CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
3.2. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
3.2.2. Thời gian tâm lý – đảo tuyến
Trong vật lý chỉ có một chiều thời gian tuyến tính đi từ quá khứ- hiện tại- tương lai, không đảo ngược, không thể trở về quá khứ hoặc tiến tới tương lai từng giờ từng phút từng giây bất định cứ thế trôi chảy. Nhƣng trong tác phẩm văn học, có thể cùng lúc xuất hiện chiều thời gian quá khứ xen lẫn vào hiện tại hoặc vẽ ra một chiều không gian ở tương lai. Tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh đã cùng lúc tái hiện nhiều chiều thời gian, đồng hiện cùng lúc các chiều thời gian ấy một cách thành công và đây là một trong những nét đặc trƣng về mặt nghệ thuật của không chỉ tiểu thuyết Hồ Qúy Ly và Mẫu Thượng Ngàn mà Đội gạo lên chùa nối tiếp. Nếu đọc các tác phẩm này sẽ lạc vào mê cung của các sự kiện liên tục đƣợc nhắc đến và ở các chiều thời gian khác nhau vì quá khứ- hiện tại cùng lúc hiện ra, đan xen vào nhau cũng tham gia vào kết cấu truyện nhằm khắc họa rõ nét hơn tâm trạng nhân vật, hoàn cảnh hay để lí giải cho một vấn đề nào đó đƣợc rõ ràng hơn.
Trong Đội gạo lên chùa, thời gian nhiều hơn hết là thời gian đan xen giữa quá khứ và hiện tại, liên tục các sự kiện vào thời điểm hiện tại đƣợc nêu ra và đi kèm để làm rõ hơn sự kiện hiện tại bao giờ tác giả cũng chêm xen vào một sự kiện nào đó ở quá khứ. Quá khứ đó có thể mới hôm qua, cũng có thể hàng thế kỷ trước. Đôi khi sự chêm xen quá khứ là do mạch truyện và do người dẫn truyện nhưng đôi khi lại là hồi ức của nhân vật. Trần Đình Sử cho rằng: “Hồi tưởng là quay về quá khứ, nhưng đồng thời cũng làm sống lại cái
“hiện tại”, ước mơ tương lai, cũng là sống với cái hiện tại của tương lai trong hiện tại. Do đó sự phân biệt của ba bình diện thời gian này chỉ là tương đối trong khi đó có một dòng hiện tại cảm nhận xuyên suốt mọi bình diện. Sự phân biệt quá khứ hiện tại tương lai, chỉ xuất hiện trong phạm vi thời gian nhân vật và sự kiện” [26, tr.95]. Ngay phần đầu tác phẩm, sự kiện ở thời điểm hiện tại là cuộc trốn chạy của chị em Nguyệt xin vào chùa. Sau đó tác giả quay ngƣợc trở lại thời gian sự kiện đã xảy ra trong quá khứ qua câu chuyện kể lại của Nguyệt để lý giải cho sự nương nhờ chùa của chị em Nguyệt và cuối chương là việc sư cụ Vô Úy đồng ý cho hai chị em được ở lại chùa. Hay khi giới thiệu về Tây lai Bernard, xuất hiện là sỹ quan phòng nhì với những tội ác, sau đó nhà văn quay ngƣợc về thời gian quá khứ từ việc bà Thu mẹ Bernard xin đi tu, không theo được đường tu rồi lấy một người lính Pháp và
sinh ra Bernard. Hay câu chuyện của Sƣ Vô Trần đang ở hiện tại, tác giả quay ngƣợc lại kể về cuộc đời của cụ Tập. Sƣ Vô Úy đƣợc nhắc đến ngay từ đầu truyện với tư cách là người trị vì chùa Sọ, cứu giúp chị em An và Nguyệt, sau đó nhà văn quay ngƣợc lại mấy chục năm để kể về lai lịch của Vô Úy: “Thầy tôi họ Lê tên tục là Sinh. Thân phụ người có hai người con Trường và Sinh.
Sinh quán ở tại thôn Nhiễm, một ngôi làng ở cạnh Hà Nội. Dòng dõi nho gia.
