TUYẾN NHÂN VẬT PHẢN DIỆN

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết đội gạo lên chùa của nguyễn xuân khánh (Trang 27 - 44)

CHƯƠNG 1. NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC HỆ THỐNG NHÂN VẬT

1.2. TUYẾN NHÂN VẬT PHẢN DIỆN

Trái với nhân vật chính diện, nhân vật phản diện mang bản chất xấu xa trái với đạo lý và lý tưởng, đáng lên án và phủ định [21, tr 73]. Hệ thống các nhân vật phản diện xét ở chức năng xã hội - là công cụ để thực hiện những âm mưu đen tối, những tham vọng chính trị điên rồ [21, tr 9]. Xét ở chức năng văn học, chúng đóng vai trò phản đề: nhân vật phản diện đại diện cho cái ác;

là phản đề của nhân vật chính diện.

Đại diện cho tuyến nhân vật này là lực lƣợng xâm lƣợc pháp mà nhân vật trung tâm của truyện là trung úy Bernard, Bernard chính là kết quả của sự

phối kết giữa một người đàn bà bản địa- bà Thu với một người lính pháp đi xâm lƣợc, Bernard mất cha từ khi con nhỏ và bà Thu đã nuôi dƣỡng hắn lớn lên như bao đứa trẻ người Việt khác. Nhìn ngoại hình và cách sinh hoạt của hắn thì ai cũng nhận thấy đây là một người Việt thực thụ “có tầm vóc trung bình của người Việt, cao 1m60, bề ngang hơi to bè, đứng cạnh Tây thì hắn lùn; bộ tóc rậm và đen nhánh, da trắng, mũi lõ, mắt xanh, đôi mắt xanh khá đẹp hơi nữ tính, đôi mắt hơi dài và hàng mi dài [16]. “Suốt thời thơ ấu, Bernard chơi bời nghịch ngợm và học tập cùng với lũ trẻ người Việt. Nói tiếng Việt sỏi hơn tiếng Pháp, ăn cơm bằng đũa, chén thịt chó mắm tôm, đi ăn giỗ ăn tết, rồi có lúc học cả cái cách đối xử mánh khóe, xỏ lá ba que chẳng khác gì hạng hạ lưu trong xã hội người Việt” [16, tr.49]. Tất cả cuộc sống của hắn từ thời thơ ấu ảnh hưởng nhiều của người Việt. Chính vì sinh ra hai dòng máu nên trong sâu thẳm con người hắn nảy sinh nhiều mâu thuẫn, từ thẳm sâu trong lòng, Hắn vẫn cảm nhận đƣợc có một niềm kiêu hãnh âm thầm trú ngụ.

Nhất là khi ông Jules khơi gợi cho hắn thức dậy. Hắn thuộc về một nòi giống cao quý, thượng đẳng. Hắn thừa hưởng được từ người cha, người chinh phục thuộc địa cái can trường táo tợn của một kẻ phiêu lưu mạo hiểm, lại đồng thời thừa hưởng được cái lanh lẹn tháo vát, láu lỉnh của người mẹ, nên rất thông minh, cả quyết và dễ dàng thích ứng mọi hoàn cảnh. Chẳng thế mà chỉ một năm sau, hắn đã có điệu bộ hoàn toàn Tây, và giọng nói thì hệt như một người Pháp mới từ Paris sang xứ thuộc địa. Tuy vậy khi trở về nhà ngoại hay trở về quê mẹ, những ngày tết, ngày nghỉ hè, hắn lại lột xác biến đổi nhƣ con kỳ nhông và trở thành một anh chàng An Nam đặc sệt, biết ăn lòng lợn chấm mắm tôm và chén tiết canh tì tì không sợ. Thực ra hắn không lột xác da vàng, hắn chỉ khoác thêm cái lốt da trắng bên nội mà lúc này hắn mới tiếp nhận và hắn có thể sử dụng chúng tùy hoàn cảnh. Nhƣ vậy, chẳng tốt sao. Từ mơ hồ chuyển sang ý thức, hình nhƣ hắn đã mang máng hiểu đƣợc cha mình hơn.

