Chương 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011-2014
2.1. Tổng quan về CTCP Xây lắp & Bảo trì Cơ điện PIDI
2.2.2. Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty
a. Cơ cấu tài sản
Vốn là yếu tố cơ bản trong việc duy trì sản xuất kinh doanh của công ty.
Hiện nay CTCP Xây lắp & Bào trì Cơ điện PIDI luôn cố gắng đảm bảo được vốn sản xuất kinh doanh bằng cách vay ngân hàng hoặc tự bổ sung
Về quy mô tài sản ta thấy tổng giá trị vốn tài sản của công ty năm 2014 giảm so với năm 2013 là 18.685 triệu đồng, trong đó tài sản cố định (TSCĐ) và các khoản đầu tư ngắn hạn giảm 242 triệu đồng. Tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn giảm 18.443 triệu đồng. Trong năm 2014 cơ cấu tài sản của công ty có biến động nhưng không nhiều. So với năm trước tỷ trọng TSLĐ của công ty giảm 2,52% và tỷ trọng TSCĐ tăng 2,52%.
Trúng thầu 24,5%
Trượt thầu 75,5%
1 2
Trúng thầu Trượt thầu
Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản Công ty năm 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
A. TSLĐ và ĐTNH 88.945 87,51 70.502 84,99
I. Tiền 933 0,92 585 0,71
1. Tiền mặt tại quỹ 42 0,04 141 0,17
2. Tiền gởi ngân hàng 890 0,88 444 0,54
II. Khoản phải thu 55.559 54,66 38.657 46,60
1. Phải thu khách hàng 46.688 45,94 31.542 38,02
2. Trả trước người bán 7.200 7,08 5.676 6,84
3. Thuế GTGT được khấu trừ 576 0,57 462 0,56
4. Phải thu nội bộ 2 0,00 2 0,00
5. Phải thu khác 1.094 1,08 974 1,17
III. Hàng tồn kho 12.929 12,72 12.519 15,09
1. Nguyên liệu tồn kho 175 0,17 240 0,29
2. CCDC tồn kho 101 0,10 101 0,12
3. Chi phí sản xuất dở dang 12.653 12,45 12.178 14,68
4. Thành phẩm tồn kho - 0,00 - 0,00
IV. TSLĐ khác 19.524 19,21 18.741 22,59
1. Tạm ứng 13.123 12,91 10.949 13,20
2. Chí phí trả trước 4.348 4,28 4.692 5,66
3. Cầm cố, ký qũy ngắn hạn 151 0,15 30 0,04
4. Chi phí chờ kết chuyển 1.903 1,87 3.070 3,70
V. Chi phí sự nghiệp 0,00 0,00
1. Chi năm nay 0,00 0,00
B. TSCĐ và ĐT dài hạn 12.691 12,49 12.449 15,01
I. TSCĐ 9.687 9,53 9.335 11,25
1. TSCĐ hữu hình 9.687 9,53 9.335 11,25
2. Nguyên giá 18.707 18,41 18.899 22,78
3. Hao mòn luỹ kế (9.020) (9.564)
II. Chi phí XDCB dở dang 2.972 2,92 2.972 3,58
III. Chi phí trả trước dài hạn 32 0,03 142 0,17
Tổng cộng tài sản 101.636 100,00 82.951 100,00
(Nguồn: Bảng cân đối tài sản năm 2014)
Về vốn bằng tiền, so với năm 2013 thì hiệu quả sử dụng vốn của công ty năm 2014 có tăng lên, tuy nhiên lượng tiền tồn quỹ cuối năm 2014 của công ty tăng gần 100 triệu đồng chiếm 0,17% trong cơ cấu tài sản. Đây là lượng tiền nhàn rỗi chưa được đưa vào lưu thông do vậy mà không có khả năng sinh lời.
