Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của ctcp xây lắp và bảo trì cơ điện pidi (Trang 104 - 109)

Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CTCP XÂY LẮP & BẢO TRÌ CƠ ĐIỆN PIDI

3.3. Một số kiến nghị

Qua nghiên cứu các cơ sở lý luận và phân tích thực trạng hoạt động dự thầu xây dựng ở CTCP Xây lắp & Bảo trì Cơ điện PIDI chúng ta có thể nhận thấy có những vướng mắc mà doanh nghiệp không thể tự giải quyết được nếu không có sự can thiệp của Nhà nước. Dưới đây là một số kiến nghị với nhà nước để giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các hoạt động dự thầu. Trước tiên CTCP Xây lắp & Bảo trì Cơ điện PIDI cũng như tất cả các doanh nghiệp xây dựng khác rất cần nhà nước tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh để phát huy ưu thế của mình. Muốn vậy, nhà nước cần hoàn hiện các chính sách về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, về đấu thầu.

- Hoàn thiện các văn bản, chính sách quy định về đấu thầu

Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, các văn bản quy định về đấu thầu đã được xây dựng hoàn thiện ở mức độ pháp lý cao nhất, đó là Luật đấu thầu, luật này đã được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2014. Trong Luật đấu thầu có nhiều chương, nhiều điều ghi Chính phủ quy định chi tiết thi hành.

Tuy nhiên, dù có hiệu lực thi hành một thời gian nhưng hiện nay vẫn chưa có đầy đủ Nghị định hoặc văn bản nào quy định chi tiết thi hành nên các nhà thầu cũng như

các cơ quan quản lý gặp phải một số khó khăn khi thực hiện. Chẳng hạn điều 11 Luật đấu thầu nói về việc đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu có ghi Chính phủ quy định chi tiết về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu hay Điều 14 ghi Chính phủ quy định chi tiết về ưu đãi trong đấu thầu quốc tế, hoặc điều 29, 30,.. cũng vậy. Theo quy định thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày Luật này có hiệu lực thì những nghị định này cũng phải được ban hành hướng dẫn cụ thể thi hành nhưng cho đến nay đã quá thời hạn nhưng vẫn chưa thấy.

- Hoàn chính các chính sách về quản lý đầu tư xây dựng

Hiện nay, mặc dù có rất nhiều văn bản pháp lý quy định về quản lý trong lĩnh vực xây dựng Luật xây dựng và Nghị định 16/CP hướng dẫn về quản lý xây dựng công trình, Nghị định 17/CP về quản lý và sử dụng vốn,.. nhưng công tác quản lý trong lĩnh vực xây dựng vẫn còn nhiều bất cập, sự chồng chéo về quản lý, việc quy định trách nhiệm không rõ ràng, công tác kiểm tra, giám sát lỏng lẻo, không thực hiện đến nơi đến chốn, nếu phát hiện thì xử lý không kiên quyết và triệt để nên để xảy ra các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động đấu thầu đối với các dự án thuộc sự quản lý của nhà nước, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những nhà thầu làm ăn chân chính. Điển hình là vụ tiêu cực tại Ban quản lý các dự án PMU 18 gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước vừa qua.

Do cơ sở pháp lý chưa đủ chặt đối với các hoạt động của PMU là “lỗ hổng pháp luật”. Xuất phát từ chỗ thiếu quy chế mẫu khiến công tác tổ chức không nhất quán, dẫn đến hàng loạt vấn đề khác. Rõ nhất là sự quy định tùy tiện và trao quyền tràn lan cho PMU. Trong khi đó, lại thiếu những chế tài hữu hiệu và quy định trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của PMU từ phía cơ quan chủ quản. Sự tùy tiện này cũng thể hiện ngay trong nội dung quyết định thành lập các PMU của Bộ GTVT. Các văn bản đều do Bộ trưởng GTVT ký cho các PMU giống nhau, nhưng với PMU 1 “là tổ chức kinh tế, thay mặt bộ làm chủ đầu tư” một số dự án; với PMU 18 “là tổ chức sự nghiệp kinh tế, thay mặt chủ đầu tư quản lý quá trình đầu tư và xây dựng các công trình giao thông do Bộ giao”; với PMU Thăng Long là “cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản các dự án GTVT được Bộ ủy quyền”

và với PMU đường Hồ Chí Minh là “tổ chức sự nghiệp có thu, thực hiện các chức

năng, nhiệm vụ của chủ đầu tư về quản lý thực hiện dự án theo sự phân công của Bộ trưởng”. Thiếu quy chế mẫu, giấy “khai sinh” định danh tùy tiện và quản lý nhà nước đối với hoạt động của các PMU cũng ở tình trạng tương tự.

Trong khi bản thân tổ chức của PMU “danh không chính” nên không lọt vào khung điều tiết của một luật nào, thì hoạt động của PMU chịu sự chi phối của hàng chục văn bản pháp luật.

