CHƯƠNG 2. NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC KẾT CẤU CỐT TRUYỆN
2.2. KẾT CẤU LỒNG GHÉP
Kết cấu lồng ghép ở góc độ thủ pháp văn chương đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học thế giới. Một cách đơn giản đó là thủ pháp lồng ghép một câu chuyện độc lập (có liên quan hoặc không về mặt nội dung) vào tác phẩm chính trong quá trình diễn tiến của tác phẩm. Có thể thấy kiểu kết cấu này từ xa xưa trong sử thi Odsses tự kể lại những câu chuyện phiêu lưu của mình trong bữa tiệc. Ở Ấn Độ, từ thời cổ đại, kết cấu truyện lồng truyện đã đƣợc sử dụng để tạo nên hai thiên sử thi đồ sộ nhất trong lịch sử nhân loại là Mahabrahata (thế kỷ V trước công nguyên) và Ramayana (khoảng thế kỷ IV- III trước công nguyên). Cũng chính từ kết cấu truyện lồng truyện này mà đạo sĩ Vyasa đã có thể thâu tóm mọi điều kỳ diệu của sứ Ấn Độ vào trong chỉ một sử thi Mahabrahata. Còn Ramayana của đạo sĩ Valmiki tuy có dung lƣợng nhỏ hơn nhƣng cũng đã trở nên một tác phẩm vĩ đại với những gì mà tác phẩm hàm chứa.
Kết cầu lồng ghép- đó là một thủ pháp nghệ thuật hiện đại, thể hiện ý thức cách tân nghệ thuật và tinh thần từ bỏ những cấu trúc nghệ thuật đơn tuyến. Về bản chất, đây cũng là hình thức lắp ghép nhƣng quy mô lắp ghép
dài hơi, có ý nghĩa chi phối đến cấu trúc chiều sâu của tác phẩm. Kết cấu lồng ghép bảo đảm cho tác phẩm nghệ thuật trở thành một cấu trúc đa tầng, hai trong một hoặc ba trong một. Thậm chí, một tác phẩm có thể có nhiều chủ đề cùng tồn tại. Kỹ thuật này đã từng xuất hiện trong Bọn làm bạc giả A.Gide.
Theo Lộc Phương Thủy trong André Gide- Đời văn và tác phẩm thì kỹ thuật
“tiểu thuyết trong các tiểu thuyết” ở Bọn làm bạc giả thể hiện ở hai điểm chính: Thứ nhất, đây là tiểu thuyết của nhiều truyện kể; thứ hai, trong tác phẩm này có một nhân vật là nhà văn (Édouard) cũng đang viết cuốn tiểu thuyết có tên Bọn làm bạc giả [39].
Việc lồng tiểu thuyết trong tiểu thuyết, một mặt, làm cho cuộc sống hiện lên trong tác phẩm phong phú nhiều chiều hơn, mặt khác, đáp ứng đƣợc nhu cầu tạo trò chơi (văn bản, ngữ nghĩa, cấu trúc,...) của nhà văn. Những tác phẩm tiểu biểu cho kĩ thuật lồng ghép là Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Thoạt kì thủy (Nguyễn Bình Phương), Khải huyền muộn (Nguyễn Việt Hà), Chinatown (Thuận),...
Kiểu kết cấu lồng ghép xuất hiện nhiều trong tiểu thuyết bởi chỉ ở những tác phẩm dài hơi mới có khả năng dung chứa nhiều câu chuyện khác nhau trong một câu chuyện lớn. Hầu nhƣ ở thiểu thuyết nào cũng xuất hiện kết cấu này, chỉ khác là ít hay nhiều. Một số tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh nhƣ Hồ Qúy Ly, Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa có sử dụng kiểu kết cấu này, với phương thức lồng trong câu chuyện lớn của tác phẩm là những câu chuyện nhỏ về cuộc đời của các nhân vật, đặc biệt là những nhân vật chính và cuộc đời của họ có phần liên quan gắn kết với câu chuyện chung của toàn tác phẩm. Thủ pháp lồng ghép này là sự hồi tưởng kể lại, có thể được kể lại do người dẫn chuyện hay do chính nhân vật kể lại về cuộc đời mình. Đội gạo lên chùa là một tác phẩm bề thế viết về chặng đường hơn 30 năm của lịch sử dân tộc: từ kháng chiến chống Pháp, cải cách ruộng đất, kháng chiến chống Mỹ
đến thời kỳ đầu hòa bình. Với thời gian lịch sử tương đối dài, tiểu thuyết đã giúp ta thấy được cuộc sống, số phận của những con người gắn liền với ngôi chùa Sọ, làng Sọ và cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc của những người Việt Nam yêu nước. Lồng trong câu chuyện lớn ấy là rất nhiều các câu chuyện nhỏ về cuộc đời của các nhân vật xoay quanh và góp phần vào cốt chuyện chính.
