CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
3.2. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
3.2.1. Thời gian sự kiện – tuyến tính
Tái hiện chân thực lịch sử chính là giá trị thứ hai mà tiểu thuyết lịch sử nói riêng, tác phẩm văn học viết về lịch sử nói chung mang đến (bên cạnh các giá trị của văn học).
Trong ba cuốn tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh tuy cùng đề cập đến lịch sử nhƣng đối tƣợng và thời điểm lịch sử của mỗi tiểu thuyết là khác nhau. Vì vậy, mà thời gian lịch sử sự kiện trong ba tác phẩm là những mốc thời gian phù hợp với nội dung phản ánh và không trùng khít với nhau. Lịch sử bao giờ cũng đƣợc đo đếm bằng thời gian. Việc tái hiện lịch sử tất yếu phải đi kèm thời gian của những sự kiện lịch sử đó. Hồ Qúy Lý viết về nước Đại Việt những năm cuối thế kỷ XIV, là thời đại lịch sử có nhiều biến động, đổi thay.
Triều Trần sau gần hai trăm năm tồn tại và phát triển cực thịnh đã dần suy yếu, mục ruỗng. Thời gian trong Mẫu Thượng Ngàn lại vào khoảng cuối thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX với sự kiện Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai và cuộc kháng chiến chống Pháp của ta với hàng loạt phong trào yêu nước nổ ra. Từ các điểm nhìn khác nhau lịch sử ấy còn mang hơi hướng của thời đại và những điều mà tác giả gửi gắm. Ở tác phẩm Đội gạo lên chùa nhà văn Nguyễn Xuân Khánh không quá câu nệ vào các sự kiện lịch sử và tiến
trình xảy ra các sự kiện ấy. Các mốc thời gian chỉ là cái khung hờ để nhà văn tái hiện lại thời gian của thời đại. Thời gian của câu chuyện kể trong tác phẩm tương đối dài từ những năm chống Pháp trước năm 1945 đến những ngày đầu thống nhất đất nước. Với khoảng thời gian hơn 30 năm nhà văn có điều kiện tái hiện bức tranh toàn cảnh về đời sống người dân đến những biến động về chính trị, tư tưởng, văn hóa của thời kỳ lịch sử hào hùng song cũng đầy đau thương của dân tộc Việt Nam.
Trước hết, các mốc thời gian, diễn tiến thời gian có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho bạn đọc về thời điểm, quá trình xảy ra câu chuyện. Không chỉ có thế, thời gian cũng là một cách bộc lộ tâm trạng, bộc lộ tình cảm, bộc lộ một thái độ, một cách nhìn của con người về hiện thực. Tương tự, trong tiểu thuyết, thời gian nghệ thuật cũng có nhiều dạng thức khác nhau. Trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, thời gian luôn luôn tồn tại nhƣ một nhân tố tích cực phục vụ cho ý đồ của nhà văn trong việc dẫn các sự kiện. Nhà văn thường dồn nén các sự kiện vào một điểm sau đó tách ra từng mảnh nhỏ, tạo nên cái nhìn bao quát, tạo thuận lợi cho người đọc theo dõi toàn bộ diễn biến câu chuyện, đặc biệt là với đặc thù dung lượng lớn của tiểu thuyết giúp người đọc dễ dàng nắm bắt và ghi nhớ sự kiện. Trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa thể hiện rõ ở nhân vật Tây lai Bernard, chính sự biến động của thời cuộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp mà cuộc đời hắn đã thay đổi. Tác giả nhắc đến rất ngắn gọn sự kiện mang tính chất thông báo: Kể câu chuyện về "lai lịch”
của Tây lai Bernard đƣợc sinh ra và lớn lên, sống trên đất An Nam cho đến khi “Hắn đang chuẩn bị thi tú tài thì nổ ra cuộc đảo chính mồng 9 tháng 3 năm 1945: Nhật đảo chính Pháp” (...) Cho đến ngày Cách mạng tháng tám năm 1945(...)Từ ngày Nhật đảo chính đến ngày cách mạng, tính kỹ ra đƣợc năm tháng mười ngày. Chỉ hơn năm tháng một chút” [16, tr.53-54]. Tác giả
dành trọn phần 3 của chương 1 để nói về cuộc hành trình lột xác đến “độc ác”
của Tây Lai Bernard, các sự kiện tiếp theo đƣợc tiếp nối.
Nguyễn Xuân Khánh đã lồng các sự kiện lịch sử gắn liền với sự phát triển của số phận nhân vật, theo diễn biến cốt truyện các nhân vật cảm nhận thời gian bằng những sự kiện lịch sử mang tầm vóc dân tộc thời đại. Đó có thể là thời gian từ khi nhân vật bắt đầu suy nghĩ về số phận cá nhân, dân tộc.
