Chương 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
1.2. Nội dung quản trị nhân lực trong doanh nghiệp
1.2.4. Tuyển dụng nhân lực
Hoạt động tuyển dụng nhân lực là công việc đầu tiên trong chuỗi các công việc, tuyển dụng, sử dụng, phát triển nhân lực của doanh nghiệp.
Hoạt động này bao gồm việc xác định nguồn tuyển dụng (dòng cung ứng nhân lực), phương pháp tuyển dụng và tiến hành tuyển dụng theo nhu cầu (dòng thu hút, phân công, bố trí)
Sau đây là sơ đồ tổng quát quy trình tuyển dụng:
Hình 1.3. Tiến trình tuyển dụng
Nguồn tuyển dụng, bao gồm: Nguồn nội bộ doanh nghiệp và nguồn bên ngoài doanh nghiệp. mỗi nguồn đều có ưu và nhược điểm. Người lãnh đạo phải quyết định và đảm bảo hài hòa giữa các nguồn trên nguyên tác tuân theo mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
Chuẩn bị tuyển dụng (xác minh định chính sách, lập kế hoạch nhân lực)
Thông báo tuyển dụng, thu nhận hồ sơ Phỏng vấn sơ bộ
Kiểm tra, trắc nghiệm
Phỏng vấn sâu (lần 2)
Tham khảo, kiểm tra lý lịch
Kiểm tra sức khỏe
Ứng Viên
bị Loại Các
Phương Pháp Tuyển
Dụng
Nguồn tuyển dụng (dòng cung ứng nhân lực)
Nội bộ Bên ngoài
Quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm theo nhu cầù.
(dòng phân công, bố trí
Chuẩn bị tuyển dụng
Trong bước này cần thiết phải chuẩn bị làm các công việc như: Thành lập Hội đồng tuyển dụng; nghiên cứu các văn bản, quy định của Nhà nước và tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến tuyển dụng; Xác định các tiêu chuẩn tuyển chọn.
Thông báo tuyển dụng
Trong thông báo tuyển dụng nhân viên thì cần ghi rõ ràng, chi tiết và đầy đủ những thông tin cơ bản. Các tổ chức, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các hình thức thông báo tuyển dụng sau đây: Quảng cáo trên báo, đài, tivi; Thông qua các trung tâm dịch vụ lao động; Yết thị trước cổng cơ quan, doanh nghiệp.
Thu nhận, nghiên cứu hồ sơ
Tất cả các hồ sơ đều ghi vào trong sổ có phân loại chi tiết để tiện cho việc sử dụng sau này. Việc nghiên cứu hồ sơ có thể loại bớt một số ứng viên không phù hợp với yêu cầu.
Phỏng vấn sơ bộ
Phỏng vấn sơ bộ thường thì chỉ kéo dài 5-10 phút, được sử dụng nhằm loại bỏ ngay những ứng viên không đạt tiêu chuẩn hoặc yếu kém rõ rệt hơn những ứng viên khác mà khi nghiên cứu hồ sơ chưa phát hiện ra.
Kiểm tra, trắc nghiệm
Áp dụng các hình thức kiểm tra, trắc nghiệm và phỏng vấn ứng viên nhằm chọn được ứng viên xuất sắc nhất.
Phỏng vấn lần hai
Phỏng vấn được sử dụng để tìm hiểu, đánh giá ứng viên về nhiều phương diện như: kinh nghiệm, trình độ, các đặc điểm cá nhân.
Phỏng vấn là một phương pháp thông dụng nhất trong nghiệp vụ tuyển chọn của bất cứ doanh nghiệp nào. Khác với phương pháp trắc nghiệm, phỏng vấn sơ bộ
và phỏng vấn chính thức (sâu) được sử dung như hai bước kế tiếp nhau để lựa chọn một ứng viên thích hợp.
Trong Phỏng vấn sơ bộ doanh nghiệp chỉ hướng dẫn các ứng viên hoàn tất một cách chính xác những dữ kiện ghi trong hồ sơ xin việc của đương sự và cung cấp cho ứng viên những tin tức cần thiết để hiểu về doanh nghiệp và việc làm sau này.
Trong kỳ phỏng vấn sâu chính thức sau khi ứng viên đã trải qua đa số các thủ tục tuyển chọn, doanh nghiệp muốn kiểm tra lại tất cả những dữ kiện mà ứng viên đã cung cấp thuộc nhiêu linh vực khác nhau trong suốt giai đoạn lựa chọn.
Lãnh đạo doanh nghiệp đặc biệt lưu ý tới việc quyết định người phỏng vấn ứng viên (Giám đốc, người chỉ huy trực tiếp, chuyên viên hay sử dụng chuyên gia?) và phương pháp phỏng vấn. người phỏng vấn và phương pháp phỏng vấn có ảnh hưởng rất lớn gần đến kết quả phỏng vấn.
Xác minh, điều tra
Xác minh, điều tra là quá trình làm sáng tỏ thêm những điều chưa rõ đối với những ứng viên tốt.
Khám sức khoẻ
Dù có đáp ứng đầy đủ các yếu tố về trình độ học vấn, hiểu biết, thông minh, tư cách tốt nhưng sức khoẻ không đảm bảo thì cũng không nên tuyển dụng..
Ra quyết định tuyển dụng
Trong quá trình tuyển dụng thì tất cả các bước đều quan trọng tuy nhiên bước quan trọng nhất vẫn là bước ra quyết định tuyển chọn hoặc loại bỏ ứng viên.
Ra quyết định tuyển dụng hay loại bỏ ứng viên là công việc quan trọng nhất trong tiến trình tuyển dụng. Để nâng cao mức độ chính xác của quyết định, người lanh đạo cần xem xét đầy đủ các thông tin về ứng viên. Hai thông tin quan trọng nhất là: Khả năng ứng viên có thể làm được và khả năng ứng viên muốn làm.
Bố trí công việc
Đây là bước cuối cùng của tiến trình tuyển dụng nhân lực