Một cụ tổ đỗ Thám hoa dân trong vùng gọi là cụ Thám Nhiễm. Ông thân sinh ra người là Lê Mậu chỉ đỗ cử nhân...”[16,tr.250].
Nhiều khi cốt truyện đang phát triển theo tuyến tính thì đột nhiên nhà văn lại kéo người đọc quay trở về quãng thời gian trước đó hoặc tiến lên hàng chục năm. Chẳng hạn ở phần I, chương 15 đang nói về việc sư Khoan Độ đưa Nguyệt đi trốn đến nhà bà Nấm, sƣ Khoan Độ ở đó một tháng dạy Căn học võ rồi chia tay Nguyệt trở về am nhỏ sau lưng núi Yên Tử, chương 16 lại là câu chuyện của sƣ Vô Úy về đệ tử Khoan Hòa của mình, thời gian lùi về quá khứ khi sư Vô Úy mới đi tu, chương 17 bắt đầu với việc sư Khoan Độ cùng Nguyệt đi tìm nhà bà Nấm sau khi trốn khỏi chùa...
Từ quá khứ sang hiện tại, từ hiện tại đến tương lai không liền mạch mà nhiều khi đảo lộn, đứt quãng, nhòe lẫn. Thời gian trong cốt truyện, nhất là ở từng chương có sự đảo lộn, có sự đan xen, đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại.
Có thể hình dung mô hình thời gian của tác phẩm nhƣ sau: hiện tại 1- quá khứ - hiện tại 2. Trong đó hiện tại hai chính là sự phát triển tiếp của hiện tại một.
Chẳng hạn phần mở đầu tác phẩm nhà văn giới thiệu sự kiện ở thời điểm hiện tại: chị em Nguyệt, An đến xin sư trụ trì chùa Sọ cho nương nhờ rồi mới quay trở lại thời gian sự kiện đã xảy ra trong quá khứ qua câu chuyện kể lại của Nguyệt và cuối chương là việc sư cụ Vô Úy đồng ý cho hai chị em được ở lại chùa. Hay khi giới thiệu về Tây lai Bernard, xuất hiện là sỹ quan phòng nhì với những tội ác, sau đó nhà văn quay ngƣợc về thời gian quá khứ từ việc bà
Thu mẹ Bernard xin đi tu, không theo được được đường tu rồi lấy một người lính Pháp và sinh ra Bernard, lý giải nguyên nhân vì sao Bernard trở nên tàn bạo.
Người đọc không chỉ thấy thời gian lịch sử đóng khung trong những sự kiện lịch sử của thế kỷ XX mà nhà văn còn đưa người đọc trở về với thời gian của hàng nghìn, hàng trăm năm trước của sự phát triển đạo Phật: “Thời 2500 năm trước, Ấn Độ rất nhiều voi, những con voi to khổng lồ, ngà dài sắc nhọn, nó chỉ cần giẫm khẽ bàn chân là con người bẹp gí. Thấy đức Thích Ca ngồi dưới tán cây, kẻ kia thả voi ra. Con voi tên là Nalagiri lúc đó trở nên vô cùng dữ tợn. Voi say tung vòi, kêu váng trời, sầm sầm chạy tới. Đức Ananđà thấy vậy, định hy sinh thân mình, chặn lối, mặc cho voi giẫm đạp để cứu đức Thế Tôn. Nhưng Phật tổ gạt đi, người bình tĩnh ngồi thiền, rải tâm từ ra chung quanh. Voi say được tâm từ của người cảm hóa ngay lập tức. Đến trước mặt người, nó không còn hung dữ nữa. Nó bỗng nhiên tỉnh lại, quỳ sụp trước mặt người như đảnh lễ”[16,tr.75]. Hay tác giả đưa người đọc về với thời Lý, thời Trần “Thời Lý, thời Trần, dân ta ai cũng theo đạo Phật. Năm trăm năm thờ Phật, nên trong hồn người Việt, ai cũng có hạt giống Phật. Trải qua nhà Hồ rồi hai chục năm lệ thuộc nhà Minh, đạo Phật đã phôi pha ít nhiều. Đến đời nhà Lê, các vua đề cao đạo nho. Các vua nhà Lê không nhắc đến đạo Phật, vì nhắc đến đạo Phật là nhắc đến đức Trần Nhân Tông, vị vua đã chiến thắng quân Nguyên, chiến thắng lừng lẫy, rồi lại tự mình xây dựng nên Thiền phái Trúc Lâm làm rạng rỡ văn hóa Việt” [7,tr.93]. Việc đan xen các sự kiện ở quá khứ nhằm nhấn mạnh ý nghĩa sự kiện đang diễn ra vào thời điểm hiện tại.
