Nâng cao năng lực lập hồ sơ dự thầu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của ctcp xây lắp và bảo trì cơ điện pidi (Trang 98 - 104)

Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CTCP XÂY LẮP & BẢO TRÌ CƠ ĐIỆN PIDI

3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của

3.2.4. Nâng cao năng lực lập hồ sơ dự thầu

Quy trình lập hồ sơ dự thầu hiện tại của Công ty là khá logic. Tuy nhiên, để nâng cao tầm quan trọng cũng như đảm bảo được khả năng cạnh tranh cao trong quá trình tham dự thầu, việc bổ sung công tác khảo sát thực trạng công trình là vẫn đề cấp thiết hiện nay. Công tác khảo sát thực tế công trình sẽ giúp cho cán bộ lập hồ sơ có cái nhìn tống quan nhất về công trình cũng như việc lập biện pháp được sát thực. Hiện tại, công ty cũng đã có đưa bước khảo sát thực tế này vào quy trình chung, song chỉ được áp dụng trong một vài công trình trọng điểm mà chưa được sử dụng rộng rãi đối với mọi gói thầu.

Chất lượng hồ sơ dự thầu được coi là tiêu chí có tính chất quan trọng quyết định đến việc thắng thầu hay trượt thầu của công ty. Nâng cao chất lượng hồ sơ, hoàn thiện quy trình lập là mục tiêu xuyên suốt của Công ty.

- Yêu cầu các cán bộ phải có cái nhìn tổng thể, tiếp cận nhanh nhạy với các chính sách mới ban hành của Nhà nước, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động đấu thầu.

- Xác định được mức độ cạnh tranh của các đối thủ để đưa ra mức giá dự thầu hợp lý đảm bảo tính cạnh tranh cao mà không bị quá thấp gây ảnh hưởng đến quá trình thi công sau này. Sử dụng giải pháp thư giảm giá trong các gói thầu quan trọng.

- Đối với mỗi gói thầu, cần xây dựng một chiến lược cụ thể như: đưa ra mục tiêu lợi nhuận tối đa, mục tiêu lợi nhuận trung bình, mục tiêu lợi nhuận tối thiểu, mục tiêu tạo công ăn việc làm phát triển thị trường mới, để đưa ra mức giá thầu hợp lý.

- Có một số phương án để có giá bỏ thầu linh hoạt mà công ty có thể áp dụng

tăng khả năng cạnh tranh như sau:

Phương án 1: Khi tổng giá thành xây lắp công trình, chỉ phí quản lý doanh nghiệp và thuế GTGT nhỏ hơn mức giá thầu. Theo phương án này, công ty có thể đưa ra mức giá bỏ thầu cao nhất và sẽ đạt được mức lãi dự kiến. Phương án này có thể áp dụng khi đối thủ cạnh tranh không mạnh hoặc công ty đứng đầu về công nghệ kỹ thuật.

Phương án 2: Khi tổng giá thành xây lắp công trình, chi phí quản lý doanh nghiệp và thuế GTGT bằng mức giá thầu thì công ty chấp nhận mức lãi thấp thậm chí là không có lãi để đảm bảo việc làm cho người lao động . Nhưng vẩn bù đắp đủ giá thành xây lắp của doanh nghiệp .

Phương án 3: Khi tổng giá thành xây lắp công trình và thuế GTGT nhỏ hơn mức giá thầu. Theo phương án này công ty sẽ không có lãi và phải chấp nhận cắt bỏ một phẩm chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho công trường. Tức là chấp nhận mức giá bán thấp hơn giá thành xây lắp của công ty. Nhưng vẫn bù đắp được giá thành xây lắp công trường.

Phương án 4: Khi giá thành xây lắp công trình nhỏ hơn mức giá thầu. Trong phương án này công ty chấp nhận đưa ra mức giá bỏ thầu sau khi đã loại bỏ hẳn chi phí quản lý doanh nghiệp thậm chí chưa tính đủ thuế phải nộp. Nhằm giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và khai thác khả năng của máy móc, thiết bị chờ cơ hội kinh doanh.

- Hạ giá thành xây lắp bằng cách giảm các chi phi trực tiếp (vật liệu, nhân công, máy thi công) và chi phí chung:

Biện pháp giảm chi phí bằng cách xác định đúng chi phí nguyên vật liệu, hạn chế đến mức nhỏ nhất mất mát, hao hụt, hư hỏng trong thi công và vận chuyển, bảo quản.

Biện pháp giảm chi phí nhân công: Để giảm chi phí nhân công công ty không thể cắt giảm tiền lương, thưởng và phụ cấp công nhân mà thực hiện bằng cách tăng năng suất lao động và nâng cao trình độ cơ giới hoá, tự động hoá trong thi công.

Biện pháp giảm chi phí máy bằng việc sử dụng tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng phục vụ cho các ca máy.