Đó là câu chuyện về cuộc đời của An đến với nhà chùa sau khi chứng kiến cảnh cha mẹ bị giết trong một trận càn của giặc Pháp. An cùng chị trốn chạy và nương nhờ vào chùa Sọ. Từ đây cậu xuống tóc đi tu và được đặt pháp danh là Khoan Hòa, đƣợc dạy giáo lý nhà Phật, học chữ nho, học võ. Sống trong thời kỳ bão táp của lịch sử, An đều phải gánh chịu “kiếp nạn”. An đã chứng kiến, tham dự và trải qua những năm tháng đắng cay trước những biến động của lịch sử: cha mẹ bị giết, đi tu, chị em bị phân tán mỗi người một nơi, một mình chăm sóc sƣ cụ sau khi đƣợc phòng nhì thả về, bị bắt đi cải tạo ở trại cải tạo số 2 cho đến khi chính phủ sửa sai hai thầy trò mới đƣợc về chùa, rồi trở thành anh bộ đội tham gia chiến đấu trên chiến trường chống Mỹ, sau đó trở về với đời thường và cưới Huệ.
Câu chuyện về cuộc đời của Sƣ Vô Trần, tuy không phải là nhân vật xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm nhƣ An, Sƣ Vô Úy nhƣng cũng là nhân vật chính góp phần quan trọng vào cốt truyện. Là một cậu bé thông minh, học giỏi ngay từ nhỏ. Trần vốn là con của một người mẹ là “một Phật tử thuần hạnh”. Sau những lần cùng mẹ đi lễ chùa Ổi đã thấm nhuần đạo Phật. Mới hơn mười tuổi mà nhất quyết xin cha mẹ đi tu “con xin phép mẹ được cắt tóc đi tu. Lòng con đã nhuốm mùi thiền chỉ có vào chùa, con mới thấy lòng mình thanh thản” [16]. Từ một cậu bé con nhà giàu, đang học năm thứ hai trường Pháp Việt, Trần trở thành đệ tử của Phật gia và đƣợc đặt pháp danh là Vô Trần trở thành đệ tử thông minh, sáng dạ nhƣng nhƣ sƣ Vô Chấp đã từng băn
khoăn về cậu bé Trần khi nhất quyết xuống tốc đi tu “người càng cuồng nhiệt thông minh thì càng dễ thay đổi” [16]. Sƣ Vô Trần gặp cô Nấm khóc dì ở bãi tha ma để rồi nhà sư mười bảy, mười tám tuổi Vô Trần đã rung động để rồi đến với cô Nấm và họ say đắm trao duyên cho nhau. Sau đó họ đã phải bỏ làng mà đi bởi ở lại họ cũng không thể tiếp tục sống ở làng Sọ này. Sau đó Vô Trần trở thành nhà cách mạng và tích cực tham gia hoạt động trở thành sợi dây liên lạc của cách mạng với ngôi chùa Sọ. Trở thành Trung tá- chính ủy một vị chỉ huy có tài.
Câu chuyện của Sƣ Vô Úy là một minh chứng đầy sức thuyết phục của sự chân tu. Ở Nhân vật này chúng ta thấy đƣợc triết lý đạo Phật thật khoan hòa, dung dị và gần gũi với đời. Là nhân vật trung tâm xuyên suốt tác phẩm, làm nền tảng cho tất cả các nhân vật tiếp nối câu chuyện lớn của tiểu thuyết.