An đến với chùa sau khi chứng kiến cảnh cha mẹ bị giết trong một trận càn của giặc Pháp. An cùng chị đã trải qua cuộc trốn chạy kinh hoàng và cuối cùng được nương tựa dưới bóng từ bi của sư Vô Úy, của ngôi chùa Sọ. Những ngày đầu ở chùa, cả ngày An không nói một tiếng, An trong sáng, thánh thiện đƣợc sƣ Vô Úy dạy giáo lý nhà Phật, học chữ nho lần đầu tiên đƣợc sƣ Vô Úy dạy những điều cao siêu về giáo lý nhà Phật nên An không khỏi ngơ ngác và bỡ ngỡ. Sống trong thời kỳ bão táp của lịch sử, An cũng nhƣ sƣ cụ Vô Úy và những người dân bé nhỏ làng Sọ đều phải gánh chịu “kiếp nạn”. An đã chứng kiến, tham dự và trải qua những năm tháng đắng cay trước những biến động của lịch sử: cha mẹ bị giết và chính thời gian ở chùa đã giúp An ngày càng trưởng thành và thấm nhuần giáo lý nhà Phật, trở thành một đệ tử thuần hạnh.
Được học tập, rèn luyện và tu dưỡng An đã dần trưởng thành trong suy nghĩ.
Chứng kiến sự gặp gỡ của Sƣ Thúc Vô Trần và Sƣ Vô Úy. An đã nghĩ “ có lẽ trực giác đã mách bảo tôi rằng mỗi người có riêng một số phận, và số phận của tôi chẳng giống của ông”[16,tr.168]. Nguyễn Xuân Khánh để cho nhân vật của ông lớn dần lên qua thăng trầm của cuộc sống. Cuộc sống càng cam go thì con người càng phải vững vàng để đương đầu và vượt qua. Cuộc sống của An là những chuỗi ngày dài chứng kiến bao nhiêu sự kiện diễn ra trong cuộc đời mình. Chị em bị phân tán mỗi người một nơi, chứng kiến sư cụ Vô Úy bị bắt, bị giải lên huyện, một mình chăm sóc sƣ cụ sau khi từ phòng nhì về và thê thảm hơn là bị bắt đi cải tạo ở trại cải tạo số 2 cho đến khi chính phủ
sửa sai hai thầy trò mới đƣợc về chùa. Nguyễn Xuân Khánh để cho nhân vật của mình chứng kiến và trải qua mấy “kiếp nạn” trải nghiệm ngày càng chín chắn, kể cả trong suy nghĩ, từ tốn, khiêm nhường trong hành động và lời nói toát lên tinh thần từ bi hỉ xả Phật giáo. Cũng nhƣ việc tham gia vào chiến trường làm một nghĩa vụ với quê hương đất nước. Nhưng đây là một việc chƣa xảy ra bao giờ bởi lẽ đối với nhà chùa việc đối nhân xử thế theo Phật pháp là từ, bi, hỉ, xả đối lập hoàn toàn với cảnh giết chóc nơi chiến trường.
Việc cởi bỏ bộ quần áo tu hành với lời dạy của đức Phật để khoác lên mình bộ quân phục là điều khá khó khăn với An. An đã suy nghĩ rất nhiều, có khi đứng trước sự lựa chọn này An hỏi ý kiến Sư Vô Úy việc xã tổ chức lễ liên hoan xuất tam bảo cho An “Làm lễ xuất tam bảo tức là chúng tôi giải phóng cho anh đó” “tôi vào chùa là tự nguyện, có bị ai cƣỡng bức đâu mà giải phóng”.
Phật giáo là một lối sống. Mà đã là lối sống thì tu ở chùa cũng đƣợc, tu ở ngoài cũng được” “vậy là con có thể tu ngay giữa chiến trường”. “Đã là người thì phải biết ta sinh ra từ đâu và đời sống tinh thần ta ra sao. Con sinh ra là người Việt thì phải có bổn phận với đất Việt. Con lại là Phật tử, vậy phải có trách nhiệm Phật tử” [16, tr.652]. An đã không ngần ngại nhận nhiệm vụ mặc dù cuộc sống nơi binh đao lửa đạn khác xa với những điều đƣợc học trong chùa. Khi vào nhập ngũ chiến trường An luôn ý thức về những việc mình sẽ làm, trong An lúc nào cũng suy nghĩ về số phận cá nhân, dân tộc “Tôi cứ ngẫn nghĩ mãi về số phận của tôi. Thật đáng ngạc nhiên. Tôi đang là sƣ, bỗng nhiên trở thành người lính. Ngạc nhiên ở chỗ người tu hành lấy đức từ bi làm cơ bản, thậm chí thương xót đến cả sinh mạng của con sâu cái kiến; còn người lính lấy sự tiêu diệt kẻ thù làm cơ bản, ai đứng trước mũi súng chống lại ta đều bị giết, bất kể kẻ đó thế nào”[16, tr.714].