Tiếng gọi của nòi giống đã lên tiếng trong hắn tuy nó chưa tường minh, tuy nó chƣa mồn một. Bi kịch của hắn xuất hiện khi hắn ý thức về nguồn gốc, nòi giống của mình. Đó là bi kịch bị kẹt giữa hai dòng máu: da vàng của người mẹ và da trắng người cha Pháp. Mang trong mình hai dòng máu đã làm cho hắn vừa có tâm lý kiêu hãnh của kẻ thƣợng đẳng vừa có tâm lý tự ti của kẻ có dòng máu tạp chủng: da vàng. Vì thế trong nhân vật này luôn có sự đấu tranh giữa hai nguồn gốc bản xứ “hạ đẳng” và mẫu quốc “thƣợng đẳng”. Mâu thuẩn của Bernard lên cao khi chính hắn muốn gột rửa dòng máu da vàng ra khỏi cơ thể mình. Tâm hồn hắn trở thành “bãi chiến trường cho cuộc chiến tranh chấp giữa dòng máu nội và dòng máu ngoại” [16, tr.70], luôn có sự đấu tranh giữa tính cách mạnh mẽ của kẻ đi chinh phục ƣa bạo lực và tâm lý nhu thuận hiền hòa của một dân tộc phương Đông. Tâm lý đó kết hợp với ba nỗi hận: Cách mạng tháng tám thành công, đã làm tan vỡ trong hắn niềm kiêu hãnh của kẻ đi chinh phục; bị người yêu- cô Mận phản bội; cái chết của người cậu và bà mẹ khiến Bernard nghiêng hẳn về phía người cha. Hắn cố chối bỏ tất cả những gì thuộc về xứ sở mà hắn đã sinh ra và lớn lên, cả dòng máu người mẹ mà hắn đang mang trong huyết quản. Bernard nói rất sõi tiếng Việt nhƣng không bao giờ tự nói tiếng Việt mà dùng tiếng Pháp, khi giao tiếp với người bị bắt chỉ thông qua phiên dịch. Hắn “ít nói và kín đáo”- đức tính mà hắn rất kiêu hãnh nhưng không thừa nhận là được thừa hưởng từ người cậu, từ bên ngoại. Hay khi đứng trước Thalan- người mang dòng máu quý tộc, hắn luôn mặc cảm tự ti của kẻ “mang dòng máu tạp chủng”, vì thế hắn luôn ghen tị, đối đầu ngấm ngầm với viên đại úy này. Chính vì muốn “lột xác dứt khoát” nên Bernard càng ngày càng cực đoan “Hắn nghĩ chiến tranh là chiến tranh. Đó là máu và lửa. Phải độc địa nhƣ loài rắn. Phải thâm hiểm xảo quyệt nhƣ loài chó sói.

Làm bất cứ điều gì, chỉ cốt cuối cùng chiến thắng. Bởi chỉ có con người chiến thắng mới là người có lý” [16, tr.399]. Sự oán giận được nghiền ngẫm mãi đã

trở thành sự hận thù càng lúc càng sâu sắc. Sự hận thù có tính lây lan. Sự thù hận làm con người thiếu sáng suốt. Sự thù hận của Bernard cứ như vậy tăng lên từng bước. Nó như những lớp sóng xô đẩy, lớp sau đè lên lớp trước hay nói cho đúng, lớp nọ đẩy lớp kia đang lên càng ngày càng cao. Hơn nữa lại còn cái cộng đồng nơi anh làm việc nữa. Phòng tình báo là chốn mà mưu mô xảo quyệt đƣợc tôn vinh thành thông minh sáng láng, mà sự tàn bạo đến quỷ khóc thần sầu được tôn vinh là đức hạnh, là thước đo lý tưởng trung thành. Ở đây, thương xót là trò ngớ ngẩn đàn bà, đức từ bi được đánh giá là trò ngu xuẩn. Cái gì cũng đƣợc cho phép, miễn là kẻ thù bị tiêu diệt. Cái hung bạo vốn sẵn có trong con người không hề bị kiềm chế. Ở người lương thiện bình thường, nó bị xiềng xích, bị giam giữ. Nhưng ở đây, xiềng xích đã tháo tung, nó tha hồ bay lượn tung hoành mà Bernard là người thích ứng giỏi, là người thông minh. Cho nên chằng cần phải dạy dỗ, chỉ thoáng nhìn, hắn đã hiểu ngay mình cần phải làm gì. Bạo lực ở đây gắn với quyền lực. Nó có tiếng gọi, sức hấp dẫn mê hồn. Bạo lực sẽ gặp phản bạo lực. Chúng là đối thủ song cũng là đối tác trong cái vũ điệu ma quái không gì kiềm chế nổi. Hai bên sẽ say máu như những kẻ lên đồng. Bên nọ đẩy bên kia lên. Người nào rơi vào cơn lốc xoáy của nó sẽ trở nên mê muội cực đoan. Không biết chừng trở thành đao phủ khát máu lúc nào chẳng hay. Ở cấp độ này, trí thông minh cộng với sự tàn bạo sẽ thành lý thuyết để biện minh cho hành động của mình: “Chúng mày không đƣợc bỏ sót một ngóc ngách nào. Khám kỹ từng xăng ti mét. Bếp, lật tung lên. Đống củi, đống rơm, thuốn tìm hầm thật kỹ những chỗ ấy...chuồng bò, chuồng lợn, khám tuốt...”[16, tr.15]. Đến bất kỳ địa phương nào hắn cũng nhanh chóng tập hợp ngay đƣợc một lũ lâu la. Bọn đầu trâu mặt ngựa chỉ ngửi thấy hắn, chỉ trông thấy hắn là lập tức bâu lại ngay. Bernard ngày nào cũng bia rượu, cũng cơm gà cá gỏi, nên chẳng mấy chốc, người hắn to ra. Dân xung quanh nơi đóng quân, trông thấy hắn là sợ nem nép, sợ đến xanh mắt. Người