Đối với các khoản phải thu, việc thu hồi các khoản nợ của khách hàng là tương đối tốt. Năm 2013 khách hàng chiếm dụng vốn của công ty số tiền là 46.680 triệu đồng thì năm 2014 số này giảm xuống còn 31.540 triệu đồng. Điều này góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty.
Về hàng tồn kho thì chi phí sản phẩm dở dang chiếm khá lớn, mặc dù năm 2014 có giảm nhưng không đáng kể, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của công ty vì trong quá trình kinh doanh công ty phải vay một lượng vốn ngắn hạn hết sức lớn, kéo theo đó là gánh nặng về chi phí lãi vay. Vì vậy công ty cần phải có biện pháp tăng cường để giảm tỷ lệ này trong các năm tới.
Tuy tỷ trọng tài sản cố định mặc dù có tăng lên 15% nhưng vẫn thấp, chưa hợp lý cho lắm, điều này cho thấy việc đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị của công ty không nhiều. Đối với các doanh nghiệp xây dựng thì tỷ trọng này phải chiếm từ 50%. Vì vậy doanh nghiệp phải có kế hoạch đầu tư để tăng dần cơ cấu vốn lên đến mức hợp lý.
b. Cơ cấu nguồn vốn
Cơ cấu nguồn vốn của công ty năm 2014 có nhiều biến chuyển so với năm 2013. Tổng vốn sản xuất kinh doanh giảm 18.685 triệu đồng, nguyên nhân do công ty phải trả nợ gốc và lãi vay hàng năm của khoản vốn vay dài hạn. Tuy nhiên có sự tăng mạnh của của vốn chủ sở hữu, năm 2013 vốn chủ sở hữu là (2.807) triệu nhưng đến cuối năm tăng lên 1.168 triệu, tức là tăng gần 4.000 triệu. Về tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2014 cũng tăng lên đạt 1,41% tăng 4,17%. Điều này chứng tỏ rằng năng lực tài chính của công ty đang dần được cải thiện. Về cơ cấu vốn chủ sở hữu thì vốn kinh doanh tăng từ 100 triệu lên đến 1.100 triệu, đây là nguồn lực tài chính chủ yếu hình thành lên nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty năm 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
A. Nợ phải trả 104.443 102,76 81.784 98,59
I. Nợ ngắn hạn 91.905 90,43 69.690 84,01
1. Vay ngắn hạn 13.662 13,44 4.789 5,77
2. Phải trả cho người bán 2.985 2,94 4.659 5,62
3. Người mua trả trước 18.830 18,53 37.449 45,15
5. Phải trả công nhân viên 231 0,23 231 0,28
6.Phải trả các đ/ vị nội bộ 8.593 8,45 5.725 6,90 7. Các khoản phải trả khác 47.605 46,84 16.837 20,30
II. Nợ dài hạn 12.499 12,30 12.058 14,54
1. Vay dài hạn 12.499 12,30 12.058 14,54
III. Nợ khác 39 0,04 36 0,04
B. Nguồn vốn chủ sở hữu (2.807) -2,76 1.168 1,41
I. Nguồn vốn, quỹ (2.827) -2,78 1.147 1,38
1. Nguồn vốn kinh doanh 100 0,10 1.100 1,33
2. Quỹ đầu tư phát triển 3 0,00 3 0,00
3. Quỹ dự phòng tài chính 18 0,02 18 0,02
4. Quỹ trợ cấp mất việc 15 0,01 15 0,02
5. Lợi nhuận chưa ph/phối (2.963) 11 0,01
II. Nguồn kinh phí 20,61 0,02 20,61 0,02
1. Quỹ phúc lợi (4,87) 0,00 (4,87)
2. Quỹ quản lý cấp trên 25,48 0,03 25,48 0,03
Tổng cộng nguồn vốn 101.636 100,00 82.951 100,00
(Nguồn: Bảng cân đối tài sản năm 2014) Về các khoản nợ phải trả của công ty năm 2014 giảm 22.650 triệu trong đó nợ ngắn hạn phải trả năm 2014 so với năm 2013 giảm từ 91.905 triệu xuống còn 69.690 triệu, trong đó vay ngắn hạn giảm từ 13.662 triệu xuống còn 4.789 triệu nhưng khoản phải trả cho người bán lại tăng từ 2.985 triệu lên 4.659 triệu và người mua trả trước
tăng từ 18.830 triệu lên 37.449 triệu. So với năm 2013 về căn bản có sự biến động theo chiều hướng tích cực của nguồn vốn chủ sở hữu, tuy vậy công ty vẫn trong tình trạng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác và vốn đi vay để thực hiện kinh doanh trong đó chủ yếu là của nhà cung cấp và của chủ đầu tư ứng trước. Trong khi đó nợ dài hạn vẫn duy trì ở mức cũ nhưng tỷ trọng lại tăng từ 12,3% lên 14,5 % chứng tỏ cũng rất tốt. Tuy vậy, trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ nợ vẫn ở mức quá sức cao.
