ của nó, cách thức tổ chức, những thủ tục quản trị và cơ cấu công việc sẽ mất thời gian và phải nỗ lực để mà thực hiện cho được. Có nhiều khó khăn và vô số kiểu mẩu trong lúc bắt đầu thực hiện ISO 9001, đặc biệt với các công ty không có thói quen dùng rộng rãi tài liệu chứng minh, huấn luyện đánh giá và lưu trữ. Từ kinh nghiệm thực tế trong việc thực hiện hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001, các công ty sau khi thực hiện thành công đã đưa ra kết luận là để thực hiện thành công hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001 thì phải :
- Có sự cam đoan của lãnh đạo cấp cao.
- Có hành động và hỗ trợ của ban lãnh đạo.
- Những tổ, nhóm thực hiện được huấn luyện một cách đúng đắn.
- Đánh giá nội bộ hiệu quả, hành động sửa chữa, điều chỉnh và cải tiến quá trình.
- Sự tổ chức, nhóm làm việc và thực hiện một cách có hệ thống theo những phương pháp đã được chứng minh cho việc hòan thành mục tiêu của dự án.