Những ngày ở chiến trường đã cho An những bài học sâu sắc về cuộc sống, về sự lựa chọn sinh tử, về sự trải nghiệm. Sống ở cuộc đời chính là đang
làm một cuộc hành hương. Hành hương không chỉ tìm đến một nơi chốn, mà là qua cuộc du hành ấy tìm thấy đƣợc sức mạnh linh thiêng ngay chính trong tâm hồn mình. Ý nghĩa các cuộc hành hương tốt đẹp là ở chỗ nó làm biến đổi hẳn sự thức nhận ấy lên một tầm cao. Ở đó con người trở nên cao thượng hơn, sâu sắc hơn, khoáng đạt hơn, từ bi hơn. Có thể thấy trong mỗi hoàn cảnh cụ thể con người cần có và cần đưa ra những quyết định, những hành động cụ thể sao cho thật phù hợp, thật đúng. Chính vì thế đứng trước vận mệnh của đất nước, trước sự sinh tử của đồng đội ở chiến trường An không còn nổ súng lên trời nữa mà biết nhằm vào kẻ địch- kẻ đã bắn chết đồng đội của An và đang cố tiêu diệt chính An. Có thể thấy An từ khi vào chùa chứng kiến nhiều biến cố và trải qua bao “kiếp nạn” đến khi nhập ngũ vào chiến trường. An đã hoàn toàn lột xác và trưởng thành. Đó là hành trình thời gian đầy chiêm nghiệm và trải nghiệm mới có đƣợc.
Theo dòng sự kiện của tác phẩm ta còn chứng kiến một Tây lai Bernard, xuất hiện là sỹ quan phòng nhì, con của bà Thu người Việt lấy chồng Pháp sau đó sinh ra Bernard, trái ngƣợc với An, theo thời gian của cuộc chiến tranh giành độc lập, Bernard đã hoàn toàn “lột xác” và trở nên độc ác tàn bạo. Sự kiện cuộc đảo chính mồng 9 tháng 3 năm 1945: Nhật đảo chính Pháp, cách mạng tháng tám năm 1945 cho đến năm 1946 đến khi cuộc chiến tranh Pháp Việt nổ ra thì cuộc đời Bernard bước sang một trang mới với hành trình đầy tội ác mà mình gây ra. Thay vì chọn con đường chính diện, Bernard đã chọn con đường phản diện để đẩy cuộc sống mình đến cái chết, hậu quả của việc làm quá sức chịu đựng, không theo luân thường đạo lý, để hận thù nối tiếp hận thù gây ra cái chết cho nhiều người. Thời gian đã làm Bernard đi từ hành động sai này đến cái sai khác trong cuộc đấu tranh phi nghĩa.
Thời gian bước vào chiến trường gian khổ với thực dân Pháp được tác giả tóm tắt: “ngày mười hai(...) ngày mười lăm (...) ngày mười tám, đang đêm
súng nổ đì đùng ở đầu làng...” (...) ngày hai mươi nhăm (...) ngày ba mươi, đang đêm, súng máy nổ ran...”. Năm 1954 giải phóng thủ đô... Thời gian trong hơn tám trăm trang sách của Đội gạo lên chùa là thời gian của những biến động lịch sử cũng nhƣ những thăng trầm của một tôn giáo- Đạo Phật.
Người đọc không chỉ thấy thời gian lịch sử đóng khung trong những sự kiện lịch sử của thế kỷ XX mà thời gian còn gắn liền với các nhân vật trong sự đan xen, tâm lý, đồng hiện giúp cho người đọc thấy được sự song hành của văn hóa (cụ thể là đạo Phật) và dân tộc trong những bước đi lịch sử.
Thời gian sự kiện còn đƣợc tác giả miêu tả sau thời kỳ kháng chiến chống pháp đến quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, rồi đến cuộc chiến tranh chống mỹ cứu nước và cuối cùng thực hiện tổng kết dọc cho thân phận của Phật giáo- nhân vật trung tâm trong toàn bộ tác phẩm. Bước ra khỏi hai cuộc biến động, thời gian sự kiện đƣợc tác giả khắc họa qua các sự kiện liên tiếp, phủ ập, các câu chuyện đƣợc đan cài từ quá khứ đến hiện tại cho đến kết thúc là khoảng thời gian dài với những biến động thăng trầm của lịch sử, nhƣng không chỉ đóng khung trong các sự kiện đó. Các nhân vật đƣợc trải nghiệm với đầy đủ những thăng trầm, biến động của thời cuộc để rồi trưởng thành hơn (An), câu chuyện của thời gian kết thúc buồn, nhƣng ấm áp, đầy nhân bản trong hành trình tiềm kiếm những giá trị đích thực trong cuộc sống, đó là cái thiện, giúp con người xích lại gần nhau, cùng nhau bước tiếp giữa cõi đời để hướng tới tương lai.