Cuộc đời của vị trụ trì ngôi chùa Sọ nhƣ một biểu tƣợng về sự thịnh, suy của đạo Phật trong văn hóa người Việt qua các nấc thang lịch sử. Sư Vô Úy có tên tục là Sinh, họ Lê- dòng dõi nho gia, có cụ Tổ đỗ Thám hoa. Quê ở thôn Nhiễm cạnh Hà Nội. Cha của Vô Úy là ông Lê Mậu đỗ cử nhƣng sau tham gia phong trào Cần Vương bị bắt và bị tù đầy ra Côn Đảo. Vô Úy thời nhỏ sống với bà nội, không được đến trường nhưng Vô Úy tỏ ra xuất chúng về học vấn nhưng luôn khiên nhường, giúp đỡ người khác. Bước chân vào con đường phật pháp, sư Vô Úy mang theo những ký ức, kỉ niệm về gia đình, về cái chết của người mẹ và em Choắt. Song đó không phải là nguyên nhân khiến chàng trai trẻ mười chín tuổi Sinh từ bỏ thế tục. Vô Úy đi tu không phải vì chân lý chán đời, muốn thoát ly khổ đau thế gian mà chính là từ tình yêu cuộc sống, yêu cái thiện “Suốt đời, con chỉ nguyện làm điều thiện và theo Phật pháp. Chính nhờ đạo Phật nên con mới đủ ý chí và nghị lực để học hành và góp sức cùng bà nội giữ lấy nề nếp tổ tông”[16,tr.259]. Nguyện suốt đời theo Phật pháp, Vô Úy luôn có những hành động, việc làm mang tính thiện:
cứu sống và cảm hóa được chú hùm con; chữa bệnh cho một người cách mạng; chữa trị và cảm hóa Độ - một tướng cướp trở thành người trọn đời bảo vệ Phật pháp; che chở cho những con người lúc hoạn nạn nhi chị em An, Nguyệt, bà vãi Thầm; Âm thầm giúp đỡ cách mạng...Cuộc đời vị đệ tử thuần hạnh này của đạo phật luôn hướng thiện và hành thiện nhưng cũng không tránh đƣợc “nghiệp”. Mà “nghiệp” sƣ Vô Úy phải gánh chính là do cái ác ở cả phía kẻ địch và phía cách mạng. Trong suy nghĩ của rất nhiều người thì cuộc đời của các nhà tu hành thật bình lặng, thanh thản, không vướng bận với thế sự. Thế nhưng, cuộc đời nhân vật Vô Úy lại gặp nhiều trắc trở trên con đường tu hành. Trong thời kỳ mạc Pháp sự cụ bị Bernard bắt giam, đánh đập, tra tấn đến gãy một chân “một phần sống chín phần chết”, rồi trong cải cách cũng bị đấu tố, tra hỏi, bị bắt giam rồi đi cải tạo đến mức suýt mất mạng. Song sƣ Vô Úy không mảy may oán hờn những kẻ làm điều ác với mình mà luôn nhẫn nhịn, khiêm nhường.
Câu chuyện của các nhân vật nhƣ Sƣ Khoan Độ, Bernard, bà Nấm, những người vợ lẽ của địa chủ.. cho ta thấy cuộc đời của họ với đầy những thăng trầm, phong phú, phức tạp với niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và khổ đau, những mâu thuẫn những trăn trở, khát vọng, bi kịch.... Đó là những con người với “đầy những vết dập xóa trên thân thể trong tâm hồn”.
Nhân vật Bernard là một Tây lai, một anh chàng nửa Việt, nửa Pháp.
Cha là chuẩn úy Jean Martinot, sang Đông Dương từ đầu từ thế kỷ hai mươi, có nhiều công tích trong công cuộc bình định thuộc địa. Mẹ là bà Lê Thị Thu, một cô gái quê đặc sệt. Bà Thu người làng Bái, vì quá nghèo đói nên bỏ quê ra Hà Nội làm ăn. Ở Hà Nội bà đã gặp Ông Martinot. Mối tình Pháp Việt đề huề ấy đã khai hoa kết trái. Cô sinh ra đƣợc một con trai. Đó chính là Bernard Martinot - Tây lai Bernard. Bi kịch về cuộc đời của Bernard xuất hiện khi hắn ý thức về nguồn gốc, nòi giống của mình. Bi kịch đó càng dâng cao khi hắn
đã chứng kiến cái chết của người cậu và mẹ, bị người yêu - cô Mận phản bội, cách mạng tháng tám thành công, đã làm tan vỡ trong hắn niềm kiêu hãnh của kẻ đi chinh phục. Hắn đã trở thành kẻ khát máu. Cuối cùng hắn đã phải nhận cái chết theo một cách đầy man rợ “cuối cùng rắc một cái. Tây lùn thét vang trời rồi nhũn ra (...) Hai người cưa một cái đầu. Kẻ bị bó giò rú lên như một con chó dại sủa trăng”[16,tr.437].