Chẳng hạn nhƣ đoạn Vô Trần kể chuyện với vợ ở thời điểm hiện tại tác giả vừa lồng vào đoạn hồi ức về câu chuyện nổi tiếng nhất của Ông Tập ở làng Sọ (quá khứ) với các sự kiện liên quan đến cuộc đời cụ Tập và dòng họ Nguyễn và Bùi.
Cũng với bút pháp nghệ thuật này, ở phần 1 chương 3 tác giả nói về cuộc đời của Tây lai Bernard “Trung úy phòng nhì Bernard Martinot là Tây lai, một anh chàng nửa Việt, nửa Pháp. Cha là chuẩn úy Jean Martinot, mẹ là bà Lê Thị Thu...”[16,tr.46]. Sau đó ở phần 2 chương 16 tác giả quay lại nói về Bernard có mẹ là bà Lê Thị Thu, về nguồn gốc ra đời của Tây lai Bernard, về sự thay đổi cuộc sống của Bernard- nguyên nhân đƣa Bernard trở thành một người tàn độc. Việc tác giả phải “hồi cố” lại cuộc đời của Bernard để nói đến quá trình hình thành nhân cách, sự thay đổi tính cách dẫn đến số phận Bernard. Hay ở phần 3 chương 2 tác giả quay về quá khứ kể về gia đình của Cường và Tiến trong đơn vị đóng quân đi bộ đội của An. Hay thời gian lùi về quá khứ đƣợc tác giả kể lại trong câu chuyện của Bà Thêu- Ông Chánh. Tác giả lùi về quá khứ nhắc lại từ thời Cách mạng tháng tám đến năm 1945.
Đối với Nhân vật An và những sự kiện trong cuộc đời An, tác giả cũng đan xen thời gian quá khứ và hiện tại, liên tục các sự kiện đƣợc đan cài vào nhau. Đặc biệt quá trình diễn biến tâm lý từ lúc nhân vật bắt đầu lưu lạc vào chùa đến khi trưởng thành. Quá khứ thường xuất hiện nhất với An đó là những tháng ngày chứng kiến cha mẹ bị giặc giết trong một trận càn quét ngay cả khi An lưu lạc vào chùa Sọ “Tôi sẽ còn nhớ đến suốt đời cái ngày Tây càn, cái ngày đã làm gia đình tôi tan nát” [16, tr.33]. Xuyên suốt diễn biến của nhân vật, thủ pháp đan xen hiện thực và quá khứ cùng với các sự kiện diễn ra trong cuộc đời nhân vật An đƣợc tác giả đan xen ngôi kể thứ nhất và thứ ba linh hoạt, thời gian tâm lý luôn diễn biến một cách thường trực trong nhân vật An giúp người đọc dõi theo những diễn biến của câu chuyện.
Vào chùa, nhƣng An vẫn chứng kiến những biến cố xảy ra liên tục “chị em tôi đã may mắn đến đƣợc chùa này, đã may mắn gặp đƣợc sƣ cụ từ bi cứu giúp.
Chúng tôi đã may mắn tìm lại đƣợc mái ấm. Nào ngờ, nơi cửa Phật cũng không tránh khỏi đƣợc bão táp mƣa sa”[16,tr.203]. Trong những lúc sƣ cụ bị
bắt bị giải lên huyện, trong lòng An cũng không tránh khỏi sự hoang mang “ Tôi sợ lắm. Sợ đến buốt giá trong lòng. Không phải nỗi sợ, cái lạnh từ ngoài thấm vào. Có lẽ từ trong xương tủy toát ra. Cũng có thể nó là sản phẩm của ngôi chùa thênh thang đột nhiên trở nên hoang lạnh, côi cút, cô đơn”
[16,tr.204]. An suy nghĩ về số phận của mình, về những điều mà An đã đƣợc học ở thầy Vô Úy “sống ở cõi nhân gian tức là sống giữa những đau khổ.
