CHƯƠNG 2. NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC KẾT CẤU CỐT TRUYỆN
2.1. KẾT CẤU TƯƠNG PHẢN
Đây là kiểu kết cấu tương đối đặc biệt, chỉ xuất hiện trong những tác phẩm có xung đột, đối kháng về nhân vật, về các lực lƣợng xã hội hay các luồng tư tưởng. Kiểu kết cấu này thường xuất hiện trong văn xuôi, nhất là trong tiểu thuyết, vì đây là những tác phẩm phản ánh bộ mặt xã hội đang vận động phát triển mà xã hội thì luôn luôn tồn tại những mặt đối lập, tương phản nhau. Chẳng hạn, trong Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan là sự đối lập gay gắt giữa các giai cấp, một bên là bần cố nông, một bên là địa chủ. Hòn Đất của Anh Đức là sự đối lập giữa ta và địch. Sử dụng kết cấu tương phản đối lập chính là một phương cách nhất để làm nổi bật thông điệp nhà văn gửi gắm.
Trong Đội gạo lên chùa, kết cấu tương phản được Nguyễn Xuân Khánh sử dụng rất thành công. Trong tác phẩm tràn ngập sự tương phản đối lập ở mức độ khác nhau: đối lập trên quy mô toàn dân tộc, tương phản đối lập giữa các lực lượng xã hội, các luồng tư tưởng, đôi khi là sự đối lập trong chính bản thân một con người.
Đội gạo lên chùa đã dựng lại lịch sử dân tộc giai đoạn từ giữa cuộc kháng chiến chống Pháp đến hết chiến tranh chống Mỹ, một giai đoạn lịch sử được nhìn từ số phận, tâm nguyện của những người tu hành mà ở đó trong suốt hành trình của lịch sử đã diễn ra biết bao biến cố lịch sử, đằng sau sắc màu Phật giáo là đạo sống, là tâm thức Việt- nguồn sâu của lòng yêu nước, của sức mạnh khiến dân tộc ta dù phải oằn mình trước những biến động của lịch sử vẫn tồn tại và phát triển. Để tái hiện đƣợc không khí của những ngày đầu kháng chiến chống Pháp Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng thành công các tuyến nhân vật và đặt trong thế tương phản đối lập nhau.
Đội gạo lên chùa được mở đầu vào thời điểm đầu những năm năm mươi.
Lúc này lực lƣợng kháng chiến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ hãy còn nhỏ lẻ.
Nguyễn Xuân Khánh đã dựng nên một không gian cách Hà Nội không xa với các lớp dân quê và bộ máy cai trị khá quy củ: có lý trưởng Phượng, có đồn bốt do người làng là Quản Mật làm sếp, có đại úy Thalan phụ trách P.C huyện và trung úy Tây lai Bernard phụ trách phòng nhì, có trại giam. Làng Sọ rồi chùa Sọ nằm trong cái không gian ấy. Trên quy mô lớn của cả dân tộc hình thành hai chiến tuyến ta- địch. Phía ta là toàn dân tộc là những người dân quê làng Sọ, đặc biệt là chùa Sọ mà đại diện là các thầy sƣ trong chùa, phía bên kia chiến tuyến là quân xâm lƣợc Pháp và bè lũ tay sai cho Pháp. Chính sự đối lập ta- địch này đã tạo nên sự dối lập giữa bẳn sắc văn hóa dân tộc Việt (đại diện cho văn hóa phương Đông) và văn hóa Pháp (đại diện cho văn hóa phương Tây). Trong khi xâm lược nước ta về lãnh thổ, thực dân Pháp tham vọng không chỉ cai trị về đất đai, con người mà còn muốn thống trị chúng ta cả về tinh thần. Trong Mẫu Thượng Ngàn đó là sự tương quan rõ rệt giữa hai nền văn hóa Đông- Tây thì Đội gạo lên chùa sự đối lập tương phản mang đậm màu sắc tôn giáo. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Xuân Khánh chủ ý sắp xếp các sự kiện lịch sử nổi bật của thế kỷ XX, với cấp độ phủ ập liên tiếp, trong tương quan đối sánh với sự tồn tại của Phật giáo làng quê. Ngôi chùa làng Sọ nhỏ bé ấy đã là nhân chứng và luôn là đương sự can dự mạnh mẽ, gián tiếp hoặc trực tiếp vào diễn biến chính sử của thời đại. Do đó, vị thế
“trận địa” và vị trí phe phái mà tác giả bày bố ở tiểu thuyết trở nên đặc biệt:
Một bên là thế lực nảy sinh cái ác (địa chủ tay sai; kẻ thù xâm lƣợc mà Tây lai Bernard, đại úy Thalan có chức năng thực thi); một bên là thế lực phục dựng cái thiện (người dân làng Sọ, các thiền sư). Sự đối lập tương phản ngay trong tương quan lực lượng trên phạm vi toàn dân tộc. “Đầu tiên chúng thành lập bốt chỉ huy khu vực. Đó là P.C. Huyện để tiến hành việc bình định khu vực.