Câu chuyện về cuộc đời Bà Nấm cũng là một bi kịch. Nấm góa chồng khi ở độ tuổi 18 xuân thì, phải trở về sống cùng bà dì là vợ thứ năm của cụ Chánh ở cánh rừng cò. Khi bà dì qua đời, Nấm đã gặp nhà sƣ trẻ Vô Trần, hai người nên nghĩa vợ chồng. Nhưng vì mang tiếng “bỏ bùa cho sư” nên hai vợ chồng phải trốn khỏi làng lên đất Hà Nội sinh sống. Chồng bà, từ thời tiền cách mạng đã làm cán bộ, giữ vị trí cấp cao trong quân đội, con trai cũng xung phong nhập ngũ từ khi chƣa đủ tuổi. Bản thân bà Nấm thời tề ngụy làm cán bộ phụ nữ trên huyện, đến thời kỳ hòa bình về làm chủ tịch xã. Bà cùng con lao động, xây dựng quê hương “suốt ngày xắn quần móng lợn đi làm việc. Cứu đói, chống hạn đều lăn xả vào”[16,tr.464]. Đối với người dân làng Sọ, bà Nấm được mọi người rất mực yêu quý. Thế nhưng bi thảm thay, khi chính quyền mới về, cả nhà bị quy chụp là Quốc dân đảng. Bà Nấm bị bắt, phải bỏ trốn khỏi làng và trên đường trốn chạy bị bọn vạn đò hãm hiếp để rồi sau đó phải chết trôi sông mất xác. Cơn bão chính trị đã làm cho những người nhƣ bà Nấm phải chịu cái chết đầy oan ức.
Câu chuyện về cuộc đời của nhân vật Độ. Độ sinh ra đã là đứa trẻ mồ côi mẹ, thiếu thốn tình cảm. Thuở nhỏ, Độ đã nổi tiếng ngỗ nghịch, là kẻ đứt dây trên trời rơi xuống. Độ trái ngược hẳn với ông bố, ông cụ người nhỏ thó hiền hậu nhân đức, làm nghề lang y đƣợc tiếng khen khắp vùng. Độ càng lớn càng ngỗ nghịch. Lại quen giao du với bọn lêu lổng, hung đồ. Chỉ thích học võ, đánh quyền, đánh côn. Vì sự ngỗ nghịch của tuổi trẻ Độ đã bị chính cha mình
cắt gân hai chân. Độ như con thú hoang, mất hết lòng tin ở con người. Khi gặp Khoai, Độ cảm nhận được hơi ấm, sự yêu thương của người đàn bà, điều mà hắn chua bao giờ có đã khiến Độ trở nên hiền lành hơn, muốn gây dựng hạnh phúc gia đình. Nhƣng rồi Khoai bị chết vì rắn cắn. Nỗi đau đó khiến Độ đã phải bỏ làng mà đi, rồi thành kẻ cướp. Và rồi trong một lần bị thương, đƣợc sƣ Vô Úy trị bệnh và cảm hóa đã đốt một ngón tay để nguyện xin bảo vệ phật pháp cả đời. Đúng như tính cách của sư Khoan Độ. Là một người trải qua bao thăng trầm, trắc trở, đau khổ và đầy bi kịch. Sƣ Khoan Độ đã đi đến cùng với những thăng trầm, sóng gió với chùa Sọ cùng với Sƣ Vô Úy bảo vệ Phật pháp. Sư Khoan Độ là một con người mạnh mẽ, đầy quyết đoán. Xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc từ thời kháng chiến chống Pháp, bảo vệ cho sự bình yên của ngôi chùa khi giặc pháp “ghé thăm”, bảo vệ thầy giáo Hải và Nguyệt trong lúc chạy trốn, giết tên lính Pháp trong rừng, giết Bernard- một con người gieo rắc đầy tội ác với đồng loại của mình. Ở Sư Khoan Độ người đọc thấy hình ảnh của vị chân tu chân chính, quyết tâm. Sự xuất hiện của Khoan Độ cùng với diễn biến của các câu chuyện xoay quanh các nhân vật.