Không sợ hãi, mới tìm đƣợc Niết bàn. Niết bàn chẳng ở đâu xa. Nó ở ngay cõi trần gian này”[16,tr.204]. Nỗi sợ hãi dường như đi vào trong giấc mơ của An
“Thầy tôi về với tôi trong giấc mộng”, nhiều lần những giấc mơ cứ chợt ẩn, chợt hiện về. An- một con người nhạy cảm, nhiều cảm xúc, nỗi niềm. Với tâm hồn non nớt, thơ dại của cậu bé An đã phải chịu nhiều cú sốc. Nỗi đau đó là vết “tử thương” mà cả đời cậu bé không thể quên. Cha mẹ bị giết, hai chị em phải trốn khỏi làng, cuối cùng được nương nhờ bóng từ bi của đức Phật, của sư trụ trì Vô Úy ở ngôi chùa Sọ. Thời gian đầu đến sống ở chùa An như người mất hồn, trở nên lầm lì ít nói, lúc nào cũng ngơ ngơ ngác ngác, tưởng như kẻ bị bệnh điên vậy. Cậu bé đã cố tìm câu trả lời cho việc tại sao mình không thể khóc khi đang muốn, đang rất cần khóc để vơi đi nỗi uất hận “Tại sao tôi không khóc đƣợc nhỉ? Phải chăng vì tôi chƣa quen với không khí nhà chùa?”[16]. Với những kỷ niệm đau đớn mà An muốn quên đi, muốn chôn vùi mãi mãi nhƣng lại luôn hiện về trong tâm hồn cậu bé. Chính vì thế mà
“tâm hồn tôi đang khóc nhưng không tài nào chảy ra nước mắt [16].
Sống ở chùa đã mấy năm, hàng ngày được ngửi hương giải thoát, được học cách xử thế của đức Phật, tưởng chừng An đã thấm nhuần lối hành xử từ, bi, hỉ, xả của nhà Phật nhƣng nhiều lần An từng bị dày vò với triết lý sống đó của Phật pháp. Hình ảnh người cha bị cắt cổ ở ngôi miếu hoang giữa cánh đồng; hình ảnh của sƣ Vô Úy với thân hình lở loét, một phần sống chín phần chết trở về từ nhà giam ĐơBê hay khi chứng kiến cảnh chịu phạt của Hiếu và
Tân, nghe tin thầy giáo Hải bị bắt, khi biết tin mình cũng phải tham gia nhập ngũ... cứ nhƣ thế thời gian những diễn biến tâm lý xoay quanh nhân vật An đã làm An trưởng thành hơn. An nhận thấy cũng phải tham dự công cuộc giải phóng dân tộc mà hàng triệu, hàng nghìn người đang tham gia đầy nhiệt thành
“chiến tranh với tôi đâu có gì xa lạ. Tôi sinh ra trong chiến tranh. Cha mẹ tôi chết trong chiến tranh. Chỉ có điều khác, tôi có duyên đƣợc ngôi chùa che chở. Tôi có duyên đƣợc tiếp xúc, tiếp nhận sự từ bi bao la của đức Phật giữa lúc thế gian đầy cảnh tang thương giết chóc. Vậy tôi sẽ hành xử ra sao khi lúc này đây thế gian yêu cầu tôi rời bỏ ngôi chùa yên ấm (...) Nhƣng ít nhất tôi cũng đủ can đảm và nghị lực tuổi trẻ để hòa vào thế gian để cùng gánh chịu những vui buồn, đau khổ của thế gian này” [16,tr.648]. An đã cởi áo nhà tu để trở thành anh bộ đội thực hiện nghĩa vụ của một công dân yêu nước. Thời gian của dòng sự kiện đã đƣa đến những diễn biến tâm lý đan xen hiện tại và quá khứ không chỉ đối với nhân vật An mà tác giả còn lồng ghép các số phận nhân vật khác nhƣ cuộc đời sƣ Khoan Độ, sƣ Vô Trần hay những diễn biến tâm lý của bà Thêu về cái chết của Rêu trong cuộc cải cách ruộng đất. Bao giờ tác giả cũng để nhân vật xuất hiện vào thời điểm hiện tại khi mọi việc đã hoàn tất tính đến thời điểm đó rồi mới quay ngƣợc trở về quá khứ để trả lời cho “ngày hôm nay” của nhân vật ấy.