c. Khả năng thanh toán nợ của công ty
Bảng 2.6: Khả năng thanh toán của Công ty
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014
1. Tổng số vốn sản xuất 101.363 82.951
2. Tổng vốn lưu động 88.945 70.502
3. Hàng tồn kho 12.929 12.519
4. Vốn bằng tiền 933 585
5. Tổng số nợ 104.443 81.784
6. Nợ ngắn hạn 91.905 69.690
7. KNTT tức thời = (4)/(6) 0,01 0,01 8. KNTT nhanh = (2-3)/(6) 0,83 0,83 9.KNTT hiện hành = (2)/(5) 0,85 0,86 10. Hệ số vay nợ = (5)/(1) 1,03 0,99 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014 và tác giả tính toán) Chỉ số khả năng thanh toán tức thời của công ty qua 2 năm không có biến động lớn, khả năng trả nợ ngắn hạn là rất thấp nhưng có thể thấy rằng là công ty sử dụng có hiệu quả nguồn vốn bằng tiền, không để tồn vốn nhàn rỗi nhiều.
Chỉ số thanh toán hiện hành của công ty cũng không tăng nhiều nhưng ở vị trí tương đối an toàn. Tức là nếu công ty buộc phải thanh toán tất cả các khoản nợ phải trả trong một khoản thời gian ngắn (thường là dưới 1 năm) thì toàn bộ tài sản lưu động đủ trang trải 86% các khoản nợ này.
Chỉ số thanh toán nhanh cũng không tăng, nó chỉ ra cho thấy công ty chỉ có
khả năng thanh toán được 83% các khoản nợ ngắn hạn vì có khá nhiều tài sản lưu động nằm ở sản phẩm dở dang.
Như vậy, có thể thấy năm 2014 các chỉ số thanh toán của công ty có xu hướng dịch chuyển theo hướng tích cực. Chỉ số thanh toán ngày càng được cải thiện nhưng vẫn ở mức dưới 1, so với các ngành khác có thể còn thấp nhưng so với các doanh nghiệp khác trong ngành xây dựng thì tương đối tốt và vẫn trong vòng kiểm soát.
Qua phân tích tài sản, nguồn vốn và tương quan giữa tài sản và nguồn vốn cho thấy nguồn vốn của công ty tăng dần theo các năm. Tuy vậy cơ cấu vốn và nguồn vốn vẫn chưa được hợp lý. Vì vậy, trong thời gian tới công ty phải có sự điều chỉnh trong chiến lược tài chính nếu không sẽ xuất hiện nguy cơ mất khả năng thanh toán về các khoản nợ tồn đọng và sản phẩm dở dang sẽ rất cao. Đồng thời sự thuận lợi và uy tín vay nợ đối với ngân hàng và các nhà cung cấp nguyên liệu cũng sẽ giảm sút theo dẫn đến mất niềm tin với chủ đầu tư, đây là một trong những điểm yếu để các đối thủ cạnh tranh khai thác.
d. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng vốn cố định
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 C.Lệch
1. Doanh thu thuần 34.375 51.580
2. Lợi nhuận 2.961 7.551
3. Nguyên giá 15.454 18.899
4. Vốn cố định 9.504 9.335
5. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (5) = (1)/(3) 2,22 2,73 0,50 6. Hiệu suất sử dụng VCĐ (6) = (1)/(4) 3,62 5,53 1,91
7. Hàm lượng VCĐ (7) = (4)/(1) 0,28 0,18 (0,10)
8. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ (8) = (2)/(4) 0,31 0,81 0,50 9. Sức sinh lợi của TSCĐ (9) = (2)/(3) 0,19 0,40 0,21 10. Suất hao phí của TSCĐ (10) = (3)/(1) 0,45 0,37 (0,08)
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014)
Năm 2014 hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty tăng so với năm 2013. Một đồng nguyên giá đem lại 2,73 đồng doanh thu, tăng 0,5 đồng so với năm 2013. Mức hao phí TSCĐ năm 2014 so với năm 2013 là 11.950 triệu đồng (18.899 triệu - 15.454 triệu /2,22 = 11.950 triệu). Tức là để đạt được hiệu suất sử dụng như năm 2013 thì công ty chỉ cần 11.950 triệu đồng nguyên giá TSCĐ.
Về hiệu suất sử dụng vốn cố định thì năm 2013 một đồng vốn cố định đem lại 3,62 đồng doanh thu nhưng sang đến năm 2014 một đồng vốn cố định đem lại 5,53 đồng doanh thu. Với hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2014 như năm 2013 thì năm 2014 số vốn cố định cần là 14.260 triệu đồng (51.580 triệu/3,62 = 14.260 triệu), như vậy công ty đã tiết kiệm được là 14.260 triệu - 9.335 triệu = 4.925 triệu đồng (51.580 triệu /5,53 = 9.335 triệu) nguyên nhân là do có sự tăng mạnh về doanh thu trong năm 2014. Xét góc độ hàm lượng vốn cố định thì để có một đồng doanh thu năm 2013 cần 0,28 đồng vốn cố định còn năm 2014 chỉ cần 0,18 đồng. Năm 2013 một đồng vốn cố định đem lại 0,31 đồng lợi nhuận, một đồng nguyên giá đem lại 0,19 đồng lãi thì năm 2014 tăng 59,6% tương ứng 0,81 đồng và 8,5% tương ứng 0,40 đồng.
e. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 C.Lệch
1. Doanh thu thuần 34.37 51.580
2. Lợi nhuận 2.961 7.551
3. Hàng tồn kho 12.929 12.519
4. Vốn lưu động bình quân trong kỳ 88.945 70.502
5. Số vòng luân chuyển (5) = (1)/(4) 0,39 0,73 0,35 6. Độ dài vòng luân chuyển (6) = 365/(5) 944,43 498,90 (445,53)
7. Hệ số đảm nhiệm (7) = (4)/(1) 2,59 1,37 (1,22)
8. Sức sinh lợi VLĐ (8)=(2)/(4) 0,03 0,11 0,07
9. Hệ số quay kho (9)=(1)/(3) 2,66 4,12 1,46
10. Thời gian vòng quay kho (10)=365/(9) 136,91 88,34 (48,57) (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014)
Kết quả các chỉ số cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong năm 2014 đều tăng so với năm 2013, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty là rất tốt, một trong những nguyên nhân chính là trong năm 2014 trong năm 2014 công ty đã rất chú trọng đến việc giải quyết nợ ngắn hạn, vì tỷ lệ nợ ngắn hạn của năm 2014 giảm rất mạnh nên hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty tăng lên rất nhiều so với năm 2013.
f. Về nguồn vốn tín dụng:
Nguồn vốn vay chủ yếu của công ty đang huy động là vay ngân hàng. Hiện tại công ty đang có quan hệ rất tốt với hai ngân hàng là Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở giao dịch II với tổng hạn mức tín dụng là 50 tỷ VNĐ. Tuy vậy, với chỉ hai ngân hàng và hạn mức tín dụng có hạn thì công ty khó có thể chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhất là khi công ty triển khai nhiều dự án, tham dự nhiều cuộc đấu thầu cùng một thời điểm.
Hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thị trường vốn đã hình thành và phát triển, có rất nhiều các tổ chức tài chính, tín dụng thuộc các thành phần kinh tế. Công ty cần phải tranh thủ tìm mọi giải pháp để thu hút vốn từ khu vực này để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Để có thể hình dung được ta có thể so sánh năng lực tài chính của CTCP Xây lắp & Bảo trì Cơ điện PIDI với một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên địa bàn (năm 2014):
Các công ty trong bảng 2.9 là những đối thủ cạnh tranh mà CTCP Xây lắp &
Bảo trì Cơ điện PIDI thường gặp phải tại các cuộc đấu thầu trong những năm vừa qua. Qua bảng so sánh trên nhận thấy công ty có tổng tài sản ở mức trung bình so với các đối thủ cạnh tranh khác. Vốn chủ sở hữu lại thấp nhất, tỉ lệ vay nợ cũng lớn nhất, đây là hạn chế trong cạnh tranh vì sự tự chủ về tài chính của công ty còn ở mức thấp.
Bảng 2.9: So sánh năng lực tài chính của CTCP Xây lắp & Bảo trì Cơ điện PIDI với các đối thủ cạnh tranh (số liệu đến 31.12.2014)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT Tên DN Các chỉ tiêu
Tổng T.S Vốn chủ SH Tổng nợ 1 CTCP Xây lắp & Bảo trì Cơ điện PIDI 82.951 1.167 81.738 2 Công ty công trình đô thị 234.029 20.104 213.924 3 Công ty công trình giao thông 178.841 18.558 160.283 4 Công ty XD & PT hạ tầng HN 78.226 11.733 66.492
5 Công ty Đầu tư PT nhà HN 72.983 13.136 59.846
6 Công ty ĐTXD LICOGI 19.692 16.240 3.452
(Nguồn: Trích hồ sơ năng lực các công ty tại Ban quản lý dự án ĐTXD giao thông công chính TPHN) Tóm lại, qua phân tích tổng hợp các mặt tình hình tài chính của công ty có thể nhận xét rằng CTCP Xây lắp & Bảo trì Cơ điện PIDI sử dụng vốn tương đối có hiệu quả, tuy nhiên nguồn vốn chủ sở hữu của công ty vẫn ở mức thấp và các nguồn huy động vốn của công ty chưa nhiều, hình thức huy động vốn chưa đa dạng, phong phú. Năng lực tài chính của công ty hiện tại chỉ đủ điều kiện đấu thấu những gói thầu có giá trị từ 80 tỷ đồng trở xuống mà thôi. Vì vậy, để đảm bảo năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng thì công ty cần phải có các biện pháp để cải thiện năng lực tài chính của mình.
2.2.2.2. Năng lực thiết bị kỹ thuật và công nghệ
Đối với các doanh nghiệp xây dựng, ngoài yếu tố tài chính và nhân lực thì máy móc thiết bị là yếu tố góp phần vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy, để biết được tình hình về máy móc thiết bị cần phải xem xét, đánh giá tình trạng máy móc thiết bị và mức đầu tư thiết bị công nghệ hàng năm.