ta gọi hắn là Tây lùn. Cái ác của hắn ngày càng ghê rợn, mỗi một cuộc hành hình hắn đều khua chiêng, khua trống lùa dân ra xem: “...ba anh cán bộ bị bắn nát lồng ngực. Có anh bị đạn bắn trúng mặt, văng cả quai hàm. Máu bắn tung tóe. Óc vãi ra tung tóe. Một lính ba ti dăng sợ quá, bắn văng đạn lên trời. Anh lính bị phạt phải chạy quanh bãi tập ba vòng; rồi lại phải một mình tập bắn tiếp cho đến khi trúng mới thôi” [16, tr.70].

Tại sao Bernard lại hung tợn như thế. Khi một người lính đi xâm chiếm phối kết với một người đàn bà thuộc địa, thì đứa con sinh ra sẽ là một bãi chiến trường cho cuộc chiến tranh chấp giữa dòng máu nội và dòng máu ngoại. Nếu phía người mẹ thắng, người con sẽ đứng về phía ngoại. Nhiều người lai đã trở thành những chiến sĩ chống thực dân kiên quyết nhất. Nếu phái người cha giành giật được, đứa con sẽ trở thành kẻ chống đối lại bầu sữa đã nuôi nấng nó một cách điên cuồng. Hắn cố phủ nhận người mẹ. Và để lấy lòng người cha, hắn sẽ không từ một thủ đoạn nào. Hắn ghê tởm dòng máu người mẹ mà hắn mang trong huyết quản. Hắn cực kỳ nguy hiểm, bởi vì hắn từ lòng mẹ chui ra, hắn đã thuộc lòng tất cả những gì thuộc về người mẹ.

Cái ác của cuộc xâm chiếm thuộc địa bùng dậy với tất cả vẻ tàn khốc của nó. Bernard từng nói “kẻ nào nhân đạo, kẻ ấy đang tự sát” [16, tr.45]. Dưới bàn tay của hắn, những tội ác kinh hoàng đã đƣợc diễn ra qua nghệ thuật xây dựng hình tƣợng đạt đến trình độ bậc thầy của Nguyễn Xuân Khánh. Đó là cái bào thai bốn tháng tuổi của một nữ chiến sĩ cách mạng bị mổ ra “...cái thai đã to bằng củ khoai to. Cái thai cứ phập phồng ngoe nguẫy mãi mới chịu chết”[16, tr.243]. Đó là hình ảnh khiếp đảm về những xác người bị cắt toang hoác cuống họng, máu chảy lênh láng trong ngôi miếu hoang giữa bóng chiều nhập nhoạng: “...xác người đổ dọc, cái cửa lại mở nên máu chảy ào ra, chảy qua thềm, xuống đến góc bàng, những xác người bị trói. Tất cả đều bị cắt cổ.