P.C. Huyện tiến hành xây dựng các bốt phụ cận. Hầu nhƣ mỗi tổng, xã đều cắm chốt một bốt nhỏ, có nhiệm vụ khống chế các làng chung quanh nó. Rồi
người Pháp cho xây bốt ngay ở đình Sọ để từ đó tiến hành bình định thuộc địa” [16, tr.145]. Trong khi Pháp trang bị các vũ khí hiện đại để xâm chiếm nước ta thì chúng ta vẫn “trung thành” với chiến tranh du kích “(...) ở hai bên sông đều có người lội xuống nước. Họ cắm tre xuống bùn. Hai cây tre tạo thành hình chữ X. Có hai chữ X ở hai bên sông. Họ gác một cây tre lên hai chữ X, rồi buộc dây (...). Cũng vào lúc ấy, một đoàn người toàn là đàn bà quang gánh trên vai xuất hiện trên con đê, leo lên cầu khỉ qua sông”
[16,tr.230]. Sự tương quan lực lượng trong thế đối lập diễn ra ngay trong trận chiến “Pháo 105 chuyển làn, tập trung bắn vào làng Đông. Đã trông thấy những căn nhà trúng đạn bị cháy. Những cột khói đen bốc lên. Những mái nhà tranh, bắt lửa bùng đỏ rực, soi rõ cả những cây tre bị cụt ngọn, bị toác ra thành những chiếc chông tua tủa lên trời”. “Lũy tre làng Đông rất dầy, nó là bức tường thành kiên cố che chở cho quân du kích bên trong. Đôi bên đánh nhau từ sáng đến trƣa, quân Pháp vẫn chƣa vào đƣợc làng. Khi quân da đen tập trung phá đƣợc cổng làng, một cuộc hỗn chiến thời trung cổ đã xảy ra, Người ta đánh nhau bằng dao găm, bằng lưỡi lê, bằng gậy tre, bằng mã tấu, bằng răng, bằng bóp cổ cào cấu, bằng đâm tim, mổ bụng, bằng vật lộn. Máu lênh láng. Ruột gan bung ra. Rên rỉ. Chửi rủa. La hét. Hận thù bốc đến trời xanh. Một chiến sĩ du kích ruột gan lòng thòng, nhìn thấy đồng đội mình đã chết hết, liền rút chốt quả lựu đạn Mỹ. Anh đã chết cùng với mấy người lính da đen còn sống sót” [16,tr.236 - 237].
Sự tương phản cũng tồn tại trong cuộc sống của người dân làng Sọ, đó là sự tiếp tay của những nhân vật bù nhìn làm tay sai cho thực dân Pháp, đánh đổi tình làng nghĩa xóm mà điển hình là Quản Mật. Mật là con cụ Chánh Long, con bà Tư người làng Trung, có lẽ được cho ăn học và tiếp xúc với người Pháp, nên Mật đã bị “nhiễm” thói học đòi Tây hóa, sẵn được tâng bốc bởi những kẻ đồng hóa nên Mật đã tiếp tay cho Pháp, xem thường cả những
người thân của mình là Lý Phượng. Đoạn hội thoại của Lý Phượng răn đe cậu em giúp người đọc hình dung một Quản Mật kiểu khôn lõi.
“- Ở nhà quê ta khó lắm. Chú liều liệu mà làm việc, đối xử. Ở làng không giống thành phố đâu. Phải biết lúc rắn lúc mềm. Phải biết ngọt nhạt, thớ lợ. Phải biết lạc mềm buột chặt...”[16, tr.147]
Nhưng bỏ qua sự khuyên răn của người anh cả. Mật nghe anh chỉ cười.