Tính toán hợp lý đến mức thấp nhất các chi phí thuộc khoản mục chi phí chung, đặc biệt là giảm thiểu các chi phí thuộc quản lý doanh nghiệp để giảm chi phí chung.

3.2.5. Tăng cường liên danh, liên kết trong đấu thầu

Khi năng lực về kinh tế kỹ thuật, năng lực về tài chính của công ty vẫn còn hạn chế thì việc liên danh, liên kết trong đấu thầu là giải pháp được đặt lên hàng đầu. Liên danh liên kết sẽ là một giải pháp hữu hiệu giúp công ty có thể tiếp cận với những thị trường mới, vươn tới những gói thầu có giá trị lớn.

- Tạo các mối quan hệ chặt chẽ lâu dài với một số các công ty, Tổng công ty, tập đoàn xây dựng lớn để có thể tham gia liên kết.

- Đặt và tăng cường các mối quan hệ với các nhà thầu nước ngoài bời họ có nâng lực cũng như trình độ kỹ thuật tương đối bài bản. Việc liên kết này không những đem lại cơ hội mở rộng thị trường mới mà còn là môi trường tốt để các cán bộ trong công ty học hỏi kinh nghiệm và ứng dụng các tiến bộ khoa học mới.

- Trong liên danh liên kết, cần cân nhắc có sự lựa chọn các đối tác có uy tin và phù hợp với nhu cầu. Tạo dựng hợp đồng liên danh đảm báo tính pháp lý cao, phân rõ trách nhiệm, quyền lợi, phạm vi công việc giữa hai bên để tránh tình trạng mâu thuẫn tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện liên kết.

3.2.6. Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Thương hiệu hiện đang được các doanh nghiệp quan tâm, chú ý và bàn đến nhiều, ngay cả đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Người ta nói đến thương hiệu như là một yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng. Thương hiệu được coi là một tài sản vô hình, rất có giá của doanh nghiệp.

Thương hiệu là dấu hiệu để người tiêu dùng lựa chọn hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp trong muôn vàn các hàng hoá cùng loại khác. Thương hiệu góp phần duy trì và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp, nâng cao văn minh thương mại và chống cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Trong điều kiện

cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nhất là khi có nhiều hàng hoá của nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam thì việc các doanh nghiệp phải tạo cho mình và hàng hoá của mình những thương hiệu là điều hết sức cần thiết.

Xây dựng thương hiệu chính là tạo dựng uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng; tạo ra một sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp và ngay cả bản thân doanh nghiệp. Người tiêu dùng sẽ lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp mà mình tin tưởng. Uy tín cao của thương hiệu sẽ tạo ra sự trung thành của khách hàng với sản phẩm của doanh nghiệp và là điều kiện rất quan trọng để sản phẩm đó dễ dàng thâm nhập vào một thị trường mới. Điều đó giúp cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc mở rộng thị trường của mình.

Bên cạnh đó, khi đã có được thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư cũng không e ngại khi đầu tư vào doanh nghiệp; bạn hàng của doanh nghiệp cũng sẽ sẵn sàng hợp tác kinh doanh, cung cấp nguyên liệu và hàng hoá cho doanh nghiệp. Như vậy sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong kinh doanh, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức canh tranh của hàng hoá.

Thương hiệu luôn là tài sản vô hình và có giá của doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh, giá của thương hiệu khi chuyển nhượng đã cao hơn rất nhiều so với tổng tài sản hữu hình mà doanh nghiệp đang sở hữu. Chính những điều đó đã thôi thúc các doanh nghiệp Việt Nam, ngay cả đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong xây dựng và phát triển thương hiệu.

Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình lâu dài và bền bỉ, đòi hỏi phải có một chiến lược cụ thể, hợp lý tuỳ theo hoàn cảnh và sự sáng tạo, sự táo bạo của từng doanh nghiệp. Để xây dựng một thương hiệu, thì công ty cần phải thực hiện trình tự các bước sau đây:

Bước thứ nhất, định hình chiến lược chung xây dựng thương hiệu. Quá trình xây dựng thương hiệu sẽ chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau, cả chủ quan và khách quan. Vì thế rất cần phải có một chiến lược cụ thể để có thể ứng phó kịp thời với những biến cố có thể xảy ra. Mỗi doanh nghiệp lại có một chiến lược cụ thể khác nhau, tuy nhiên điều quan trọng trong xây dựng chiến lược thương hiệu là

phải xuất phát từ mục tiêu trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Kiên trì theo đuổi các mục tiêu trong chiến lược thương hiệu là nguyên tắc cơ bản và nhất quán trong xây dựng thương hiệu. Chiến lược thương hiệu phải nhắm tới thị trường đích của doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu phải gắn liền với đổi mới, nâng cao chất lượng hàng hoá và điều kiện kinh doanh. Vì thế chiến lược thương hiệu luôn gắn liền với chiến lược sản phẩm, gắn liền với chiến lược đầu tư và các kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.