Qua nghiên cứu các tài liệu về quản lý dự án hiện nay, chúng tôi tổng hợp được một số ý kiến về giải pháp tương đối thống nhất như sau: Về quản lý nhà nước, tăng cường phân cấp và đồng thời tăng cường trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, nhất là của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Chống khép kín bằng cách sớm tách chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của các bộ và UBND tỉnh, thành phố. “Nói” phải đi đôi với “làm”: tiếp tục hoàn chỉnh các văn bản pháp quy về quản lý nhà nước về PMU và dự án, chống tiêu cực đồng thời đẩy mạnh công tác quy hoạch, cải cách thủ tục hành chính, điều chỉnh định mức kinh tế-kỹ thuật phù hợp, giải phóng mặt bằng đúng tiến độ, xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản góp phần giảm bớt khó khăn đối với các hoạt động của PMU, nhà thầu và việc thực hiện các dự án hiện nay.

Kết luận chương 3

Chương 3 đã đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của CTCP Xây lắp & Bảo trì Cơ điện PIDI, trong đó đặc biệt chú trọng đến các giải pháp như nghiên cứu và xác định nhu cầu đấu thầu, xây dựng kế hoạch đấu thầu, hoàn thiện kỹ năng xây dựng hồ sơ đấu thầu, phương án chọn giá dự thầu. Chương 3 cũng đi sâu vào các giải pháp nâng cao năng lực tài chính, năng lực về máy móc thi công, đây cũng là những vấn đề rất quan trọng hiện tại cũng như trong tương lai của Công ty. Đồng thời chương này cũng đưa ra một số kiến nghị một số vấn đề về sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp lý có liên quan trong lĩnh vực xây dựng và đấu thầu để sự cạnh tranh trong môi trường xây dựng được lành mạnh hơn nhằm mang lại hiệu quả nhiều hơn cho cả doanh nghiệp lẫn chủ đầu tư.

KẾT LUẬN

Đấu thầu ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động của nền kinh tế, từ mua sắm hàng hóa, tuyển chọn tư vấn, đến lựa chọn đối tác thực hiện dự án và đặc biệt là trong lĩnh vực xây lắp. Đất nước ta đang phát triển từng ngày, từng giờ, các hoạt động xây dựng đang phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi nơi và sẽ mở ra quy mô ngày càng lớn trong những năm sắp tới.

Cạnh tranh để thắng thầu trong xây dựng hiện đang là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Vì vậy, công tác nghiên cứu, phân tích, đánh giá để rút ra bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng là một công việc hết sức cần thiết.

Luận văn đã đạt được một số kết quả sau:

1. Luận văn tập trung hệ thống hoá cơ sở lý luận về các vấn đề về cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng. Luận văn đã làm rõ các khái niệm về đấu thầu, đấu thầu xây dựng; về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng;

2. Đưa ra hệ thống các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng.

3. Đã phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng và năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của CTCP Xây lắp & Bảo trì Cơ điện PIDI. Từ đó chỉ ra những ưu điểm và những vấn đề tồn tại cần khắc phục. Trên cơ sở đó luận văn đã đề xuất một số giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của CTCP Xây lắp & Bảo trì Cơ điện PIDI. Các giải pháp này phù hợp với tình hình thực tiễn của doanh nghiệp và có tính khả thi cao.

4. Đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan chức năng về việc cần bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp lý và nâng cao vai trò quản lý của nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu xây dựng để sự cạnh tranh lành mạnh hơn và hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Thông tư số 01/2010/TT-BKH ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp.

2. Bộ kế hoạch và Đầu tư (2010), Thông tư số 02/2010/TT-BKH ngày 19/01/2010 của Bộ Kế hoạch Đầu tư quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp quy mô nhỏ.

3. Bộ kế hoạch và Đầu tư (2010), Thông tư số 04/2010/TT-BKH ngày 01/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu xây lắp.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Thông tư số 09/2010/TT-BKH ngày 21/4/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đổi với gói thầu mua sắm hàng hỏa, xây lắp

5. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam (2009), Nghị định của Chính phủ số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng.

6. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam (2014), Nghị định của Chính phủ số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 thảng 6 năm 2014 Quy định chi tiết thi hành mốt số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

7. CTCP Xây lắp & Bảo trì Cơ điện PIDI (2010), Báo cáo tài chính và các văn bản, tài liệu liên quan, Hà Nội.

8. Hoàng Lê Minh (2010), Công tác đấu thầu trong các dự án xây lắp, lắp đặt tại Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật viễn thông TST, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế Học viện công nghệ bưu chính viễn thông, Hà Nội.

9. Đồng Thị Bích Ngọc (2012), Hoàn thiện công tác đấu thầu tại Công ty Mạng lưới Viettel- Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2006-2015, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

10. Nguyễn Bạch Nguyệt (2008), Giáo trình Lập dự án đầu tư, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của ctcp xây lắp và bảo trì cơ điện pidi (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)