Trong bụng, Quản Mật coi thường Lý Phượng. Hắn coi người anh đầy mưu mẹo ấy chỉ là một lão cường hào quê mùa. Hắn đã ba mươi nhăm tuổi rồi, đã vào Nam ra Bắc, đã nếm trải vào sống ra chết, lại đƣợc ăn học hẳn hoi, chứ đâu kém hẹm gì. Chỉ riêng việc người Pháp giao cho hắn lập đồn Sọ và chỉ huy ở đấy đủ biết tài năng của hắn...Nhƣng đại úy Bernard lại dạy rằng “(...) Phải làm sao cho dân trong vùng phải hoàn toàn chịu phục tùng nước Pháp.
Mềm dẻo ƣ? Có thể đó là chuyện về sau. Còn thoạt kỳ thủy, đó là chuyện cứng rắn, đó là máu lửa và sắt thép. Hãy bắn cho tan sọ bọn Việt Minh. Hãy đánh gục bọn cứng đầu cứng cổ.”[16, tr.148].
Vì vậy việc đầu tiên Mật làm là xây bốt, việc thứ hai Mật làm là cho gọi tất cả những gia đình có người liên quan tới Việt Minh lên đồn xét hỏi. Việc bắt bà dì Nấm người mẹ thứ năm của Quản Mật cũng cho thấy hắn đã làm xáo trộn tình làng nghĩa xóm. Cách sống đó tương phản với cuộc sống của người dân quê làng Sọ. Cũng nhƣ Quản Mật, anh Đội Khoát trong cuộc cải cách ruộng đất là người không biết từ đâu được “phái” đã làm thay đổi và xáo trộn cuộc sống của người dân làng Sọ. So với những việc Quản Mật làm thì việc Đội trưởng Khoát là sự tương phản trong cách nghĩ, cách làm từ hành động cho đến việc chỉ đạo đấu tố cải cách ruộng đất, sắp xếp nói xấu người khác, bắt người vô tội, ép buộc người khác phải làm những việc trái với lương tâm, đi ngược với thuần phong, đạo đức của người Việt là một điều không chấp
nhận. Việc làm mang tính cá nhân nhưng sức ảnh hưởng đã lan truyền đến những cá nhân vốn là những con người hiền lành, chất phác ở làng Sọ.
Trong chính bản thân một số nhân vật cũng tồn tại các mặt tương phản đối lập nhƣ nhân vật An. Nhân vật An đến với nhà chùa sau khi chứng kiến cảnh cha mẹ bị giết trong một trận càn của giặc Pháp. An cùng chị đã phải trải qua cuộc trốn chạy kinh hoàng và cuối cùng được nương tựa dưới bóng từ bi của sư Vô Úy, của ngôi chùa Sọ. Được sư cụ Vô Úy đùm bọc, yêu thương và dạy Phật pháp. Từ lúc vào chùa cho đến lúc trưởng thành, đến khi hoàn tục, trong An luôn có những dằn xé giữa các nét tính cách và tư tưởng. Có lúc An là một cậu bé hồn nhiên, đôi khi khờ khạo, trong sáng nhƣng có lúc cậu nhƣ một người lầm lì, ít nói, cái dấu ấn in đậm trong tâm trí An về những ngày tháng trốn chạy khủng khiếp đó đã in hằn những nét sầu thảm khủng khiếp, và những nỗi kinh hoàng khiến đôi mắt mở to ngơ ngác nên An trở nên lầm lì.
Có lúc An lại trở nên là con người ngờ vực về sư Khoan Độ “ (...) lúc chiều, tôi lại thoáng bắt gặp khoan Độ nhìn chị tôi với cặp mắt buồn bã. Tôi nhầm chăng? Đêm hôm ấy sƣ bác thức giấc. Tỉnh giấc, không thấy ông, tôi rón rén lên chánh điện, thấy ông chắp tay trước ngực, lầm rầm khấn vái . Sư Khoan Độ buồn vì chuyện gì? (...) cũng là một kẻ lưu lạc nên tôi hiểu: kẻ lưu lạc rất nhạy cảm. Họ có thể đánh hơi (...) cũng có thể vì là kẻ lưu lạc, nên khi nhìn thấy hạnh phúc của người khác, ông có thể chạnh lòng nghĩ về mình chăng...”[16,tr.160]. An đã nghi ngờ sƣ Khoan Độ nhìn trộm chị Nguyệt. Có khi trong An lại đầy mâu thuẫn khi cầm súng bắn vào kẻ thù vì An luôn dằn xé nội tâm giữa đạo- đời, giữa hiện thực đang diễn ra trước mặt, giữa những hành động và việc làm phải thực hiện sao cho thật phù hợp, thật đúng. Chính vì thế An không còn nổ súng lên trời nữa mà biết nhằm vào kẻ địch- kẻ đã bắn chết đồng đội của cậu và đang cố tiêu diệt chính An.