Người đọc cảm thấy “yên tâm” vì ở đó có bình yên, sự che chở chống lại những hiểm nguy phía trước. Vết thương đã làm Độ dường như chín phần chết, một phần sống. Nhờ sự tiếp sức và một trái tim đầy yêu thương của sư Vô Uý. Sƣ Khoan Độ đã đƣợc tái sinh trở lại. Cơ thể trong quá trình ốm đau gầy rộc đi, bao nhiêu cái độc địa tích tụ trong cơ thể từ xƣa đến nay cũng tan chảy theo ra ngoài. Cuối cùng nhƣ đƣợc thanh lọc, đƣợc mát mẻ trở lại. Sƣ khoan Độ biến thành một con người khác hẳn và trở thành một phật tử sùng tín phật pháp cả đời.
Lồng vào câu chuyện về cuộc đời thầy giáo Hải là câu chuyện về giữa hai dòng họ. Xung đột lớn nhất ở làng Sọ truyền qua hai đời là xung đột giữa họ Nguyễn và họ Bùi, bắt đầu từ vụ tranh giành chức lý trưởng giữa Bùi Văn
Tập và Nguyễn Văn Phƣợng. Và nó kéo dài đến đời sau, căng thẳng đến mức hai họ ở thế lƣỡng lập về chính trị, Bùi Văn Hải và Bùi Văn Trí- cháu và con trai của Bùi Văn Tập tham gia cách mạng, còn Quản Mật thì làm tay sai cho Pháp. Bùi Văn Hải học giỏi và thông minh, lớn lên làm thầy giáo, không hoạt động chính trị. Thầy giáo Hải ra làm thông ngôn cũng chỉ vì sự tranh chấp giữa hai dòng họ Bùi và Nguyễn. Muốn ra làm thông ngôn cho P.C để tạo sự cân bằng giữa hai dòng họ, để cho họ Bùi không lép bị vế trong làng xã. Anh làm thông ngôn cho đại úy ThaLand ít tháng, rồi đƣợc điều về bốt Sọ nửa năm, sau đó chuyển về làm việc cũ với Thaland và đƣợc thăng chuẩn úy.
Nhƣng anh vẫn tiếp tục hoạt động bí mật cho kháng chiến. Đến khi bị lộ.
Bernard đã bắt anh, anh đã chết một cách dã man dưới bàn tay man rợ của Tây lùn. Nhân vật thầy giáo Hải xuất hiện không nhiều trong tác phẩm nhƣng tác giả đã lồng vào câu chuyện của thời đại trong cuộc chiến đấu sống còn với kẻ thù và sự hy sinh kiên cường, anh dũng, bất khuất không chịu khuất phục trước kẻ thù của thầy giáo Hải tô đậm thêm một hình ảnh với nghĩa cử cao đẹp trong cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước.
Lồng vào câu chuyện lớn của dân tộc còn có những câu chuyện của các nhân vật khác nhƣ bà Thêu bi kịch của cuộc đời bà là không quyết định cho chính số phận của mình. Năm 18 tuổi bà bị ép gả cho chánh Long. Trước quyền lực “nhƣ ông vua con ở làng Sọ”[16] của ông Chánh và sự đồng thuận của những người họ hàng, cô Thêu mười tám tuổi “xuân sắc hơ hớ [16] đã phải lấy ông lão sáu mươi đã có năm mặt vợ làm chồng. Một cuộc hôn nhân không có tình yêu, cuộc sống cam chịu đầy tủi nhục. Nhƣng đau đớn hơn bà Thêu sinh Rêu, ông chánh Long không đoái hoài gì đến hai mẹ con và bỏ rơi bà. Để rồi khi cải cách về, bà Thêu ngồi ghế quan tòa xét xử chính chồng mình. Con gái bà, cô bé Rêu vì không chịu đựng đƣợc cảnh mẹ đấu tố cha và