Có cả những đầu người bị cắt rời ra. Những cái đầu. Những cái xác không

đầu. Có cả những người bị trói đứng vào cột. Cái đầu lâu chưa bị đứt hẳn còn lủng lẳng treo trước ngực”[16, tr.39]. Hay cuộc hành hình xử tử thầy giáo Hải với hành động chặt đầu, mổ bụng cột vào cây thập ác vứt trôi giữa dòng sông thể hiện sự tàn ác đến tột cùng của Bernard. Hắn dùng nhiều hình thức tra tấn dã man kiểu thời nguyên thủy đến tra điện. Cách tra tấn thật kinh hoàng: “bọn tay chân bắt đầu rót nước xuống tấm vải. Miếng vải dần dần thấm nước. Nó dính sát vào mặt nạn nhân. Nó bịt hết mọi đường chuyển động của không khí vào mũi của nạn nhân. Nước vẫn rót xuống tạo thành một màng nước kín mít, không một thứ khí nào có thể lọt qua”[16, tr.417]. Cứ mỗi lần tra tấn là nỗi tức giận trong Bernard lại tăng lên. Tức giận chồng lên tức giận. Dần dần nó chuyển biến thành sự căm giận hung tàn. Một bên quyết đè bẹp. Một bên quyết chống cự. Lẽ dĩ nhiên cái điều man rợ nhất sẽ phải xảy ra. Bàn tay dù vấy máu nhƣng đem lại kết quả “Cái đầu lâu bị kéo mạnh văng ra, đập vào mặt hắn làm mặt hắn nhoe nhoét máu. Cái thân hình mất đầu phun máu ra thành vòi. Cái vòi màu đỏ theo nhịp tim lúc lên cao, xuống thấp”[16, tr,421].

“ Hắn lấy một chiếc thuyền thúng cắm ba cái cọc. Mũi thuyền cắm chiếc cọc thấp nhất treo cái rọ lợn thƣa đựng đầu thầy Hải. Giữa thuyền là chiếc cọc trung bình. Tây lùn sai mổ bụng thầy Hải lấy bộ lòng trắng hếu quấn vào chiếc cọc này. Đuôi thuyền là chiếc cọc cao nhất. Benrard sai lấy chiếc áo trắng vấy máu của Hải, rồi dùng cây cọc cao tạo thành một gã bù nhìn rồi chở xác trên con sông Đào. Đến mỗi xóm lại bắt dân ra xem. Đặt tên cho trò biểu diễn quái gỡ ấy là “Thuyền cộng sản trôi sông”[16, tr.422]

Với lớp ngôn ngữ đặc tả, cái ác hiện lên trong tác phẩm cụ thể và chân thật qua những hình ảnh, hành động và lời nói của nhân vật Bernard. Bernard là hình hài dị dạng, bệnh hoạn của một cuộc hôn phối cƣỡng ép giữa hai nguồn văn hóa Đông- Tây. Chính vì muốn “lột xác” dứt khoát nên Bernard càng ngày càng cực đoan. Chính những điều đó mà cuối cùng Bernard đã phải

nhận cái chết theo một cách đầy man rợ mà hắn vẫn vui thú mỗi khi ra tay với những người anh em cùng chung với hắn một nửa dòng máu: “Cuối cùng rắc một cái. Tây lùn thét vang trời rồi nhũn ra (...). Hai người cưa một cái đầu. Kẻ bị bó giò rú lên nhƣ một con chó dại sủa trăng” [16,tr.437]. Cái kết khủng khiếp cho một sự kết hợp không hoàn hảo.