Với nhân vật sƣ Khoan Độ. Ông là một khối thống nhất giữa các mặt đối lập: Nguyên là tướng cướp trước khi vào chùa là một người ngang tàng, “coi trời bằng vung” nhưng đến lúc vào chùa là một người mộ đạo, hết lòng bảo vệ Phật pháp. Vì hết lòng bảo vệ Phật pháp có lúc sƣ Khoan Độ lạnh lùng, quyết đoán “giết người diệt khẩu” khi theo dõi hành tung một viên cai đội, biết hầm giấu cán bộ đã bị lộ, sƣ đành dùng đôi bàn tay hộ pháp bóp chết viên cai đội trong rừng. Giết Bernard để trả thù cho thầy giáo Hải. Những lúc đó trong ông nhiều mâu thuẫn nhƣng đồng thời cũng rất tình cảm. Sƣ Khoan Độ đã trải qua những mâu thuẫn về nội tâm để đi đến quyết định.
Các nhân vật Bernad và Thalan là hai thái cực của sự tương phản rõ nét:
một bên đại diện cho văn minh phương Tây thuần phát, bên còn lại chính là nền văn minh ấy nhưng đã bị lai tạp cho âm mưu bình định thuộc địa. Trong Bernard có hai dòng máu Việt -Pháp. Sự dung hòa và bài xích ấy đã tạo cho Bernard một cú sốc tinh thần khá lớn, chính từ đó đã tạo cho Bernard là một người đầy mâu thuẫn, đào thải dòng máu người mẹ để phát dương dòng máu người cha. Hắn trở thành bãi “chiến trường cho cuộc chiến tranh chấp giữa dòng máu nội và dòng máu ngoại” [16,tr.70], trong con người Bernard luôn có sự đấu tranh giữa tính cách mạnh mẽ của kẻ đi chinh phục ƣa bạo lực và tâm lý nhu thuận hiền hòa của một dân tộc phương Đông. Khi đứng trước ThaLan- người mang dòng máu quý tộc, hắn luôn mặc cảm tự ti của kẻ “mang dòng máu tạp chủng”, hắn luôn ghen tị, đối đầu ngấm ngầm với viên đại úy này. Văn hóa mẫu quốc đi chinh phục, khai sáng chối từ văn hóa thuộc địa
“mông muội”, “dã man”. Rốt cục, cuộc chiến ấy nặn nên một con quỷ khát máu gây ra bao đau khổ, tang tóc trên quê mẹ của chính Bernard. Bernard là hình hài dị dạng, bệnh hoạn của một cuộc hôn phối cƣỡng ép giữa hai nguồn văn hóa Đông- Tây.
Ở một số nhân vật khác như Thầy giáo Hải cũng là người mang trong mình nhiều mâu thuẫn. Thầy giáo Hải là mâu thuẫn trong nội tâm, trong tƣ tưởng một mặt làm thông ngôn cho Pháp, một mặt làm tình báo cho Việt Minh. Hay sự giằng xé nội tâm của bà Thêu khi bé Rêu tự tử. Cái chết của cô con gái khiến bà luôn day dứt khôn nguôi. Bi kịch ấy chính là cái chết về tinh thần chứ không phải cái chết về thể xác. Hay nhƣ Gustave- viên sĩ quan Pháp cũng có lúc “thật xấu hổ. Khi bà cụ lạy mình, cứ cảm giác nhƣ chính mẹ đang lạy mình”[16,tr.238].
Trong Đội gạo lên chùa còn có sự đối lập giữa sự sống và cái chết, đó là khi sư cụ Vô Úy bị bắt vào trại giam phải uống nước canh thịt mỡ để tồn tại.
Đó thực sự là cuộc giành giật của con người với bệnh tật để giữ lấy sự sống cho mình. Cuối cùng, sức mạnh ý chí của con người đã thắng, sư cụ Vô Úy nhờ sự tận tình của Trắm đã thoát chết, đã hồi sinh. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn ấy, sống và chết là hai mặt đối lập tƣợng trƣng cho sự tồn tại và mất đi của một đời người vậy mà chỉ cách nhau gang tấc. Cũng trong cuộc chiến ấy, chúng ta thấy còn có sự tương phản giữa một bên là kẻ địch và ta khi An sơ suất để kẻ thù lọt lưới để rồi chính kẻ thù lại tha mạng sống cho anh, sự đối lập trong tư tưởng, quan điểm sống của An và Đức- một lính ngụy Sài Gòn.
