Đánh giá khái quát chất lượng quản trị nhân lực của công ty Lâm Nghiệp Hàm Yên giai đoạn năm 2010-2014

Một phần của tài liệu Tăng cường quản trị nhân lực tại công ty lâm nghiệp hàm yên (Trang 54 - 63)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP HÀM YÊN GIAI ĐOẠN 2010-2014

2.2. Thực trạng quản trị nhân lực tại Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên

2.2.1 Đánh giá khái quát chất lượng quản trị nhân lực của công ty Lâm Nghiệp Hàm Yên giai đoạn năm 2010-2014

2.2.1.1. Đội ngũ nhân lực của công ty Lâm nghiệp Hàm Yên

Do đặc thù là công ty chuyên trồng rừng và khai thác gỗ nguyên liệu, bán ván gỗ xuất khẩu nên đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty cũng khá đông và một lượng lớn công nhân trực tiếp sản xuất, còn bộ phận quản lý chỉ chiếm một phần nhỏ. Trong đó lượng công nhân trực tiếp sản xuất chủ yếu là lao động lành nghề nên công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng rất quan trọng. Cán bộ quản lý ít người nên cần phải nâng cao trình độ chuyên môn. Còn công nhân trực tiếp sản xuất thì phải nâng cao tay nghề để tăng năng suất lao động.

Qua bảng Bảng 2.2 cho thấy số lượng lao động tăng dần qua các năm. Cụ thể:

Năm 2011 là 1420 người, tăng 330 người so với năm 2010, tương ứng tỷ lệ 30,27%.

Năm 2012 là 1454 người, tăng 34 người so với năm 2011, tương ứng tỷ lệ 2,39%.

Năm 2013 là 1515 người, tăng 61 người so với năm 2012, tương ứng tỷ lệ 4,19%.

Năm 2014 là 1605 người, tăng 90 người so với năm 2013, tương ứng tỷ lệ 5,94%.

Nguyên nhân số lao động tăng thêm do giai đoạn này công ty ngày càng kinh doanh có hiệu quả nên đã mở rộng và cần tuyển thêm công nhân có tay nghề vào làm việc cho công ty.

Bảng 2.2: Số lượng và cơ cấu lao động của công ty Lâm nghiệp Hàm Yên giai đoạn năm 2010 -2014

Đơn vị tính: người

Các chỉ tiêu

2010 2011 2012 2013 2014 So sánh

2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013 Số

người TT% Số

người TT% Số

người TT% Số

người TT% Số

người TT% CL TL% CL TL% CL TL% CL TL%

Tổng số lao động 1090 100 1420 100 1454 100 1515 100 1605 100 330 30,27 34 2,39 61 4,19 90 5,94 Lao động trực tiếp 985 90,36 1316 92,67 1346 92,57 1403 92,60 1491 92,89 331 33,60 30 2,27 57 4,23 88 6,27 Lao động gián tiếp 105 9,64 104 7,33 108 7,43 112 7,40 114 7,11 -1 -0,95 4 3,84 4 3,70 2 1,78 Lao động nữ 128 11,74 220 15,49 247 16,98 213 14,05 221 14 92 71,87 27 12,27 -34 -13,76 8 3,75 Lao động nam 962 88,26 1200 84,51 1207 83,02 1302 85,95 1384 86 238 24,74 7 0,58 95 7,87 82 6,29 (Nguồn: Báo cáo thống kê lao động các năm Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên)

* Xét theo hình thức tác động vào đối tượng lao động ta thấy

Qua 5 năm lao động trực tiếp của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động và có xu hướng tăng rất nhanh. Năm 2011 số lao động trực tiếp là 1316 người tăng 331 người so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ tăng là 33,60%. Năm 2010 tỷ trọng lao động trực tiếp chiếm 90,36% sang đến năm 2011 chiếm 92,67% tỷ trọng. Sang các năm 2012, 2013 và năm 2014 số lao động trực tiếp là 1346, 1403 và 1491 chiếm 92,57%; 92,60% và 92,89% tỷ trọng tăng lên 88 người so với năm 2013 tương ứng với tỷ lệ tăng là 6,27%.

Lực lượng lao động gián tiếp chiếm tỷ lệ thấp so với lực lượng lao động trực tiếp lần lượt các năm như sau 9,64% (năm 2010); 7,33% (năm 2011); 7,43% (năm 2012); 7,40% (năm 2013) và 7,11% (năm 2014). Ta thấy lực lượng lao động gián tiếp tăng nhẹ qua một số năm và tốc độ tăng của lực lượng này chậm hơn so với tốc độ tăng của lực lượng lao động trực tiếp. Việc này cho thấy công ty giữ tương đối ổn định bộ phận lãnh đạo và hành chính, công ty đang tiếp tục đào tạo, thu hút lao động, đây là một tín hiệu đáng mừng vì công ty đang từng bước ổn định được cơ cấu tổ chức nhân sự, giảm bớt lao động gián tiếp mà tập trung ở khâu trực tiếp.