Nhân vật thứ hai là Thalan. Nguyễn Xuân Khánh đặt nhân vật bên cạnh Bernard làm một nhiệm vụ chỉ huy, thuyết giảng về những bài học chiến tranh và bình định thuộc địa. Nguyễn Xuân Khánh đã cơ cấu một cuộc đối thoại văn hóa đầy thú vị giữa hai viên sĩ quan Thalan và Bernard, một bên đại diện cho văn minh phương Tây thuần phát, bên còn lại chính là nền văn minh ấy nhưng đã bị lai tạp cho âm mưu bình định thuộc địa. Nếu Thalan mang trong mình những lý tưởng đẹp đẽ về một công cuộc khai hóa, thì Bernard là lời khẳng định về bản chất thực tế sự có mặt của thực dân Pháp ở Việt Nam. Nếu Thalan là biểu trưng những đóng góp đáng ghi nhận của Pháp cho bước tiến lịch sử của dân tộc Việt trên nhiều lĩnh vực văn hóa và khoa học kỹ thuật, thì Bernard là ám ảnh về tội ác và sự dã man thời trung cổ đối ngƣợc hoàn toàn với thứ văn minh tóm gọn trong sáu chữ: tự do, bình đẳng, bác ái. Cuối cùng Thalan là ảo tưởng cao cả và lớn lao của niềm vinh quang Pháp ngây thơ đang nhìn về các thuộc địa, còn Bernard là hiện thực xấu xa đáng hổ thẹn. Không như Bernard một kẻ luôn cảm thấy tự ti và hổ thẹn trước dòng máu “hai mang” của mình để rồi trở thành kẻ hèn hạ, thủ đoạn đê hèn để tiêu diệt kẻ thù, thì Thalan hiện lên là người “trọng sự trung thực, lương thiện và danh dự, tính quân nhân và tính quý tộc là hai điều thấy rõ nơi ông” [16]. Sự kiêu hãnh đa nghi và mị dân. Thalan dùng “người Việt đánh người Việt”: “Để bình định và lan tỏa thì không gì tốt hơn bằng dùng người địa phương. Do vậy, Thalan cho Mật làm sếp đồn Sọ. Thalan nghĩ: thời kỳ cắm chốt đã xong. Quản Mật là tay sai đắc lực, nhưng không thể hoàn toàn tin cậy được. Bởi vì dưới quyền

Mật là một trung đội lính Việt bổ sung” ...Họ là những người Việt tự nguyện đầu quân vào đội quân viễn chinh Pháp. Phần lớn, họ là những giáo dân và những người có thù hận với Việt Minh...”[16,tr.192,193]. “...ta sẽ làm cho Việt Minh thiếu lương thực, ta sẽ bình định hoàn toàn vùng châu thổ sông Hồng. Trong cuộc chiến tranh ác liệt này, ai làm chủ đồng bằng, làm chủ thóc lúa, kẻ ấy sẽ thắng” [16, tr.196].

Bernard và Thalan cho ta hình dung về hình ảnh của Philippe và Jullien của Mẫu Thượng Ngàn [14]. Thực ra chỉ là khía cạnh để khắc họa “tên thực dân”. Philippe và Jullien cùng nhất định “chỉ có dân tộc sinh ra để thống trị và dân tộc sinh ra để chịu sự thống trị”, cùng thèm khát đóa hoa Đông Dương đẹp nhất mọi xứ thuộc địa, Jullien rõ ràng với ý đồ áp chế, nô dịch. Sự “dấn thân” của họ với con người và văn hóa Việt cũng khác hẳn nhau.

Khéo léo lồng vào câu chuyện lịch sử, Nguyễn Xuân Khánh xây dựng những nhân vật văn chương đặc sắc. Quản Mật, sau này làm sếp đồn Sọ, là tay sai đắc lực của thực dân Pháp. Mật là con cụ Chánh Long, nói tiếng Tây lau láu. Đời của hắn từ một người làm chân nhà thầu cho anhtăngđăng nhưng vì ham mê cờ bạc nên cuối cùng trắng tay. Mật làm lại cuộc đời bằng cách gia nhập lính Pháp. Cũng khá tháo vát luồn lọt, nên cuối cùng đƣợc lên chức ắcxìđằng. Cuộc đời của nhân vật này hiện lên bức chân dung là kẻ làm tay sai, chỉ điểm cho giặc, một kẻ “quyền rơm vạ đá”[16, tr.245]. Vì Quản Mật mà thầy trò sƣ cụ Vô Úy bị bắt giam, bị PC huyện ép cung, mớm cung, bị đánh đập, bị đƣa đến khu biệt giam, hắn luôn ra oai, không cả nể tình thân, bắt tất cả Việt Minh, bắt cô Nấm, lợi dụng quyền lực, dọa nạt dân quê để bóp nặn, làm đảo lộn cuộc sống người dân làng Sọ.

Ở tuyến nhân vật này còn có anh Đội Khoát. Trong cách nhìn nhận về lịch sử và con người thời kỳ cải cách ruộng đất, Nguyễn Xuân Khánh, bằng cái nhìn vừa biện chứng lại vừa nhân ái, đã nhận ra ở trong sai lầm của cuộc

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết đội gạo lên chùa của nguyễn xuân khánh (Trang 27 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)