Trong thực tế, doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược đi từ thương hiệu cá biệt của hàng hoá đến thương hiệu của doanh nghiệp hoặc ngược lại đì từ thương hiệu chung của doanh nghiệp đến thương hiệu cá biệt cho từng hàng hoá. Với chiến lược đi từ thương hiệu cá biệt đến thương hiệu chung (gia đình) hoặc vừa phát triển thương hiệu cá biệt vừa phát triển thương hiệu chung là cách mà các doanh nghiệp lớn thường lựa chọn (chiến lược đa thương hiệu). Đây là một chiến lược táo bạo và đòi hỏi kinh phí rất lớn. Ưu điểm rất cơ bản của cách này là khả năng tiếp cận thị trường nhanh, hạn chế được nguy cơ rủi ro từ một thương hiệu cá biệt không thành công và phát triển nhanh các thương hiệu khác nhờ một thương hiệu thành công.

Lựa chọn phát triển thương hiệu chung (thương hiệu gia đình) là cách đi của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi lẽ đi theo hướng này sẽ hạn chế rất nhiều chi phí cho phát triển thương hiệu.

Đối với CTCP Xây lắp & Bảo trì Cơ điện PIDI, là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với sản phẩm mang tính đơn chiếc, sản xuất theo yêu cầu của khách hàng thì nên chọn chiến lược phát triển thương hiệu chung là phù hợp.

Bước thứ hai, đặt tên thương hiệu, tạo biểu trưng (logo) và khẩu hiệu (slogan). Công ty có thể thuê một công ty quảng cáo thiết kế hoặc phát động cuộc thi thiết kế slogan trong tất cả các cán bộ công nhân viên trong công ty để chọn ra sologan hay nhất.

Bước thứ ba, là bảo vệ thương hiệu. Xây dựng thương hiệu luôn đi liền với bảo vệ thương hiệu. Để bảo vệ thương hiệu trước hết doanh nghiệp cần xác định các nguy cơ bị chiếm dụng, địa bàn có thể bị chiếm dụng,.. và khả năng bảo vệ của pháp

luật, để có thể đưa ra các phương án hành động cụ thể. Đăng ký bảo hộ thương hiệu là việc đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm để bảo vệ thương hiệu. Hiện nay công ty vẫn chưa đăng ký thương hiệu, vì vậy công ty cần nhanh chóng tiến hành các thủ tục để đăng ký càng sớm càng tốt. Để đăng ký thành công thương hiệu, ngay từ khi thiết kế thương hiệu các doanh nghiệp nên tranh thủ ý kiến của các chuyên gia tư vấn, của luật sư để không xảy ra tình trạng trùng lặp hoặc tranh chấp. Ở Việt Nam, cơ quan tiếp nhận đơn đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là Cục Sở hữu Công nghiệp (Bộ Khoa học và Công nghệ).

Muốn đăng ký bảo hộ tại nước ngoài thì công ty có thể gửi đơn trực tiếp đến cơ quan Sở hữu Công nghiệp nước muốn đăng ký hoặc thông qua Cục Sở hữu Công nghiệp Việt Nam để đăng ký theo thoả ước Madrid. Riêng tại Mỹ, công ty có thể gửi đơn đăng ký trực tiếp hoặc tiến hành đăng ký qua mạng tại Website: www.

uspto.org.us

Bên cạnh việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, sự chủ động và các biện pháp tự bảo vệ của doanh nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng. Việc không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp then chốt để hạn chế sự thâm nhập và chiếm dụng thương hiệu cũng như sự phát triển của hàng nhái nhãn hiệu.

Các biện pháp xử lý kiên quyết và cứng rắn của doanh nghiệp đối với việc nhái thương hiệu sẽ càng làm cho khách hàng tin tưởng hơn ở doanh nghiệp và chính cái đó đã vô tình nâng cao vị thế thương hiệu. Để bảo vệ thương hiệu thì công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức tiêu dùng, giúp đỡ cộng đồng và xử lý nhanh chóng các sự cố cũng là những biện rất pháp hữu hiệu.

Một thương hiệu luôn phải được chăm sóc, duy trì và phát triển. Duy trì và phát triển thương hiệu luôn đi liền với bảo vệ thương hiệu. Nội dung của phát triển thương hiệu rất phong phú, tỷ mỷ; bắt đầu từ việc tuyên truyền quảng bá tỉ mỉ cho thương hiệu và hàng hoá trên các phương tiện khác nhau, tiến hành giới thiệu sản phẩm, các chiến lược tiếp thị,... đến tăng cường công tác quan hệ công chúng nhằm tạo ra một mối thiện cảm và chiếm được lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để duy trì và phát triển thương hiệu, doanh nghiệp cần quan

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của ctcp xây lắp và bảo trì cơ điện pidi (Trang 98 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)