Theo kết quả khảo sát, điều tra đánh giá thực trạng kỹ thuật công nghệ vừa qua (nằm trong đề án “ Điều tra thực trạng công nghệ và xây dựng cơ sở dữ liệu về
thực trạng công nghệ trên địa bàn TP HN” do Sở khoa học công nghệ thành phố HN chủ trì, trong đó CTCP Xây lắp & Bảo trì Cơ điện PIDI là một trong doanh nghiệp của ngành xây dựng được chọn để điều tra, đánh giá). Bằng cách đánh giá theo quy trình QTĐG 02 : 2005 của Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, sử dụng tổng hợp các phương pháp (viết tắt là PP):
Phương pháp 1: Phương pháp cảm quan
Phương pháp 2: Phương pháp đo kiểm tại hiện trường Phương pháp 3: Phương pháp lấy mẫu và kiểm tra mẫu Phương pháp 4: Phương pháp chuyên gia
Phương pháp 5: Phương pháp thu thập và xử lý thông tin Phương pháp 6: Phương pháp khảo nghiệm
Phương pháp 7: Phương pháp tổng hợp
Kết quả thu được như sau (phương pháp tính chi tiết xem phụ lục) của báo cáo đánh giá thực trạng công nghệ của CTCP Xây lắp & Bảo trì Cơ điện PIDI:
a. Mức chất lượng thực tế của máy móc thiết bị (%)
Áp dụng các PP 1, PP2, PP4, PP7 để đánh giá ta có kết quả:
. .100
j j
j
K M k
M
= 66% (đạt ở mức 3 theo thang điểm từ 1 đến 5) (2.1)
* Trong đó:
- K: Là mức chất lượng thực tế của toàn bộ máy móc thiết bị.
- Mj: Là hệ số trọng lượng dùng để xác định mức chất lượng thực tế (chất lượng còn lại của thiết bị). Mj được xác định bằng phương pháp chuyên gia theo nguyên tắc:
+ Là số nguyên từ 1 đến 10 với ý nghĩa số các lớn thì tầm quan trọng càng lớn.
+ Giá trị của từng hệ số trọng lượng được xác định theo nguyên tắc đồng thuận giữa các chuyên gia/đánh giá viên.
- kj: Là tỷ lệ % còn lại của từng thiết bị
b. Thời gian sử dụng bình quân của thiết bị (T) Sử dụng PP5- thu thập và xử lý thông tin ta có được
j. i j
T G T
G
= 4,59/5 điểm (thang điểm từ 1 5) (2.2) Trong đó:
Gj: là giá trị kết toán thiết bị tại phân xưởng thứ i hay thiết bị thứ i trong đợt kiểm kê gần nhất.
Ti: là thời gian sử dụng bình quân các thiết bị tại phân xưởng thứ i hay thiết bị thứ i
c. Năm sản xuất quy đổi của thiết bị (Nsxqđ)
Sử dụng các PP1, PP4, PP5 để đánh giá ta được kết quả
x d
j. i s q
j
N M T
M
= 3,17/5 điểm (thang điểm từ 1 5) (2.3) d. Quốc gia sản xuất quy đổi
Tương tự sử dụng các PP1, PP4, PP5 để đánh giá, thay Ti bằng Ni(quốc gia, vùng lãnh thổ) ta được kết quả
j. i sxqd
j
QG M N
M
= 3,44/5 điểm (thang điểm từ 1 5) (2.4) e. Hệ số đổi mới thiết bị (Kdm)
Sử dụng các PP1, PP4, PP5 để đánh giá ta được kết quả
tbm.100
dm
sx
K G
G
= 60% (2.5)
Trong đó:
+ Gtbm: là giá kết toán thiết bị trong năm đánh giá
+ Gsx: là giá kết toán toàn bộ thiết bị trong dây chuyền công nghệ hiện có thời điểm đánh giá
f. Tỷ trọng thiết bị hiện đại (Ihđ)
Sử dụng các PP1, PP4, PP5 để đánh giá ta được kết quả
d hd.100
h
sx
I G
G
= 50% (2.6)