Trong hầu hết các trường hợp khi tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật đan xen thời gian quá khứ và hiện tại thì bao giờ cũng là để nhằm lí giải, biện minh cho một vấn đề nào đó hoặc để nhấn mạnh một sự kiện đang diễn ra.
Thời gian đan xen chiếm đa số trong hầu hết thời gian của tác phẩm, ngay cả khi tác giả tái hiện chân thực thời gian lịch sử sự kiện thì sự đan xen này cũng xuất hiện và góp phần vào các kiểu thời gian ấy nhƣ một nhân tố tích cực.
Thời gian trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh thường được biểu hiện bằng thời gian hiện tại và thời gian tâm tưởng của nhân vật. Hai kiểu thời gian
này không tồn tại riêng biệt mà luôn đan xen, hòa quyện vào nhau, góp phần tạo nên những nhân vật có tâm lý đa dạng, phức tạp. Cuộc đời con người đƣợc Nguyễn Xuân Khánh tái hiện với những mốc thời gian, với những tình huống, hoàn cảnh khác nhau. Nguyễn Xuân Khánh luôn có ý thức đặt nhân vật của mình trước những bước ngoặt quan trọng của cuộc sống. Ở đó, nhân vật tranh luận với mọi người, hoặc tự đối diện với chính mình để tìm câu trả lời cho bản thân.
Thời gian của câu chuyện đƣợc Nguyễn Xuân Khánh kể một cách liền mạch câu chuyện về ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo trong đời sống người dân nông nghiệp Bắc Bộ, qua những biến thiên của lịch sử Việt Nam gần nhƣ trải dài suốt thế kỷ XX, từ công cuộc xây dựng và khai hóa của thực dân Pháp, cuộc kháng chiến chống Pháp, đến cải cách ruộng đất, kháng chiến chống đế quốc Mỹ, những ngày đầu thống nhất đất nước…Nguyễn Xuân Khánh có sự linh hoạt trong ngôi kể, tạo nên sự đa dạng về giọng điệu trần thuật khá rõ. Lồng ghép với thời gian của dòng sự kiện, thời gian quá khứ có thể đƣợc nhà văn kể lại từ ngôi thứ ba hoặc thông qua lời kể của các nhân vật.
Với các nhân vật trung tâm, Nguyễn Xuân Khánh để cho thời gian quá khứ đó hiện về qua những hồi ức tâm tưởng của nhân vật, với nhân vật An (ngôi thứ nhất), quá khứ là nỗi đau kinh hoàng trong mỗi đêm tối khi nhớ về ngày Tây càn nơi miếu hoang, “nền miếu là một ao máu (…) máu chảy ào ào ra. Chảy qua thềm, xuống đến gốc bàng (…) Tất cả đều bị cắt cổ. Có những đầu người bị cắt rời ra. Những ngày đầu. Những cái xác không đầu…”[16, tr.39]… Thời gian quá khứ ở đây góp phần khai thác triệt để, sâu sắc thế giới tâm hồn mong manh của nhân vật. Tâm hồn con người là những điều tế vi, phức tạp. Nó có những góc khuất, những ẩn ức mà chỉ có những hoàn cảnh, tình huống đặc biệt mới bộc lộ vẹn nguyên. Để quá khứ hiện về qua lời kể của chính nhân vật là cách Nguyễn Xuân Khánh giải mã những bí mật sâu kín của nhân vật, xây