* Xét theo giới tính ta thấy

Lao động nam và nữ thay đổi qua các năm là do tổng số lao động của công ty đã thay đổi nhưng nhìn chung tỷ lệ lao động nam vẫn chiếm số đông so với lao động nữ.

Năm 2011 tổng số lao động tăng thêm là 330 người trong đó lao động nam tăng thêm 238 người chiếm 84,51% tỷ trọng trong khi đó lao động nữ tăng 90 người chiếm tỷ trọng 15,49%. Số lượng lao động nam tiếp tục tăng qua các năm 2012, 2013 và năm 2014 là 7; 95 và 82 người chiếm tỷ trọng là 83,02%; 85,95%;

86% trong khi đó lao động nữ tăng rất ít. Số lao động nam là chủ yếu và chiếm phần đông như vậy cũng có những thuận lợi như thuận lợi cho công tác quản lý của công ty. Với đặc điểm lao động nam khỏe mạnh nên phù hợp với đặc thù công việc, tuy nhiên cũng gây khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp lao động khi họ không kiên nhẫn, khéo léo.

Nhận xét: Tỷ lệ nam và nữ chưa cân đối. Để khắc phục điều này cần có sự phân bổ hợp lý về tỷ lệ lao động trong một ngành nghề, để còn có thể thay thế, hoán đổi vị trí công việc cho nhau trong quá trình làm việc.

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty năm 2010-2014 Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu

Năm

So sánh

2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013 2010 2011 2012 2013 2014 +/- % +/- % +/- % +/- % Đại học 17 20 22 25 26 3 17,64 2 10 3 13,63 1 4 Cao đẳng,

Trung cấp 15 19 22 22 24 4 26,66 3 15,78 0 0 2 9,09 Khác 1058 1381 1410 1468 1555 323 30,52 29 2,09 58 4,11 87 5,92 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên)

* Xét theo trình độ chuyên môn:

Qua bảng 2.3 cho thấy trình độ chuyên môn về lao động như: Số lao động có trình độ Đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ rất thấp. Năm 2010 là 32 người chiếm tỷ trọng 2,9% tổng số lao động, đến năm 2014 mới tăng lên được 50 người chỉ chiếm tỷ trọng 3,1% tổng số lao động. Tuy nhiên lực lượng lao động khác lại khá lớn chiếm tỷ trọng gần 97% trong tổng số lao động cũng đã được trang bị các kiến thức để có thể làm chủ công nghệ, đảm bảo việc sản xuất được liên tục cho việc phát triển kinh doanh của công ty.

Từ số liệu phân tích ở trên ta thấy tổng số lao động của công ty luôn thay đổi và trình độ lao động của công ty đang từng bước được nâng cao cho phù hợp với những đòi hỏi khắt khe của nền kinh tế thị trường. Theo ý kiến của Ban lãnh đạo công ty cổ phần Lâm nghiệp Hàm Yên việc bố trí công việc là phù hợp với giới tính và năng lực lao động của công ty. Đội ngũ nhân lực đáp ứng được yêu cầu của công

việc. Ngoài ra, công ty cần có những biện pháp kích thích lao động để thực sự đạt được hiệu quả tối ưu trong vấn đề sử dụng lao động.

2.2.1.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của công ty Lâm nghiệp Hàm Yên giai đoạn năm 2010-2014

Từ các mục tiêu của hoạt động quản trị nhân sự là để đem lại tính hiệu quả.

Vì vậy, khi phân tích thực trạng nhân lực của công ty, chúng ta không thể bỏ qua được vấn đề phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng lao động. Hiệu quả sử dụng lao động biểu hiện bằng doanh lợi và năng suất lao động. Yếu tố doanh lợi sử dụng lao động là một chỉ tiêu hiệu quả ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Doanh lợi lao động đạt được tối ưu khi lực lượng lao động được cân đối đủ về số lượng và chất lượng. Lực lượng lao động trong công ty phải được phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các bộ phận và cá nhân với nhau.

Doanh lợi lao động của công ty Lâm nghiệp Hàm Yên giai đoạn năm 2010- 2014 được biểu hiện qua 2 nhóm chỉ tiêu sau.

a) Năng suất lao động:

Bảng 2.4: Năng suất lao động tại công ty giai đoạn 2010- 2014

TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

1 Doanh thu

(ng.đ) 26.957.103 57.006.144 86.498.568 116.553.397 146.036.073 2 Tổng số

lao động 1090 1420 1454 1515 1605

3

Năng suất lao động

(ng.đ)

24.731,29 40.145,17 59.490,07 76.932,94 90.988,21

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên)

Qua bảng 2.4 cho thấy một công nhân viên trong năm 2010 tham gia vào sản xuất thì làm ra 24.731,29 nghìn đồng doanh thu. Trong các năm tiếp theo 2011, 2012, 2013, 2014 chỉ tiêu này tiếp tục tăng và tăng đến 90.988,21 nghìn đồng.

b) Doanh lợi lao động

Bảng 2.5: Doanh lợi lao động tại công ty Lâm nghiệp Hàm Yên giai đoạn năm 2010-2014

TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

1 Tổng lợi nhuận 2.059.093 2.234.825 2.639.395 3.694.359 4.675.364

2 Tổng số lao động 1090 1420 1454 1515 1605

3 Doanh lợi lao

động (ng.đ) 1.889,08 1.573,82 1.815,26 2.438,52 2.913 (Nguồn: Phòng kế toán Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên) Qua bảng 2.5 cho thấy trong năm 2010 một công nhân đem lại lợi nhuận sau thuế là 1.889,08 nghìn đồng. Số lợi nhuận công nhân làm ra ngày một tăng lên từ năm 2011 đến năm 2014 số tiền lợi nhuận một công nhân đem lại là 2.913 nghìn đồng.

c) Chi phí nhân công

Bảng 2.6: Chi phí nhân công của công ty Lâm nghiệp Hàm Yên giai đoạn năm 2011- 2014

TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

1 Tổng số lao động

(người) 1090 1420 1454 1515 1605

2 TN BQ của người

lao động (ng.đ) 1.870 2.200 2.420 2.750 2.970

3 Tổng quỹ lương

(ng.đ) 2.038.300 3.124.000 3.518.700 4.166.300 4.766.900 4 Doanh thu (ng.đ) 26.957.103 57.006.144 86.498.568 116.553.397 146.036.073 5 Chi phí nhân công 14.548 20.072 27.040 30.768 33.694

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên)

Qua bảng 2.6 cho thấy năm 2010 cứ sản xuất 1 đồng chi phí tiền lương thì đem lại là 14.548 doanh thu. Số doanh thu tiếp tục tăng qua các năm 2011, 2012, 2013 và 2014 lần lượt là 20.072; 27.040; 30.768 và cuối cùng là 33.694.

d) Thu nhập của người lao động:

Qua bảng 2.7 cho thấy năm thu nhập của cán bộ công nhân viên thay đổi theo xu hướng tăng. Năm 2010 mới chỉ 1.870.0000 đ/ người, đến năm 2011 đã tăng lên 330.000 đ/ người chiếm tỷ lệ 17,64% so với năm 2010. Tương tự năm 2012 so với năm 2011 tăng lên 220.0000 đ/người chiếm tỷ lệ 10%. Năm 2013 tăng lên 330.000 đ/ người chiếm tỷ lệ 13,63% so với năm 2012 và cuối cùng là năm 2014 so với năm 2013 tăng lên 220.0000 đ/người chiếm tỷ lệ 8%. Do ngoài phần lương cố định được nhận theo quy định của công ty, các khoản thu nhập khác có được nhờ vào tình hình sản xuất kinh doanh tốt của công ty. Theo Ban lãnh đạo công ty mặc dù thu nhập của cán bộ công nhân viên tăng nhẹ nhưng so với mặt bằng về thu nhập của các doanh nghiệp khác thì mức tăng này vẫn còn thấp.Vì vậy cần có biện pháp khen thưởng, đãi ngộ với người lao động có như vậy mới tạo đà cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Bảng 2.7: Bảng thu nhập bình quân của người lao động tại công ty giai đoạn năm 2010-2014

Đơn vị tính: nghìn đồng

Chỉ tiêu

Năm

So sánh

2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013

2010 2011 2012 2013 2014 +/- % +/- % +/- % +/- %

Doanh

thu 26.957.103 57.006.144 86.498.568 116.553.397 146.036.073 30.049.041 111,5 29.492.424 51,73 30.054.829 34,74 29.482.676 25,294 TN

BQ của người

lao động

1.870 2.200 2.420 2.750 2.970 330 17,64 220 10 330 13,63 220 8

(Nguồn: Phòng tổ chức- hành chính Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên)

e) Mức độ hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp:

Bảng 2.8: Báo cáo tăng giảm lao động của công ty năm 2014

TT Danh mục

Năm 2014

Tổng số người Tỷ lệ

I Số đầu kỳ 1515 100

1 Có Quyết định 1345 88,7

2 Chưa có quyết định 170 11,3

II Số tăng trong kỳ 150 100

1 Tăng do tuyển mới 105 70

2 Tăng khác 45 30

III Số Giảm trong kỳ(1+3) 60 100

1 Giảm do bỏ việc 40 66,6

2 Trong đó: Có QĐ 10 16,7

3 Giảm khác 20 33,4

IV Số cuối kỳ(31/12) 1605 100

1 Có quyết định 1500 93,4

2 Chưa có quyết định 105 6,6

(Nguồn phòng tổ chức hành chính Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên) Qua bảng 2.8 cho thấy số lao động tăng năm 2014 là 150 người trong đó tuyển lao động mới là 105 người chiếm 70%. Số lao động giảm là 40 người chiếm tỷ lệ là 66,6%. Theo Ban lãnh đạo công ty, mặc dù chế độ lương và thưởng cũng rất được chú ý nhưng số lượng lao động giảm là do chuyển đi các nơi khác có thu nhập cao hơn. Vì vậy công ty cũng cần có những biện pháp để giữ chân những cán bộ công nhân viên chủ chốt của công ty để luôn luôn có một lực lượng lao động ổn định duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đem lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản trị nhân lực tại công ty lâm nghiệp hàm yên (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)