Ngoài những tương phản đối lập trên còn là sự tương phản đối lập ngay trong bản thân các nhân vật từ hình thức đến nội tâm. Đó là sự tương phản trong tướng mạo của Sư Khoan Độ “tướng mạo ông dữ dằn, có đôi mắt lồi trắng dã. Thân hình ông cao lớn, nhìn chỉ thấy xương là xương. Chân tay như khúc tre đực lắp vào cơ thể”[16]. Với dáng vẻ bề ngoài hung tợn khiến cho ai lần đầu gặp sƣ Khoan Độ đều cảm thấy khiếp sợ. Nhƣng đằng sau cái vẻ cục cằn, thô ráp kia là tiếng cười sảng khoái, hồn nhiên khiến cho mọi cảm giác ban đầu về ngoại hình đều biến mất. Hay ông cụ Xuân, một “quái nhân”
đƣợc vẻ bằng nét tạo hình “cao chừng một mét tám,chân tay vạm vỡ”[16].
Chính cái vẻ bề ngoài cao lớn khác thường đó khiến ông Xuân bị cả làng xa lánh, phải bỏ làng mà đi. Hạ- con trai ông Xuân: bàn tay “quăn queo sần sùi, màu sắc đỏ như máu. Đường trái tim không có. Nó hợp với đường trí não thành một đường”; “lưng gấu, đôi cánh tay dài như vượn”; “lộ nhãn, lộ xỉ, lộ hầu”[16]. Với bề ngoài đó người ta thường cho rằng Xuân là một quái nhân, là người siêu đực” Tây lùn Bernard được miêu tả với những đặc điểm khiến người ta dễ lầm tưởng là người lương thiện: có tầm vóc trung bình của người Việt, cao 1m60, bề ngang hơi to bè, đứng cạnh Tây thì hắn lùn, bộ tóc rậm và đen nhánh, da trắng, mũi lõ, mắt xanh, đôi mắt khá đẹp hơi nữ tính, đôi mắt hơi dài và hàng mi dài. Với dáng vẻ bề ngoài đó khiến cho nhiều người lầm tưởng đây là con người hiền lành, nhất là khi nhìn vào đôi mắt.
Là mâu thuẫn trong nội tâm của An khi chứng kiến cảnh chịu phạt của Hiếu và Tân khiến An cũng thấy có sự mâu thuẫn trong mình “Hay là tôi đang ngụy biện, hay là tôi đang cố tìm những lý lẽ để cố che dấu tâm hồn hèn kém của mình? (...) Thú thật, tôi đã căm hận, mặc dầu những lời Phật dạy luôn ở trong tôi”[16,tr.615]. Nhiều lần An từng bị dày vò với triết lý sống của Phật pháp. Chứng kiến hình ảnh người cha bị cắt cổ ở ngôi miếu hoang giữa cánh đồng khiến cho An không thể căm hận. Sống trong cảnh côi cút cha mẹ chị em ly tán nỗi hờn tủi dâng lên khiến An không thể quên đi nỗi uất hận trong lòng, nó nhƣ ngọn lửa âm ỉ, chỉ chờ có dịp là lại bùng lên. Nhìn thấy thân hình lở loét một phần sống chín phần chết của Sƣ Vô Úy trở về từ nhà giam ĐơBê khiến An băn khoăn về lẽ sống ở đời, An đã tự hỏi “Từ bi ƣ?, Hận thù ƣ?, Sống thế nào mới phải? Đó là câu hỏi lớn trong tôi. Tôi đã nói tôi không phải là tờ giấy trắng”[16, tr.615]. Hay sự đấu tranh, giằng xé, mâu thuẫn nội tâm dữ dội của nhân vật Bernard- một nhân vật mang dòng máu Đông- Tây:
“Đáng lẽ tôi là người bình thường đấy chứ. Nhưng ai đã phản bội tôi. Ai đã giết cậu tôi, đẩy mẹ tôi đến chỗ chết. Ai đã cƣ xử với tôi nhƣ một kẻ hạ đẳng.